【lich bong hom nay】Bình quân mỗi lao động làm ra gần 80 triệu đồng/năm
Theìnhquânmỗilaođộnglàmragầntriệuđồngnălich bong hom nayo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đều cải thiện theo hướng tăng đều qua các năm. Giai đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng 4,2%.
Năng suất lao động năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010, tuy thấp hơn so với mục tiêu đề ra là tăng 29-32% nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thời kỳ này cao hơn thời kỳ 2006-2010, góp phần thu hẹp dần khoảng cách tương đối so với năng suất lao động của các nước ASEAN.
Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê thừa nhận năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực. Khoảng cách tương đối về năng suất lao động tuy đã giảm đáng kể nhưng khoảng cách tuyệt đối (chênh lệch mức năng suất lao động) giữa Việt Nam với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lại gia tăng.
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Tổng cục Thống kê, là do cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, trong khi năng suất lao động ngành nông nghiệp ở nước ta còn thấp. Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê cho rằng còn một số điểm nghẽn và rào cản về cải cách thể chế và thủ tục hành chính chưa được khắc phục .
Trong một báo cáo thực trạng năng suất lao động được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ hồi tháng 10-2015, cơ quan này cũng cho rằng: Năng suất lao động của Việt Nam trong những năm qua đã cải thiện đáng kể, song điều này vẫn chưa đủ để giảm khoảng cách tuyệt đối về năng suất lao động với các nước. Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, năng suất lao động của Việt Nam tăng chậm hơn dẫn tới sự gia tăng cả về khoảng cách tuyệt đối và tương đối với hai nước trên.
Khoảng cách tương đối về năng suất lao động giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1,3 lần (năm 1994) lên 2,8 lần (năm 2013); giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1,6 lần lên 1,7 lần.
Giả định Việt Nam và một số nước duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình như trong giai đoạn 2007-2012 thì phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan. Trong khi đó, khoảng cách với Trung Quốc lại gia tăng đáng kể.
“Điều này cho thấy thách thức và khó khăn nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp năng suất của các nước” – Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng có 3 phương thức để nâng cao năng suất lao động: Một là đầu tư tài sản và nâng cao chất lượng đầu tư, hai là nâng cao chất lượng và kỹ năng lao động, ba là hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý cho sản xuất kinh doanh và sử dụng hiệu quả nguồn lực.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Vợ có được phép có tài sản riêng sau khi kết hôn?
- ·Khám chữa bệnh vì vụ lợi, một bác sĩ bị tước chứng chỉ hành nghề
- ·Thêm 780 ca Covid
- ·Phát hiện ung thư gan giai đoạn cuối từ bất thường ở chân
- ·Có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự
- ·Nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và xu hướng kinh tế số
- ·Vàng lại giảm giá, chỉ số USD ở mức cao
- ·Nghiên cứu thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp nông sản Việt – Hàn
- ·Miền Trung gặp lũ: đồng bào xin đừng vô cảm
- ·GDP chín tháng năm 2019 tăng cao nhất trong 9 năm
- ·Bệnh tim 10 năm, mẹ nghèo khắc khoải chờ cơ hội cuối cùng
- ·Tín dụng cho BOT giao thông: Ngân hàng phải tính toán và quyết tâm cao
- ·Số ca mắc Covid
- ·Lối sống giúp kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong ở cả nữ và nam giới
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 5/2017
- ·Bé trai chào đời nặng 5,6kg ngang trẻ 2 tháng tuổi
- ·Thói quen ăn rau sống gây nhiễm sán lá gan lớn
- ·5 công ty dược bán thuốc không rõ xuất xứ ở TP.HCM bị xử phạt nặng
- ·Bất lực nhìn con 2 tuổi lịm đi từng ngày
- ·Cụ ông 90 tuổi chia sẻ thói quen buổi sáng giúp sống lâu, sống khỏe