会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd uefa europa league】Thủ tướng phát biểu kết luận hội nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế!

【kqbd uefa europa league】Thủ tướng phát biểu kết luận hội nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế

时间:2025-01-11 03:48:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:306次

thủ tướng nguyễn xuân phúc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Thưa tất cả quý vị đại biểu!

Trong buối sáng,ủtướngphátbiểukếtluậnhộinghịBanChỉđạoquốcgiavềhộinhậpquốctếkqbd uefa europa league chúng ta đã nghe nhiều nội dung trao đổi, thảo luận rất thiết thực, hiệu quả; trong đó có nhiều ý kiến của các tổ chức quốc tế, của các bộ, ngành, địa phương, đóng góp trách nhiệm, tâm huyết, sâu sắc về 3 trụ cột hội nhập: (i) chính trị, an ninh, quốc phòng; (ii) kinh tế; (iii) văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.

Tôi đánh giá cao việc tổng kết của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế đã nêu một cách khá đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được, và đặc biệt là phân tích những tồn tại, yếu kém, bất cập và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc về hội nhập quốc tế trong 5 năm qua cũng như cách thức hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia từ 2014 đến nay.

Tại hội nghị này, các vị đại biểu khuyến nghị các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế một cách toàn diện, tổng thể, liên ngành, góp phần hoàn thành thắng lợi các kế hoạch năm 2019 và giai đoạn 2016 - 2020, chuẩn bị xây dựng Chiến lược 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển 5 năm 2021 – 2025 và tầm nhìn xa hơn, trong và ngoài quốc tế.

I. Đánh giá chung 5 năm hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế của Việt Nam đã xuất hiện từ lâu và có bề dầy lịch sử phong phú. Cách đây gần 400 năm, Hội An là một cửa khẩu giao thương quốc tế thời Nhà Nguyễn hết sức sầm uất. Nhất là từ sau cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và giành được chính quyền về tay nhân dân, Bác Hồ của chúng ta đã gửi thư tới Tổng thống Tru-man về quan hệ với Hoa Kỳ và với một số nước. Từ đó tới nay, hội nhập luôn là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, nhưng cũng phù hợp với các sắc thái riêng của từng giai đoạn phát triển của đất nước. Từ Đại hội XI, Đảng ta xác định đường lối hội nhập toàn diện và Bộ Chính trị (BCT) đã có Nghị quyết 22/2013 về hội nhập quốc tế.

Kiểm điểm hội nhập quốc tế trong 5 năm qua, theo 5 mục tiêu của Nghị quyết 22/2013 của BCT, Hội nhập quốc tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc và có những đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực, như các đồng chí đã nêu. Sau đây, tôi xin nêu 4 kết quả nổi bật:

Một là, Hội nhập quốc tế đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển. Giữ vững môi trường chính trị xã hội ổn định. Quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt Nam. Bảo toàn và phát huy đoàn kết dân tộc. Đây là thành tựu rất quan trọng, mang tính nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội và mọi lĩnh vực, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.

Trong 5 năm qua, chúng ta đã đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định. Phát triển nhiều quan hệ đối tác đặc biệt, quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác toàn diện, tạo thế “đan xen” lợi ích, phát huy “điểm đồng” trong quan hệ, đặc biệt với các nước trong Hội đồng Bảo an, các nước G20, G7... Mạng lưới quan hệ với các đối tác là các tổ chức quốc tế, các cơ chế hợp tác khu vực (WB, IMF, ADB, UNDP, JICA, AMCHAM, EUROCHAM…) cũng được hình thành, phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược/toàn diện với 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, toàn bộ nhóm G7 và 16/20 nước G20. Đây đều là các đối tác thương mại, đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chỉ tính riêng 5 nước Hội đồng bảo an và G7, chiếm gần 27% tổng vốn đầu tư FDI; chiếm 50% tổng kim ngạch thương mại 2017 và đang có mức tăng bình quân 10 - 12%/năm.

Việt Nam có những đóng góp tích cực, quan trọng tại các diễn đàn quốc tế Liên Hợp quốc, ASEAN, ASEM… Những Hội nghị Việt Nam tổ chức gần đây đã có ý nhĩa tốt, như APEC 2017, WEF-ASEAN 2018 và Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (2/2019) có tác động tích cực, quảng bá hình ảnh quốc gia, đóng góp vào sự hòa bình, phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Hội nhập của chúng ta đi vào giai đoạn cao hơn, thực chất hơn với vai trò thúc đẩy đối thoại, hòa giải và tìm những hướng đi mới. Tin cậy chính trị của ta với các đối tác ngày càng gia tăng; uy tín, vị thế của đất nước không ngừng được nâng lên; năng lực chúng ta được khẳng định, đóng góp của nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Hai là, qua hội nhập, chúng ta kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Chúng ta không né tránh những khác biệt, mà luôn chủ động đối thoại và đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình.

Việt Nam luôn chủ trương thúc đẩy hòa bình, ổn định, kể cả khi có những vấn đề rất khác nhau trong khu vực nhưng vì lợi ích chung và sự phát triển phồn vinh của từng quốc gia, khu vực và toàn cầu, chúng ta cũng kiên trì thúc đẩy hoà bình, ổn định để cùng phát triển.

Ba là, hội nhập quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Hội nhập đã thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc gia, phát huy vai trò “Chính phủ kiến tạo phát triển”, tạo lập môi trường kinh doanh thực sự minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.

Chúng ta đã thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành những khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại song phương, đa phương, trong đó có xây dựng Cộng đồng ASEAN (12/2015). Đến nay, đã có tổng cộng 71 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chúng ta đang thực thi 11 FTA có hiệu lực. Hiệp định EVFTA đang thúc đẩy, hợp tác với EU thông qua sớm. Chúng ta cũng đang đàm phán 4 FTA khác. Nhìn chung, các FTA này là cơ sở, là nền tảng quan trọng để nhiều hàng hóa, dịch vụ của ta tiếp cận ưu đãi cao với 59 thị trường đối tác; tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư FDI và tạo việc làm, phát triển kinh tế… Qua tổng kết 30 năm thu hút, sử dụng FDI (1998 - 2018), Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển đất nước, giải quyết việc làm, củng cố quốc phòng an ninh.

Bốn là, nhận thức về hội nhập quốc tế của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân ngày càng sâu sắc hơn và có những bước tiến vượt bậc. Chúng ta nhận thức rõ, hội nhập luôn gắn liền với quá trình đổi mới, phát triển đất nước trên cả ba trụ cột: chính trị-đối ngoại, kinh tế, văn hóa xã hội. Từ chỗ là thành viên nỗ lực phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình, chúng ta đã tiến đến “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, xây dựng, định hình các thể chế đa phương”.

Sự phát triển về nhận thức này thể hiện rõ trong: (i) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản định hướng, tạo hành lang pháp lý cho hội nhập quốc tế (ii) Hoạt động hiệu quả của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế cùng 3 ban chỉ đạo liên ngành. (iii) Chúng ta đã đảm đương thành công trọng trách chủ nhà của APEC 2017, WEF ASEAN 2018, Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng Thống Trump của Hoa Kỳ và Chủ tịch Kim của Triều Tiên (2/2019),...

Những con số mà quý vị đã biết là những con số biết nói về kết quả phát triển kinh tế - xã hội về mọi mặt.

Năm 2018, Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD. Từ một nước nhập siêu liên tục, nước ta đã trở thành một nước xuất siêu liên tục cao trong thời gian 3 năm gần đây. Trong điều kiện bảo hộ thương mại, cạnh tranh gay gắt, chúng ta vẫn cố gắng vượt qua để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút khách du lịch quốc tế tăng mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, giảm nhanh. Năm 2018, xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII cao nhất từ trước đến nay (xếp thứ 45/126 quốc gia và nền kinh tế, tăng 2 bậc so với 2017); Việt Nam được đánh giá là trong Top 10 quốc gia có hệ thống giáo dục hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong 5 năm qua, năng suất lao động bình quân hàng năm tăng gần 6%, chỉ số Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng trung bình hàng năm 40%; Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) tăng thêm 8 điểm. [1]

Từ những con số và kết quả nêu trên, chúng ta khẳng định:

(i) Chủ trương hội nhập quốc tế là đúng đắn và chúng ta có thêm tự tin tiếp tục triển khai ngày càng hiệu quả ở tâm thế và tầm mức mới, cao hơn;

(ii) Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng làm cho “nội lực” quốc gia mạnh hơn và tác động trở lại làm cho hội nhập quốc tế thành công hơn.

(iii) Hội nhập đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập thể hiện vai trò là một trong những động lực quan trọng cho phát triển nhanh, bền vững;

(iv) Qua hội nhập quốc tế, chúng ta khẳng định và truyền thông với cộng đồng quốc tế hình ảnh về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, hòa bình, năng động, thân thiện, mến khách, đang vươn lên mạnh mẽ, tích cực và có năng lực đóng góp có trách nhiệm cho những lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Thay mặt Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia, tôi ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực và kết quả to lớn đạt được của các cấp, các ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và người dân, đặc biệt biểu dương các các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo trong suốt 5 năm qua, đã góp phần quan trọng vào sự thành công toàn diện của đất nước.

Nhân dịp này, tôi trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của cộng đồng quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế đối với đất nước và nhân dân Việt Nam; đồng thời luôn đồng hành cùng Việt Nam trong giải quyết các vấn đề khu vực, toàn cầu.

Thưa quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí,

Việt Nam có câu “Thắng không kiêu, bại không nản”. Hôm nay, chúng ta phải thẳng thắn về những hạn chế, yếu kém, thua thiệt cần rút kinh nghiệm sâu sắc để khắc phục và làm tốt hơn. Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia đã nêu toàn diện, các tham luận đã nêu nhiều ý kiến rất cụ thể. Tôi nêu một số điểm bất cập để ta rút kinh nghiệm chung trong phạm vi từng địa phương, từng đơn vị và cả nước:

(1) Trong hội nhập quốc tế ngày càng phổ biến nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở, trong khi có những lúc tư duy của ta chưa đủ nhạy bén, linh hoạt để theo kịp xu thế này.

Trong hội nhập, vị thế địa chiến lược và địa kinh tế của Việt Nam chưa được khai thác tối đa và cách tiếp cận trong một số vấn đề còn chưa đủ tự tin, quyết đoán, nhất là tính kịp thời, tính phổ cập trong toàn dân.

(2) Hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương chưa cao cùng với những hạn chế về trình độ quản lý trở thành những cản trở phát triển, những kẽ hở cho những thua thiệt (các vụ kiện, tranh chấp quốc tế). Đặc biệt là trong bối cảnh môi trường thế giới biến động phức tạp và hội nhập đã đi sâu vào từng cấp, từng ngành, nhất là các địa phương và cần có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và người dân.

(3) Việc theo dõi, triển khai, đôn đốc thực hiện các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã có nhiều tiến bộ, song ký nhiều thực hiện còn ít, hiệu quả triển khai kết quả, thỏa thuận của một số chuyến thăm, tiếp khách quốc tế của lãnh đạo Đảng, Nhà nước còn hạn chế. Nhiều đối tác, khu vực, mặc dù ta đã ký FTA với nhiều ưu đãi cao, nhưng kết quả mở rộng thị trường xuất khẩu còn hạn chế, vẫn còn nhập siêu lớn.

(4) Công tác triển khai chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về hội nhập quốc tế vẫn còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm và sớm khắc phục. Thông tin cho các doanh nghiệp và người dân về hội nhập quốc tế, các Hiệp định FTA và chuẩn bị các điều kiện cần thiết còn hạn chế và chậm chạp.

(5) Công tác nghiên cứu và dự báo nhìn chung còn bị động; chưa lường hết được một số biến động ở các khu vực và điều chỉnh chính sách của các nước; đặc biệt đối với các cơ quan nghiên cứu, quản lý chưa có nhiều đề xuất, sáng kiến mang tính chất đột phá, đổi mới.

II. Một số điểm về phương hướng hội nhập quốc tế:

1. Về bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước thời gian tới.

Nhìn chung tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức, cả ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Chúng ta đã nghe bà Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhiều lần đề cập về “những đám mây đen” bao phủ thế giới (kinh tế, thương mại toàn cầu suy giảm; cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung; nợ công lớn của các quốc gia); cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn gay gắt, bảo hộ tiếp diễn ở nhiều nơi; kinh tế, thương mại toàn cầu dự báo tăng trưởng chậm với nhiều rủi ro; an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng... ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia.

Tình hình trong nước, bản thân nội tại nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém, trong khi độ mở của nền kinh tế rất cao (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt quá 200% GDP) và hội nhập quốc tế ngày càng tác động sâu rộng dưới tác động của cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) và phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và những lĩnh vực khoa học công nghệ mới.

Tôi đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia, từng đồng chí thành viên đặc biệt lưu ý vấn đề này, tuyệt đối không được chủ quan với kết quả đạt được, tập trung theo sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách, chính sách phù hợp, kịp thời hơn.

2. Sau đây, tôi lưu ý một số vấn đề lớn đặt ra đối với đất nước:

Thứ nhất, môi trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp; hợp tác và cạnh tranh luôn đan xen, biến đổi linh hoạt và cạnh tranh gay gắt, quyết liệt trong khu vực, trên thế giới. Tất cả đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đối với hội nhập quốc tế của ta. Trong đó gìn giữ môi trường hòa bình cho phát triển và nguy cơ tụt hậu luôn là những thách thức thường xuyên, rất to lớn đối với tất cả chúng ta.

Về kinh tế, thương mại, tự do hóa và mở cửa thị trường đi đôi với những hình thức bảo hộ tinh vi hơn thông qua những hàng rào kỹ thuật của nhiều nước[2]. Số lượng các vụ khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế gia tăng. Qua đó tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lao động, việc làm, thu nhập, đời sống.

Về chính trị, an ninh, nguy cơ xung đột, tranh chấp gia tăng, cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực gay gắt… có thể ảnh hưởng đến môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Trong khi đó, các thế lực xấu không ngừng chống phá; tội phạm khủng bố, ma túy, buôn người, tội phạm công nghệ cao… diễn biến rất phức tạp.

Tôi đề nghị các đồng chí đặc biệt lưu tâm những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn của đất nước để có đối sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội - đây vốn là thế mạnh, là ưu điểm lớn thời gian qua của Việt Nam trong khu vực, thế giới.

Về văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác, chúng ta hội nhập nhưng không hòa tan, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Thời gian vừa qua, đã xuất hiện một số biểu hiện phản cảm, lệch lạc, đạo đức, văn hóa xuống cấp, một phần do tác động mặt trái của hội nhập mang lại. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ đạt được những kết quả tốt nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém mà chúng ta phải sớm khắc phục để hội nhập hiệu quả, thành công hơn.

Đặc biệt, khoa học công nghệ phát triển trong cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội lớn, nhưng cũng vừa là thách thức rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt kịp thời hơn, không để bị tụt lại phía sau. Cạnh tranh với vai trò dẫn dắt sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như các lợi ích từ việc đặt nền móng cho phát triển ứng dụng công nghệ cao (công nghệ cho 5G…), phát triển kinh tế số đặt ra nhiều vấn đề cho chúng ta cần phải quan tâm và xử lý thấu đáo.

Thứ hai, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn cũng đặt nước ta vào vị trí có thể bị tác động nhanh hơn, cạnh tranh mạnh hơn bởi những biến động quốc tế. Đây là những vấn đề chúng ta phải hết sức chú trọng, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, để hội nhập thực sự đóng góp tích cực nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới.

Thứ ba, sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của ta dù đã lớn mạnh hơn nhiều nhưng quy mô vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, hạn chế; nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn hiện hữu. Công tác xây dựng năng lực hội nhập ở trong nước còn chưa đáp ứng những yêu cầu đặt ra, nhất là tranh thủ hiệu quả những cơ hội mà hội nhập mang lại.

Năng lực cạnh tranh của ta còn thấp. Một số ngành sản xuất đang đứng trước những thách thức lớn từ dỡ bỏ bảo hộ trong quá trình hội nhập, như mía đường, chăn nuôi… và thách thức từ khoa học công nghệ, CMCN 4.0 như dệt may, da giầy, nông nghiệp, chế biến, chế tạo, điện tử… Nhiều chỉ số môi trường kinh doanh còn khoảng cách khá xa so với các nước ASEAN-4, chưa nói đến chuẩn mực OECD. Hiệu quả hội nhập ở cấp địa phương, doanh nghiệp còn có những hạn chế, một phần do công tác thông tin, hỗ trợ còn thiếu, phần khác do một số nơi vẫn còn tâm lý thụ động, chờ đợi vào trung ương. Những vấn đề lớn như vậy cần quán triệt tốt hơn, hiểu biết rõ hơn.

Thứ tư, tôi đề nghị các đồng chí cần đặc biệt lưu ý những yêu cầu mới về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương: “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, xây dựng, định hình các thể chế đa phương”. Đây là yêu cầu mới, rất cao và rất quan trọng đối với đất nước.

3. Định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Để đáp ứng yêu cầu mang tính nguyên tắc của hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới, tôi đề nghị thực hiện 3 phương châm là: (i) nâng tầm, (ii) toàn diện và sâu rộng, (iii) đổi mới sáng tạo và hiệu quả.

Trước hết, chúng ta phải tiếp tục nâng tầm nhận thức, tư duy về hội nhập theo tinh thần chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng, định hình các cơ chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế. Qua đó nâng cao vị thế quốc tế, vai trò quan trọng của Việt Nam. Từ đây tôi cũng phải lưu ý các đồng chí là quan hệ quốc tế đa phương của Việt Nam là từ hợp tác với Trung Quốc, Hoa Kỳ đến Nga, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN... nâng tầm ngay cả trong tư duy đến hành động cụ thể.

Chúng ta phải hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng để phát huy tối đa nội lực, huy động và sử dụng hiệu quả ngoại lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và khả năng thích ứng của đất nước. Riêng đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh này đã là một chủ đề chúng ta suy nghĩ và hành động.

Trong bối cảnh hiện nay, các cấp, các ngành phải tập trung đổi mới sáng tạo và hiệu quả, coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể của hội nhập quốc tế, hình thành thực sự văn hóa hội nhập.

Trước tiên là đổi mới sáng tạo; thứ hai doanh nghiệp và người dân là chủ thể của hội nhập quốc tế, nếu như các cấp uỷ chính quyền, các cấp bộ ngành không quan tâm tới những đối tượng chủ thể hội nhập là người dân và doanh nghiệp thì chúng ta không thành công. Như vậy, các cơ quan nhà nước phải đổi mới, phải bám sát vào để hỗ trợ, tạo điều kiện, tạo niềm tin đối với người dân và doanh nghiệp.

Nhiệm vụ hội nhập quốc tế thời gian tới, trong báo cáo các đồng chí đã nêu cụ thể, sau đây tôi nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm:

Thứ nhất, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và chỉ có thể thành công khi có sự tham gia tích cực, sáng tạo, hiệu quả của các doanh nghiệp và người dân. Chúng ta cần chú trọng “tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả, vì phát triển nhanh và bền vững” Trong chủ đề hôm nay thảo luận đã nêu hết sức rõ: đã hội nhập rồi thì không để bị động mà phải chủ động để "phát triển nhanh và bền vững" chứ không phải lúc trồi, lúc sụt như tình trạng một số nơi đang gặp phải. Ban Chỉ đạo cũng đã nêu rõ: hội nhập phải theo quy mô và tốc độ phù hợp với năng lực và lợi ích của đất nước, đó là tính toán cần thiết nhưng mặt khác, chúng ta không thể chờ đợi, để nhìn các thời cơ lần lượt trôi qua, mà vấn đề quan trọng là phải nắm bắt thời cơ.

Trong vấn đề này, chúng ta đang chuẩn bị Văn kiện của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII, chúng ta cũng cần góp ý vào Báo cáo Chính trị cũng như Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030, cần nhấn mạnh thời cơ, không để thụ động bị động.

Trong đó, có việc quán triệt sâu sắc và đưa tinh thần hội nhập quốc tế chủ động, tích cực, toàn diện, hiệu quả trong giai đoạn tới vào các văn kiện của Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc thứ XIII; xây dựng tầm nhìn 2030 (100 năm thành lập Đảng) lúc đó nước ta phải cơ bản trở thành nước phát triển theo hướng hiện đại có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 (100 năm thành lập Nước), trở thành nước công nghiệp phát triển, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tôi nói quan điểm này, tình hình khái quát này để các cấp các ngành, địa phương cần quán triệt trong quá trình thảo luận văn kiện đại hội Đảng các cấp.

Thứ hai, cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cần quyết liệt vào cuộc, quyết tâm đổi mới, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh hội nhập trên tinh thần Nghị quyết 22 của BCT, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương” và các Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch công tác hội nhập của Chính phủ đã ban hành.

Thứ ba, về hội nhập về kinh tế, phải làm cho nội lực phải mạnh lên là nhiệm vụ trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải hỗ trợ cho hội nhập kinh tế. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nâng cao năng lực nội tại và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế.

Những vấn đề như vậy, những đột phá chiến lược, nâng cao sức cạnh tranh trong cuộc CMCN 4.0 và vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ,... là những vấn đề rất lớn để tiếp tục đẩy mạnh hội nhập ngày càng sâu rộng, hiệu quả.

Tinh thần là phấn đấu đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam, năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tương đương với trung bình các nước ASEAN 4 và phấn đấu từng bước tiệm cận các tiêu chuẩn OECD. Tôi đưa ra yêu cầu cao ra như vậy để các cấp các ngành phải tính toán thúc đẩy mạnh mẽ hơn để đưa đất nước tiến lên.

Cùng những việc trên, tôi đề nghị các đồng chí cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đề án dài hạn đánh giá sớm và đúng tình hình, những vấn đề trọng tâm đặt ra và kiến nghị lộ trình phù hợp, kể cả những bước đi chủ động hội nhập, mở cửa cạnh tranh đặc biệt là đưa các FTA, mà gần đây nhất là CPTPP và EVFTA cùng triển khai có hiệu quả trong đó các cấp, các ngành đặc biệt chú ý tăng cường thông tin, hỗ trợ cho địa phương, doanh nghiệp.

Một nội dung rất lớn trong vấn đề này đó là thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Hiện nay Bộ BCT đã giao cho Chính phủ. Tôi và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương góp ý xây dựng dự thảo nghị quyết tăng cường hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Trong đó chú trọng các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, chuyển giao công nghệ, mang lại lợi ích cả trước mắt và lâu dài cho đất nước.

Đây là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta coi trọng FDI, coi trọng các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của phát triển đất nước. Chúng ta muốn khắc phục những bất cập của FDI hiện nay để tiếp tục hợp tác FDI mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đầu tư, tôi đề nghị các đồng chí, đặc biệt lưu ý nâng cao năng lực phòng chống, giải quyết, xử lý các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về thương mại, đầu tư quốc tế, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ luật sư, cán bộ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đất nước, người dân, doanh nghiệp. Đây là yêu cầu khi hội nhập, chúng ta thiếu hẳn đội ngũ cần thiết này.

Trong đó, tôi đề nghị các đồng chí cấp địa phương là: Trung ương đã phân cấp cho các tỉnh, địa phương quyền cấp giấy phép, quản lý đầu tư FDI (có dự án lên tới hàng tỷ USD), nhưng ở cấp địa phương phải đáp ứng yêu cầu về nắm vững pháp luật để quản lý, không để sơ hở sẽ dẫn đến tranh chấp quốc tế. Theo các FTA thế hệ mới nhà đầu tư có quyền kiện ra quốc tế nhà nước, chính phủ, chính quyền địa phương. Đề nghị các đồng chí trong cấp uỷ, UBND cấp tỉnh, thành phố chú ý việc này, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan chuyên môn trong quản lý FDI, đào tạo cán bộ để làm công tác này.

Chúng ta cũng nhấn mạnh đến công tác rèn luyện, đào tạo, nâng cao kỹ năng của đội ngũ cán bộ về hội nhập quốc tế, đề cao phẩm chất và năng lực.

Thứ tư, về hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, chúng ta cần phát huy tốt mọi mặt vừa qua, tiếp tục chủ động làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương và đa phương, phát huy mạnh mẽ vai trò của đối ngoại đa phương, phát huy các điểm “đồng” để tăng cường lòng tin và đan xen lợi ích.

Trong đó tính nguyên tắc là kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cần quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách về bảo vệ an ninh, quốc phòng, nhất là Nghị quyết 28 của Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chỉ thị 46 của BCT về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Tôi xin nhấn mạnh là chúng ta giữ gìn môi trường hòa bình, kiên quyết đánh thắng các loại tội phạm kể cả tội khủng bố để Việt Nam là đất nước thân thiện, an toàn cho các nhà đầu tư, cho khách du lịch, cho người dân.

Hôm nay sắp đến ngày 30/4 và cả sau này, tôi yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng chú trọng phòng ngừa, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động bất ngờ. Tập trung thúc đẩy hợp tác có trọng tâm, trọng điểm nhằm bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển, an ninh trật tự trong nước; tranh thủ hội nhập để tiếp tục nâng cao năng lực an ninh, quốc phòng, năng lực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc và xử lý những vấn đề quan tâm như an ninh biển, hậu quả chiến tranh, phòng chống tội phạm…

Thứ năm, về hội nhập trong lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Các đồng chí cần luôn nhận thức sâu sắc rằng công nghệ và nhân tài sẽ quyết định thành công trong cạnh tranh thế kỷ 21. Tôi xin nhắc lại điều này. Do đó, chúng ta cần chú trọng việc chủ động học hỏi và nâng cao nội lực phù hợp với những thông lệ, chuẩn mực chung.

Tập trung hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học và dạy nghề ngang tầm chất lượng và phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CMCN 4.0. Đồng thời, cần đặc biệt chú ý đến đội ngũ thanh niên, tri thức trẻ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cần được trân trọng và phát huy, kết nối.

Trong hội nhập, chúng ta đẩy mạnh chủ động hài hòa về tiêu chuẩn, chất lượng và tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ của nước ngoài. Trong vấn đề môi trường lao động, cần chủ động nghiên cứu khả năng phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại của Tổ chức Lao động quốc tế phù hợp với tình hình của Việt Nam cũng như cần chú ý các nội dung này trong các FTA song phương, đa phương Việt Nam đã, đang hoặc sẽ tham gia. Chúng ta phải thực hiện tốt các công ước mà Việt Nam là thành viên.

Thứ sáu, tôi nhấn mạnh điểm rất quan trọng là tạo mọi điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, doanh nghiệp trong công tác hội nhập quốc tế. “Dư địa” phát triển lớn nhất nằm ở ngay trong sự nỗ lực không ngừng, sức sáng tạo vô hạn của mỗi doanh nghiệp, người dân Việt.

Địa phương, doanh nghiệp, người dân là chủ thể trung tâm của hội nhập và phải được thụ hưởng thành quả của hội nhập (không ai bị bỏ lại phía sau). Do đó, các bộ, ngành trung ương phải rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp, các quy định về thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư, kinh doanh và xây dựng hệ thống thông tin hội nhập trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về thị trường, thương mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch…;

Tôi yêu cầu các địa phương phải bảo đảm công khai, minh bạch, sâu sát, tận tâm, lãnh đạo địa phương cần “xắn tay áo vào cuộc”, thực sự hỗ trợ hiệu quả cho chính quyền cấp dưới, người dân, doanh nghiệp để bộ máy chúng ta thực sự phục vụ người dân và doanh nghiệp trong phát triển.

Ngược lại, doanh nghiệp, người dân phải chủ động, tích cực hơn, thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về hội nhập, không để tình trạng vi phạm quy định pháp luật tiếp diễn, ảnh hưởng lớn đến uy tín và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Tôi yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Thông tin truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa, thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác thông tin, hỗ trợ cho địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là về các FTA đã, đang và sẽ ký, các khuôn khổ hợp tác hội nhập quan trọng đã và đang chuẩn bị triển khai.

Các trang thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có vai trò rất hữu ích không chỉ cung cấp thông tin mà còn là kênh hữu ích để tiếp nhận, trao đổi ý kiến, thông tin giữa Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, doanh nghiệp, người dân. Chúng ta chưa chú trọng việc này nhiều, chưa phổ cập thông tin nhiều. Tôi yêu cầu các báo trung ương và địa phương, cả báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử dành thời lượng cần thiết để giới thiệu đến người dân và doanh nghiệp và có chuyên mục về hội nhập quốc tế.

Thưa quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí,

Tôi đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia và các ban chỉ đạo liên ngành các đồng chí rà soát, tiếp tục duy trì việc tổ chức hoạt động của ban theo cơ chế mềm và cán bộ hoạt động kiêm nhiệm; có bộ máy chuyên theo dõi vấn đề hội nhập; đồng thời chú ý kiện toàn bộ máy cả ở cấp Ban chỉ đạo liên ngành cũng như cấp tổ liên ngành - cơ quan giúp việc của ban liên ngành để chúng ta hoạt động hiệu quả hơn nữa, kịp thời góp phần xử lý tốt, hiệu quả những khó khăn vướng mắc, cập nhật tin tức tốt, chỉ đạo đề xuất chính sách kịp thời, một yêu cầu đặt ra.

Hội nghị có kiến nghị của các ngành các hiệp hội các địa phương tôi giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì với các bộ ngành liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng. Công việc thì nhiều, nhưng khi chúng ta có tinh thần "nói ít làm nhiều", hành động cụ thể và kịp thời thì hội nhập quốc tế của ta nhất định sẽ thắng lợi.

Tóm lại, giữ gìn môi trường hoà bình, phát huy sức mạnh nội lực, giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc, đổi mới sáng tạo cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả ở Việt Nam sẽ góp phần tạo nên thành công trong tương lai của đất nước ta.

Tôi tin rằng, từng đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế cùng các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các địa phương luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong quá trình hội nhập tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả quốc gia để nước Việt ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”, hợp tác và phát triển cùng các nước, đối tác để “tạo lập và củng cố nền hòa bình và phồn vinh trên thế giới”, đó là trách nhiệm của chúng ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.

Trên tinh thần ấy tôi chúc các quý vị và đại biểu sức khoẻ và thành công.

Xin cảm ơn các quý vị và đại biểu!

[1] Tăng trưởng GDP bình quân 2014 - 2018 đạt 6,55%; riêng năm 2018 đạt cao nhất là 7,08%; quy mô GDP gấp 1,32 lần so với 2015. GDP bình quân đạt 2.587 USD/người (theo PPP là 7.600 USD)

FDI năm 2018 đạt 36,37 tỷ USD, thực hiện khoảng 19,1 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay; có 165,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động (thành lập mới là 131.275 doanh nghiệp) với tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm là 3.900 nghìn tỷ đồng;

Xuất nhập khẩu đạt kỷ lục mới trong bối cảnh bảo hộ mậu dịch, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung… (năm 2018 xuất khẩu đạt khoảng 243,5 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD, xuất siêu cao nhất, khoảng 6,8 tỷ USD).

Năm 2018, thu hút 15,5 triệu khách du lịch quốc tế, 3 tháng đầu năm 2019 đạt 4,5 triệu, tăng 7%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,35%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%.

[2] Từ 2008 tới nay có trên 4.000 biện pháp bảo hộ thương mại.

Theo Chinhphu.vn

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Fighting wastefulness: a national imperative
  • Khởi tố người phụ nữ cắn vào tay cảnh sát giao thông
  • Ông bố Singapore tàng trữ hàng trăm nghìn ảnh, video khiêu dâm trẻ em
  • Nhân viên Công ty Việt Á câu kết cán bộ bệnh viện ở Cần Thơ tham ô
  • Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
  • Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố 3 tội danh
  • Giám đốc Ban Quản lý dịch vụ công ích TP Nha Trang bị bắt
  • Chuyện tình giả dối đằng sau cái chết của một giám đốc hàng không
推荐内容
  • Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
  • Truy tố giang hồ Thành "Bẹt"
  • Lừa bán đất "ảo", giám đốc bất động sản lĩnh 16 năm tù
  • Phú Quốc: Đâm chết người để trả thù chuyện cũ
  • Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
  • Luật sư xin miễn hình phạt cho cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dù nhân thân xấu