会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thevang tv tructiepbongda】Mang phồn thịnh về đồng đất quê hương!

【thevang tv tructiepbongda】Mang phồn thịnh về đồng đất quê hương

时间:2024-12-23 16:51:51 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:661次

Báo Cà MauHiểu được hoàn cảnh gia đình, ngoài giờ học, cậu bé Trần Trung Phú còn theo chân các anh chị ra đồng làm cỏ, giậm lúa. Vậy mà năm nào cậu học sinh Trần Trung Phú cũng đạt thành tích học sinh giỏi trong lớp.

Cải tiến túi lọc nước hạn chế vật thể trung gian lây truyền bệnh trên tôm; tìm tòi những giải pháp nuôi lươn thương phẩm trong bể không bùn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí và rủi ro thấp nhất; tập huấn theo kiểu cầm tay chỉ việc cho hàng trăm hộ nông dân thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng tôm - lúa; đào tạo nghề phù hợp cho nhà nông thiếu việc làm, thiếu đất đai canh tác; luôn cải tiến lề lối làm việc nhằm phục vụ người dân ngày càng tốt hơn... được xem là chân dung của chàng kỹ sư chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản Trần Trung Phú, 34 tuổi. Anh đang công tác tại Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, vừa vinh dự được Trung ương Đoàn Thanh niên trao giải thưởng Lương Định Của năm 2015.

Trần Trung Phú là con út trong gia đình có đến 7 anh chị em. Tài sản lớn nhất và nuôi sống cả gia đình chỉ có 10 công đất ruộng. Cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề nông, cha mẹ anh quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng không thể nuôi nổi các con ăn học đến nơi đến chốn. Thấy Phú ham học lại có chí phấn đấu, trong khi hoàn cảnh gia đình lại thiếu trước hụt sau nên các anh chị của Phú tự nguyện xin thôi học, cùng với cha mẹ lo cho đứa em út ăn học thành tài.

Hiểu được hoàn cảnh gia đình, ngoài giờ học, cậu bé Trần Trung Phú còn theo chân các anh chị ra đồng làm cỏ, giậm lúa. Vậy mà năm nào cậu học sinh Trần Trung Phú cũng đạt thành tích học sinh giỏi trong lớp.

Hội thảo mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tại xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời.           Ảnh: CHÍ THANH

Quyết tâm là vậy, nhưng do gia đình nghèo, thay vì thi vào trường đại học chính quy chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản đúng theo mơ ước, thì Phú phải đăng ký học theo hệ tại chức, mở tại Cà Mau. Vừa học, vừa làm để kiếm tiền đóng học phí và dành dụm gởi về nuôi cha mẹ già ở quê. "Ngay từ lúc nhỏ tôi đã mơ ước học ngành thuỷ sản vì sinh ra và lớn lên tại quê hương Trần Văn Thời, gắn bó với đất đai nơi đây, thấy quê mình có tiềm năng về phát triển thuỷ sản. Với mong muốn tìm ra những phương pháp nuôi mới, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật giúp tôm nuôi đạt năng suất, chất lượng cao hơn, song song đó là tìm ra những đối tượng nuôi mới phù hợp với địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết tâm học ngành thuỷ sản”, Kỹ sư Phú chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 2009, Kỹ sư Trần Trung Phú được nhận vào công tác tại Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời.

Thử thách và cũng là cơ hội đầu tiên đối với anh là đảm nhận vai trò truyền đạt, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân trong Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa - tôm của huyện Trần Văn Thời giai đoạn 2009-2012 và định hướng đến năm 2015.

"Tham gia lớp tập huấn kỹ thuật lúa - tôm, tôi được Kỹ sư Phú hướng dẫn rất nhiệt tình, tỉ mỉ, dễ hiểu. Chỗ nào không hiểu bà con có thể hỏi lại ngay tại lớp tập huấn”, ông Cao Văn Hữu, ấp Lung Trường, xã Phong Lạc, cảm nhận.

5 năm qua, hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm do Kỹ sư Phú phụ trách đã đến với hàng ngàn lượt bà con nông dân. Theo kiểu cầm tay chỉ việc, đi sâu đi sát từng vuông tôm, sau khi tập huấn, Kỹ sư Phú thường xuyên xuống tận các đầm nuôi tôm hoặc gọi điện thoại hỏi thăm, ghi chép cẩn thận đặc điểm, bệnh tình trên tôm của từng hộ nuôi. Qua đó, anh nhận biết và trả lời nhanh chóng, chính xác cách điều trị khi có dịch bệnh xảy ra trên các đầm tôm của bà con.

Bao tâm huyết, trí tuệ, công sức của Kỹ sư Trần Trung Phú hoà cùng bao giọt mồ hôi và niềm tin của bà con nông dân đã nâng năng suất và chất lượng tôm nuôi qua từng năm. Cụ thể, năm 2011, toàn huyện Trần Văn Thời có 118 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất từ 350-470 kg/ha. Sau khi thực hiện đề án, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng lên trên 512 ha, năng suất đạt từ 500-600 kg/ha/vụ.

"Trong quá trình nuôi tôm, những lúc gặp trở ngại về xử lý nguồn nước hay bệnh trên tôm, tôi thường gọi cho Kỹ sư Phú nhờ hướng dẫn. Nếu hướng dẫn qua điện thoại mà cảm thấy chưa chắc chắn, Kỹ sư Phú xuống tận nơi để xem xét và chỉ dẫn từng chi tiết cụ thể”, ông Dương Văn Thi, ấp Lung Trường, xã Phong Lạc, chia sẻ.

Trong quá trình đi tập huấn, kiểm tra các ao nuôi tôm của người dân, nhìn thấy nhiều hộ lấy nước vào ao nuôi chỉ dùng một miếng vải ka-tê mỏng làm màng lọc nước, anh xác định ngay, cách lọc này chỉ đạt hiệu quả 1, 2 lần đầu. Về lâu dài, túi vải mỏng và mục dần, khi áp lực nước chảy mạnh, những vật chủ trung gian mang mầm bệnh như tôm, cá con, rác thải nhỏ… vẫn có thể lọt qua màng lọc theo dòng nước chảy vào ao nuôi. Xác định đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh trên tôm, khi về nhà, Kỹ sư Phú trằn trọc bao đêm liền không ngủ, suy nghĩ tìm ra phương pháp lọc nước mới vừa hạn chế tối đa mầm bệnh vào ao nuôi, vừa dễ làm, ít tốn kém để bà con ai cũng có thể thực hiện được.

“Người của những đột phá” là nhận xét của đồng nghiệp về Trần Trung Phú, không chỉ phụ trách tập huấn kỹ thuật nuôi tôm, từ nguồn vốn khoa học và công nghệ huyện năm 2014, Dự án “Nuôi lươn thương phẩm trong bể không bùn” được triển khai tại xã Khánh Lộc, Khánh Hải và Trần Hợi, Kỹ sư Phú được tin tưởng giao nhiệm vụ là chủ nhiệm dự án.

Dù con lươn rất quen thuộc với đồng đất Trần Văn Thời nhưng tiếp cận với phương thức nuôi mới, Kỹ sư Phú không ngừng nghiên cứu tài liệu, học tập, trao đổi kỹ thuật với những người có kinh nghiệm, rút ra được cách chống lươn bị tuột nhớt, bỏ ăn… Từ đó, với 30 kg lươn giống, qua vụ thu hoạch đầu tiên, trừ chi phí, mỗi hộ nuôi lãi ròng trên 5 triệu đồng.

“Trong cơ quan Phú rất hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn. Về chuyên môn, Phú có nhiều sáng kiến hay, có tính sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, Phú rất tích cực nghiên cứu khoa học - kỹ thuật. Thời gian qua, dự án nuôi lươn thương phẩm không bùn do Phú phụ trách đạt hiệu quả rất cao. Nhiều bà con nông dân rất phấn khởi tin tưởng vào dự án này nên tiếp tục đầu tư mua con giống về nuôi”, ông Đỗ Văn Sử, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, nhìn nhận.

Chị La Cẩm Tú, vợ của Kỹ sư Phú hiện là nhân viên Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trần Văn Thời. Cưới nhau được 3 năm, mặc dù điều kiện kinh tế chưa khấm khá gì, chưa an cư nhưng đôi vợ chồng trẻ này luôn là chỗ dựa căn cơ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. "Anh Phú rất hiền, sống tình cảm lắm. Anh thường vùi đầu vào công việc suốt ngày suốt đêm, nhưng vì hiểu công việc của chồng nên tôi cố gắng chăm sóc gia đình chu đáo để ảnh yên tâm dành thời gian cho công việc”, chị La cẩm Tú chia sẻ.

Một gia đình hạnh phúc giúp Kỹ sư Trần Trung Phú vững bước trên con đường mình lựa chọn. Anh đang tiếp tục thử nghiệm tìm tòi những cây, con mới phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương. Từ đó, vừa làm kinh tế gia đình, vừa giới thiệu để bà con kiếm thêm thu nhập: "Sắp tới tôi dự định nuôi rắn ri tượng, rắn ri cá… vì thấy đây là một trong những đặc sản của huyện Trần Văn Thời, vừa có giá lại có thị trường tiêu thụ ổn định. Vì vậy, tôi nuôi để phát triển kinh tế gia đình, nếu thành công thì mời bà con nông dân đến tham quan”, Kỹ sư Phú bộc bạch./.

Kiều Oanh

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc từ 4
  • Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không phải tất cả lĩnh vực bất động sản bị kiểm soát tín dụng
  • Làm chủ kỹ thuật cao, phục vụ tốt bệnh nhân
  • Khám xét xe tải chở trên 76.000 sản phẩm hàng hóa Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm
  • Em yêu chị
  • Tỷ giá AUD hôm nay 21/4/2024: Giá đô Úc tương đối ổn định ngày cuối tuần
  • Tàu lượn siêu tốc trật bánh ở Thụy Điển, 10 người thương vong
  • Hương Thủy: Hiến máu tình nguyện đợt I vượt chỉ tiêu
推荐内容
  • Ngày 13/12 khai mạc Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Pháp y Tâm thần miền Trung
  • Tỷ giá Won hôm nay 20/4/2024: Giá Won chợ đen tăng giá
  • Tập huấn về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình
  • Hàn Quốc công bố chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài năm 2024
  • Khám phá UAV đa nhiệm do Nam Phi sản xuất