会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cá độ bóng đá hôm nay】Màu xanh mới trên vùng “đất bạc”!

【cá độ bóng đá hôm nay】Màu xanh mới trên vùng “đất bạc”

时间:2024-12-23 18:37:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:830次

Từng được xem là vùng đất khó phát triển nông nghiệp,ớitrnvngđấtbạcá độ bóng đá hôm nay nhưng mùa xuân này, những mô hình sinh kế hưởng lợi từ dự án Cái Lớn - Cái Bé trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh đang tạo nên sức sống mới.

Các mô hình sinh kế hướng tới việc tăng thu nhập cho hộ dân và phát triển bền vững cây trồng phù hợp trên vùng đất phèn, mặn.

Đa dạng sinh kế

Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành sẽ bao phủ một vùng rộng lớn trên 380.000ha đất sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ. Nhờ việc kiểm soát tốt nguồn nước, nông dân trong vùng dự án được tiếp cận với điều kiện sản xuất mới.

Cuối năm 2020, Hậu Giang đã triển khai dự án Xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé. Huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh là 2 địa phương được chọn để triển khai thí điểm 4 mô hình sinh kế: lúa - tôm; lúa - rau màu; khóm - thủy sản và mô hình trồng mãng cầu xiêm. Mỗi mô hình thí điểm là một hướng đi mới, sinh kế mới cho người nông dân ở vùng ven.

Trở lại ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, qua nét mặt vui tươi của bà con nơi đây khi đang tất bật dọn dẹp nhà cửa đón Tết, chúng tôi thật sự cảm nhận được nhiều đổi thay trên vùng đất phèn mặn. Con đường dẫn vào khu vực cống kênh Miếu băng qua nhiều cánh đồng lúa chín nối nhau thành một mảng màu đồng điệu. Từng bông lúa trĩu hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại hứa hẹn vụ mùa bội thu.

Chúng tôi gặp lại chú Ngô Văn Tám đang đi thăm đồng, chú mừng rỡ khoe: “Năm nay mừng rồi cháu ơi! 15 công lúa chắc cậy, hạt to nặng trĩu. Hồi trước, dễ dầu gì kiếm được ruộng lúa tốt như vầy”.

Rồi chỉ tay về cống kênh Miếu gần đó, lão nông này cười hớn hở nói tiếp: “Nhờ vào nó đó! Từ hồi cống kênh Miếu làm xong, bơm tháo nước dễ dàng nên mấy trăm công đất trong khu này đều chủ động con nước tưới trong mùa khô. Sau tết, thu hoạch lúa xong, chú đầu tư sinh kế thêm bằng một vụ bắp và bí. Mấy cháu cán bộ kỹ thuật tập huấn vài lần rồi, chú tự tin lắm!”.

Ánh mắt chú Tám lóe lên niềm tin mãnh liệt khi nói về dự định sau tết. Được biết, chú là một trong những hộ dân được chọn áp dụng mô hình lúa - màu ở ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ. Đây cũng là xã được chọn thí điểm mô hình tôm - lúa. Mô hình trồng mãng cầu xiêm được áp dụng ở vùng chuyên canh thuộc xã Thuận Hòa. Mô hình thứ 4 là khóm - thủy sản triển khai ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Cả 4 mô hình này đều thuộc dự án “Xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé”, đại diện cho 3 vùng sinh thái nước mặn - ngọt - lợ. Hướng tới việc tăng thu nhập cho hộ dân và phát triển bền vững cây khóm, mô hình khóm - thủy sản ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Những hộ tham gia dự án được hỗ trợ bơm bùn, cải tạo đất, đầu tư hệ thống tưới... Sinh kế đa dạng hơn nhờ tận dụng tối đa diện tích để kết hợp trồng khóm - nuôi thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế.

Tham gia mô hình khóm - thủy sản vào tháng 7-2020, ông Hai Diện (Phạm Văn Diện, ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh) cho biết, được hỗ trợ chi phí để bơm bùn, cải tạo đất; sau đó được hỗ trợ thêm 50% con giống, cây giống, thức ăn, phân, thuốc bảo vệ thực vật…

Hướng mắt về phía rẫy khóm xanh tốt, ông Hai Diện mừng rỡ cho biết: “Hộ dân trong vùng dự án được kết nối, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ các điều kiện cần thiết để canh tác. Từ kiến thức có được, bà con mạnh dạn ứng dụng vào sản xuất. Bên cạnh triển khai các mô hình, dự án còn đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất như cống, trạm bơm, đường giao thông nông thôn, nạo vét kênh thủy lợi nội đồng”.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, khẳng định: Hậu Giang hưởng lợi rất nhiều từ dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé nói chung và dự án triển khai các mô hình sinh kế nói riêng. Qua đây, không chỉ giúp kiểm soát nguồn nước mà còn giúp nông dân chủ động trong sản xuất, nhất là các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi hạn, mặn.

Cải thiện điều kiện sản xuất của nông dân trong vùng dự án cống Cái Lớn - Cái Bé.

Hiện đại hóa hạ tầng thủy lợi

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé nằm ở phía Tây đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích tự nhiên trong vùng dự án là trên 900.000ha, thuộc 6 tỉnh, thành phố gồm Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ. Sau khi giai đoạn 1 của dự án hoàn thành, một diện tích rộng lớn khoảng 380.000ha sẽ được hưởng lợi từ việc vận hành hệ thống này. Những tác động tích cực từ công trình sẽ phần nào làm thay đổi chế độ nguồn nước trong khu vực Bán đảo Cà Mau nói chung, vùng hưởng lợi trực tiếp nói riêng.

Là địa phương có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thời gian qua, Hậu Giang không ngừng củng cố, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống kè sông, hay các công trình thủy lợi nhằm điều tiết lũ, ngăn mặn, trữ ngọt. Phát huy thành quả đầu tư từ giai đoạn 1, hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh tiếp tục được đầu tư giai đoạn 2 với tổng chiều dài trên 30km như một vòng cung nối dài bảo vệ nội đồng, giúp giảm thiểu tối đa tác động của hạn, mặn đến sản xuất.

Bà Nguyễn Như Phil, ở xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, phấn khởi: “Nhờ trúng mấy vụ lúa, khóm mà năm nay gia đình tôi cất được căn nhà mới khang trang đón tết. Hồi cái đê bao làm xong, mùa khô hay mùa mưa đã không còn ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Bà con khu vực trong đê mừng lắm!”.

Chia sẻ về định hướng đầu tư hạ tầng thủy lợi giai đoạn 2021-2025, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này trên 3.100 tỉ đồng; trong đó ngân sách trung ương gần 3.000 tỉ đồng, còn lại là ngân sách tỉnh.

Với những định hướng đầu tư bài bản và hiệu quả thiết thực từ các mô hình sinh kế mang lại, tin tưởng rằng trong tương lai không xa vùng đất bạc màu tuyến Cái Lớn - Cái Bé ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh sẽ không ngừng phát triển.

Nhiệm kỳ qua, Hậu Giang đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi bảo vệ sản xuất. Cho thấy hiệu quả rõ rệt trong những năm qua như hệ thống đê bao hai bên bờ Nam - Bắc Xà No; đê bao sông Cái Lớn từ Hóc Hỏa đến kênh Năm; đê bao Long Mỹ - Vị Thanh giai đoạn 1, 2... Ngoài ra, còn có hàng trăm công trình cống, đập, nạo vét kênh trữ nước do các huyện, thị xã, thành phố đầu tư.

 

ẨN LIÊN

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2024 và những năm tiếp theo
  • 'Tôi sẽ nói không với iPhone 16 và đây là lý do'
  • Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về lập quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư công
  • Phú Quốc thu hút đầu tư đạt kết quả ấn tượng
  • 3+ cửa hàng đại lý gạo ST25 uy tín, chất lượng tại TP.HCM
  • VinFast ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng mua xe máy điện trong tháng 3
  • Chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Thịnh Phát mở rộng, tỉnh Long An
  • Thúc đẩy phát triển cơ sở dữ liệu số quốc gia
推荐内容
  • Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực
  • Đà Lạt trình Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ, du lịch cảnh quan hồ Mê Linh
  • Quan tâm các vấn đề dân sinh khi mở rộng cao tốc Cam Lộ
  • Tuyến metro Bến Thành
  • Giá heo hơi hôm nay 10/4/2023: Thị trường ế ẩm, giá đìu hiu
  • Ðề nghị đẩy nhanh tiến độ khu tái định cư