【keo 1.5】Quyết định 51 tác động ra sao tới tiến trình cổ phần hóa?
Kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2014-2015 là 432 doanh nghiệp. Vậy việc ban hành Quyết định 51 hỗ trợ như thế nào để đạt được mục tiêu này, thưa ông?
Tháng 3-2014, Chính phủ đã có Nghị quyết số 15/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa. Với Nghị quyết này, các doanh nghiệp cơ bản đã xác định được hướng triển khai thực hiện. Quyết định 51 vừa ban hành là pháp quy hóa Nghị quyết số 15 đồng thời đưa thêm một số nội dung thể chế các Nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội.
Nội dung trong Quyết định này có nhiều quy định nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa.
Thứ nhất là Quyết định 51 có tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trong việc thoái vốn của các doanh nghiệp.
Thứ hai, có sự xuất hiện thêm của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp các phương án cổ phần hóa không thành công.
Đối với các dự án cổ phần hóa lớn mà doanh nghiệp thiếu vốn, đây là cơ hội tốt để tiếp cận với các nhà tài trợ là các tổ chức tín dụng có nguồn vốn dồi dào.
Một vấn đề nữa là khi Quyết định 51 được triển khai, các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký giao dịch ngay trên thị trường chứng khoán với mức độ khác nhau sau khi cổ phần hóa. Quy định này sẽ tạo cho các nhà đầu tư, các cổ đông mua có thể thanh khoản giao dịch đươc ngay, giúp cho việc cổ phần hóa tăng thêm sức hấp dẫn và thu hút thêm nhà đầu tư.
Về phía Bộ Tài chính, với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về cơ chế chính sách, cộng thêm nhiệm vụ được giao trong Quyết định 51, Bộ Tài chính sẽ tích cực hỗ trợ thêm cho các bộ trực tiếp quản lý ngành, các ban chỉ đạo cổ phần hóa khi đưa ra các giải pháp sắp xếp, cổ phần hóa.
Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở Giao dịch chứng khoán sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp một cách trực tiếp hơn theo hướng giảm bớt các thủ tục để việc đấu giá, đăng ký được nhanh hơn; hỗ trợ nâng cao quản trị để thu hút được các nhà cổ đông chiến lược trong và ngoài nước.
Quyết định số 51 có hỗ trợ gì cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến tiến trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, thưa ông?
Vấn đề quan trọng nhất mà các cổ đông chiến lược ở nước ngoài tham gia các dự án cổ phần hóa của các doanh nghiệp Việt Nam là tính minh bạch và chất lượng “hàng hóa”.
Với Quyết định số 51, chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng “hàng hóa” bằng các giải pháp giải quyết các vấn đề tồn tại trước đây doanh nghiệp không xử lý được như các khoản vốn thoái không thoái được, vấn đề bảo toàn vốn, vấn đề thị trường…
Về tính minh bạch, hiện nay, cùng với các quy định về minh bạch giám sát công bố thông tin, Quyết định số 51 đã yêu cầu các doanh nghiệp phải niêm yết mà khi đã đưa vào niêm yết, mọi hoạt động phải tuân theo quy định đảm bảo quản trị thông tin trong Luật Chứng khoán.
Vừa qua, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã công bố các quy trình đánh giá việc công bố thông tin. Đây là một trong những gợi mở để các doanh nghiệp khi cổ phần hóa tiệm cận dần bằng việc nghiên cứu trước khi cổ phần hóa và lập bản báo cáo rõ ràng sau khi cổ phần hóa để các nhà đầu tư có cơ sở tin tưởng hơn.
Một vấn đề Chính phủ cũng đang yêu cầu các doanh nghiệp triển khai là việc rà soát các tiêu chí theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước để tiếp tục mở rộng hơn các lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ mà giao lại cho các thành phần kinh tế khác như tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài có thể làm tốt hơn.
Như ông cho biết, Quyết định 51 yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch sau khi cổ phần hóa. Vậy có chế tài xử lý nào đối với các doanh nghiệp không thực hiện niêm yết theo quy định không, thưa ông?
Chế tài có nhưng không nằm trong Quyết định này mà quy định tại Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và Nghị quyết số 15. Trong đó có quy định rõ: người đứng đầu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các quy định về cổ phần hóa, tái cơ cấu cũng như thoái vốn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ thì sẽ bị xử lý.
Đây là vấn đề từ trước đến nay Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và đã chỉ đạo sát sao. Trên thực tế ở một số bộ, ngành, một số cán bộ không thực hiện đúng đều đã bị xử lý ở các mức độ khác nhau.
Quyết định 51 có đề cập sự tham gia của SCIC. Xin ông cho biết vai trò của SCIC trong quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp?
SCIC vừa là tổ chức tài chính vừa là doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận nên việc tham gia vào quá trình cổ phần hóa tại các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư khác.
Đương nhiên, là 1 đơn vị do Nhà nước giao, SCIC sẽ tham gia từ việc tư vấn cho ban chỉ đạo các phương án cổ phần hóa và cũng là một kênh giám sát quá trình thực hiện của doanh nghiệp xem có đúng quy định, có minh bạch, việc xử lý có đảm bảo chất lượng hàng hóa hay không.
Việc SCIC muốn mua cổ phần cũng phải tôn trọng đúng quy định, nếu thấy ngành nghề phù hợp thì sẽ đàm phán, đấu giá như một cổ đông chiến lược hoặc mua bán cổ phần như một cổ đông bình thường.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dự án treo 16 năm, dân không dám xây nhà
- ·Bất động sản rộng cửa đón Việt kiều
- ·Mua nhà R1.01 Ichi Zen tại The Zenpark
- ·Đồng Nai xây dựng dự án nhà ở xã hội vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng
- ·VỌNG VỀ LỜI RU
- ·Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024
- ·Công tác lập quy hoạch Dự án Khu du lịch Đankia
- ·Giá trị di sản của khu bất động sản hàng hiệu Grand Marina, Saigon
- ·Thương bé trai ung thư máu cha chạy xe ôm không đủ tiền nuôi
- ·Lợi nhuận kép của bất động sản thấp tầng trên “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island
- ·Điều kỳ diệu đến với 6 anh em mồ côi
- ·Bình Định tiếp tục tìm chủ đầu tư cho 2 dự án tại xã Nhơn Lý
- ·Huyện Dầu Tiếng: Trang bị hàng trăm camera giám sát giao thông
- ·Quảng Bình đầu tư khu đô thị mới gần 490 tỷ đồng tại TP. Đồng Hới
- ·Nhà nghèo lại sinh ba, bố mẹ trẻ chẳng có tiền mua sữa
- ·Bất động sản khu Đông Sài Gòn bứt phá nhờ cú hích hạ tầng
- ·Đà Nẵng kêu gọi đầu tư Dự án Tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp – nhà phố
- ·Hà Tĩnh đón dự án phát triển đô thị thị xã Kỳ Anh gần 60 triệu euro
- ·Ám ảnh vì bạn gái từng cặp với trai tây
- ·Xã An Lập, huyện Dầu Tiếng: Chú trọng công tác hòa giải và tuyên truyền pháp luật