【soi kèo ca la paz】Kỷ nguyên mới quan hệ Iran
Trung Quốc đã đồng ý xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Iran và nhập khẩu dầu của Iran trong thời gian dài. Sự hợp tác này có thể đe dọa vị trí và lợi ích của Nga, khi trước đó Moscow đã thông báo rằng Nga sẽ xây dựng 8 nhà máy năng lượng hạt nhân ở Iran. Vị trí của Nga trên thị trường dầu mỏ ở Trung Quốc, mà bấy lâu nay bị “lép vế” trước các nước Arab, cũng có thể bị ảnh hưởng.
Ngày 23-1-2016, trong chuyến thăm Iran, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã nhất trí nâng cao quan hệ lên tầm “chiến lược”. Một trong 17 thỏa thuận hợp tác mà 2 bên đã ký kết là thỏa thuận về lĩnh vực năng lượng. Theo đó Trung Quốc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở miền nam Iran và Iran sẽ cung cấp dầu dài hạn cho Trung Quốc. Tehran Times cho biết, thỏa thuận có thời hạn 10 năm sẽ làm tăng tổng giá trị thương mại giữa hai nước lên 600 tỷ USD. Tổng thống Iran Rouhani đã gọi cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo 2 nước là "bình minh của một kỷ nguyên mới" trong quan hệ Trung Quốc-Iran.
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Iran trong nhiều năm. Năm 2014, thương mại song phương Trung Quốc- Iran đã đạt khoảng 52 tỷ USD. Và theo lời Tổng thống Rouhani, đến năm 2026, kim ngạch thương mại song phương có thể vượt hơn 55 tỷ USD/năm.
Thị trường dầu mỏ của Nga ở Trung Quốc có bị đe dọa?
Sự trở lại của Iran đã gây nên một “cuộc chiến” mới giữa các nhà cung cấp dầu tại thị trường châu Á, nơi mà Nga đang chiếm thị phần chính.
"Ngay từ đầu có thể thấy rõ ràng là, việc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt Iran sẽ cho phép nước này cung cấp hơn một triệu thùng dầu/ngày cho thị trường Trung Quốc", Georgy Vashchenko, người đứng đầu các hoạt động thị trường chứng khoán Nga tại Công ty đầu tư Freedom Finance cho biết. "Tuy nhiên, điều này hiện chưa ảnh hưởng gì đến tập đoàn dầu khí Rosneft".
Theo ông Ivan Andriyevsky, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kỹ thuật 2K, Thỏa thuận Iran-Trung Quốc về dầu mỏ sẽ không có tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại Nga-Trung Quốc. Bởi lẽ, thứ nhất, dầu của Nga cung cấp có chất lượng tốt hơn dầu ở các nước vùng Vịnh. Thứ hai, dịch vụ hậu cần cung cấp dầu khí của Nga và Iran không chồng chéo lên nhau, ông Andriyevsky nhấn mạnh. Đây là lý do tại sao dầu Iran sẽ không cạnh tranh với dầu mỏ của Nga, nhưng dầu mỏ của nước này sẽ cạnh tranh với các nguồn cung cấp từ Saudi Arabia, Kuwait và các nhà sản xuất khác trong khu vực.
Ai sẽ được hưởng lợi khi lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ? (Tranh minh họa của Dmitry Divin/RBTH). |
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có 2 mặt. Do giá dầu thấp, Iran rất có thể sẽ giành được phần nào đó tại thị trường Trung Quốc. Nhưng các nhà tiêu dùng châu Á sẽ không dại gì mà để ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà cung cấp dầu khác chỉ vì lợi ích của Iran. Họ biết rất rõ là việc giảm giá dầu hiện nay của Iran chỉ là một hiện tượng tạm thời, nhưng đồng thời, nếu không chấp nhận một đề nghị hấp dẫn như vậy ở thời điểm này thì thật “ngu ngốc” về mặt kinh tế.
Đến năm 2020 tổng sản lượng dầu mỏ của Nga xuất sang Trung Quốc sẽ vượt hơn 50 triệu tấn, so với mức 30 triệu tấn năm 2014. Mức dự báo này do Sushant Gupta, một nhà phân tích tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, đưa ra, trong một bài báo đăng trên The Wall Street Journal năm 2015.
Mối đe dọa cho Rosatom ở Iran
Nga và Iran có mối quan hệ kinh doanh gắn bó trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân từ lâu nay, trước khi có chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Tehran sau khi phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran. Chính Tập đoàn Rosatom của Nga đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Busher.
Bên cạnh đó, tháng 11-2014 Moscow và Tehran đã ký một thỏa thuận xây dựng đồng thời 8 nhà máy ở Iran. Đây là thương vụ lớn nhất trong thị trường năng lượng hạt nhân trên thế giới trong những năm gần đây. Thỏa thuận này bao gồm việc xây dựng đầy đủ một nhà máy giai đoạn 2 tại thành phố Bushehr với 2 tổ hợp hạt nhân, có thể được mở rộng thành 4 tổ hợp, và có kế hoạch xây dựng thêm 4 tổ hợp khác nữa.
Đến bây giờ vẫn còn quá sớm để nói về một mối đe dọa từ phía Trung Quốc đối với các dự án hạt nhân của Nga tại Iran. Tuy nhiên, thực tế là thời gian này Trung Quốc đã giành thầu được nhà máy điện hạt nhân, theo ông Vashchenko, là một “dấu hiệu tiêu cực”.
"Trước đây, các công ty Nga không bao giờ bị mất thầu ở châu Á", ông Vashchenko nói. "Hơn nữa, rõ ràng là Iran đã chứng tỏ rằng nước này có thể có nhiều đối tác chiến lược, có nghĩa là trong tương lai hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, dầu khí có thể không phát triển suôn sẻ như trước nữa".
Trước đó, Tập đoàn Rosatom đã nói rằng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ được triển khai vào mùa thu năm 2015. Mặc dù từng bị hoãn lại, nhưng dự án vẫn sẽ được thực hiện. Hôm thứ Hai vừa qua (1-2), Tạp chí Trade Arabia trích dẫn lời ông Ali Akbar Salehi, Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran, rằng việc xây dựng các tổ hợp năng lượng đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở Bushehr với đối tác Nga dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 3-2016. Tổng giá trị đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân với 4 tổ hợp lên đến 11 tỷ USD.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bất ngờ chồng chưa cưới 'lén lút' với cô sinh viên hàng xóm
- ·Vietnam News Agency re
- ·President’s trip to Thailand expected to promote multilateral diplomacy
- ·PM pledges further support for Cambodia’s ASEAN Community building efforts
- ·Con riêng của chồng tìm mọi cách phá tôi
- ·National Assembly discusses thrift practice and anti
- ·Việt Nam emphasises consistent stance on Palestine issue
- ·PM attends ASEAN Summits with partners
- ·Mẹ cha bạc tóc, còng lưng làm ruộng nuôi các con tâm thần
- ·Việt Nam promotes basic principles of international law
- ·Nghỉ thai sản 3 tháng không lương có đúng luật?
- ·Party leader’s visit to take Việt Nam
- ·Food security essential task of VN Gov't: Black Sea grain issue
- ·PM hopes Cambodia will support people of Vietnamese origin, scammed workers
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 10/2015 (Lần 2)
- ·Regional linkages vital to development of southeastern region: Party chief
- ·Regional linkages vital to development of southeastern region: Party chief
- ·New Zealand attaches importance to ties with Việt Nam: PM Ardern
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 3/2017
- ·Party leader stresses importance of Việt Nam