【trực tiếp tỉ số bóng đá】Sau băng 2600 MHz, Bộ TT&TT sẽ đấu giá băng tần 3700 MHz cho 5G
Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, ngày 25/10, Bộ TT&TT đã ra thông báo tổ chức đấu giá tần số 2600 MHz định hướng cho 5G. Đặc điểm của lần đấu giá này là chỉ có 1 khối băng tần có độ rộng 100 MHz để hiệu quả cho triển khai thương mại hóa 5G. Nguyên tắc chung của công tác quản lý nhà nước là thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực. Việc đấu giá băng tần và cấp phép dịch vụ 5G cho các nhà mạng cũng tuân thủ theo nguyên tắc này.
Theo phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất, thời hạn sử dụng băng tần của doanh nghiệp trúng đấu giá lên tới 15 năm.
Sau hai năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600 MHz, doanh nghiệp phải cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G; cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2500-2600 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600 MHz. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ viễn thông và chuyển vùng dịch vụ viễn thông cũng phải đảm bảo theo quy định.
Giá khởi điểm đấu giá băng tần 2500-2600 MHz cho các doanh nghiệp được xác định theo quy định tại Điều 18 Nghị định 63/2023/NĐ-CP. Cụ thể, giá khởi điểm của khối băng tần 2500-2600 MHz cho 15 năm sử dụng là: 3.983.818.500.000 đồng (Ba nghìn chín trăm tám mươi ba tỷ, tám trăm mười tám triệu, năm trăm nghìn đồng).
Tiền đặt trước áp dụng tại cuộc đấu giá cho khối băng tần 2500-2600 MHz là 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng). Việc thu nộp, xử lý tiền đặt trước được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Đấu giá tài sản.
“Trước đây, Bộ TT&TT thông báo đấu giá băng tần 2300 MHz được quy hoạch phân chia 3 khối là để thích hợp cho công nghệ 4G. Trong khi đó, để hiệu quả trong việc triển khai công nghệ 5G, đảm bảo khai thác tính năng vượt trội về dung lượng của 5G so với 4G, các băng tần 5G (băng tần 2600 MHz, 3700 MHz) sẽ được phân chia thành các khối có độ rộng 80-100 MHz. Việc chia nhỏ 100 MHz băng tần 2600 MHz ra thành khối nhỏ như băng tần 2300 MHz là không hiệu quả trong triển khai 5G”, ông Lê Văn Tuấn nói.
Ông Lê Văn Tuấn còn cho hay, không chỉ băng tần 2600 MHz, 3700 MHz sẽ được đấu giá, cấp phép cho các doanh nghiệp để làm 5G mà sẽ còn có các băng tần khác được tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch, “dọn dẹp, giải phóng” các hệ thống đang sử dụng và cấp cho doanh nghiệp. Theo dự báo của GSMA đến năm 2030, các doanh nghiệp di động ở Việt Nam cần tổng cộng 1700-2200MHz trong dải tần 1-7 GHz. Vì vậy, sau khi đấu giá băng tần 2600 MHz, Bộ TT&TT sẽ sớm triển khai đấu giá băng tần 3700 MHz.
Đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cũng cho rằng triển khai 5G là cả chặng đường dài 15 năm đầu tư, phát triển dịch vụ. Dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng sát nhất với nhu cầu của khách hàng mới là chìa khóa giữ chân khách hàng, giữ gìn thương hiệu của doanh nghiệp.
Có thể xem đây là lần đấu giá đầu, bởi trong lần đấu giá băng 2300 MHz trước đây chưa đến phiên “gõ búa”, mở cuộc đấu giá. Trong khi giá trị của băng tần rất lớn, đấu giá tần số lại rất đặc thù, cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý đều chưa có kinh nghiệm nên cần triển khai từng bước thận trọng để rút kinh nghiệm trước khi đấu tiếp các băng tần khác. Việc đấu giá trước băng tần 2600 MHz là trong bối cảnh như vậy.
Ông Lê Văn Tuấn cho hay, băng tần 2600 MHz sẽ được tổ chức đấu giá vào tháng 12/2023. Doanh nghiệp phải chính thức cung cấp dịch vụ chậm nhất là 12 tháng sau khi được cấp phép.
Hồi tháng 4/2023, Bộ TT&TT đã công bố và tiến hành chấm các hồ sơ tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp đối với các khối băng tần A1 (2300 – 2330 Mhz), A2 (2330 – 2360 Mhz), A3 (2360 – 2390 Mhz) có giá khởi điểm là 5.798 tỷ đồng và có thời hạn sử dụng là 15 năm.
Tuy nhiên, đến hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá của từng khối A1, A2, A3, không có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ và nộp tiền đặt trước đăng ký tham gia đấu giá. Vì vậy, các cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số đối với các khối băng tần A1, A2, A3 là đấu giá không thành.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Yêu cầu giám đốc HTX nông nghiệp kiểm điểm liên quan vụ ‘cầu mưa giải hạn’
- ·Đề xuất bố trí hơn 55 nghìn tỷ đồng nâng cấp 5 tuyến cao tốc có nhu cầu cấp bách
- ·Xét xử ông Đỗ Hữu Ca, 4 lần nhận tổng số tiền 35 tỷ chạy án
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Hạn chế xe tải đi trên QL6 để phục vụ lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Giải cứu 2 bé gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ
- ·Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Vụ TNGT ở Kon Tum: Chuyển các nạn nhân về TP.HCM, tạm giữ tài xế
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·TP.HCM: Người dân ven kênh Hàng Bàng sống khổ sở, ‘đi không được, ở không xong’
- ·Bộ trưởng Bộ GTVT: 'Đã đủ trạm dừng nghỉ tạm trên các cao tốc phân kỳ đầu tư'
- ·Dự báo thời tiết 17/4/2024: Nắng nóng 'đổ lửa' ở 4 tỉnh miền Bắc, Hà Nội 35 độ
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Diêm dân Cần Giờ: Trúng mùa vì nắng nóng, mặn chát nghịch cảnh mất giá 1 nửa
- ·Người đàn ông bị lừa hơn 9 tỷ đồng khi tin lời ‘bạn học’ đầu tư tài chính
- ·Xem phi đội máy bay tập luyện treo cờ chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Miền Bắc và Trung Bộ ‘tăng tốc’ nắng nóng, nguy cơ giông gió mạnh khi giao mùa