会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng bóng đá hạng nhất quốc gia】Lẩu ngon nhờ hóa chất lạ!

【bảng xếp hạng bóng đá hạng nhất quốc gia】Lẩu ngon nhờ hóa chất lạ

时间:2024-12-28 10:50:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:898次

Lẩu Thái không cần chanh,ẩungonnhờhóachấtlạbảng xếp hạng bóng đá hạng nhất quốc gia me

Tiết trời Hà Nội bắt đầu se lạnh, tại một số con phố như Thái Hà, Đội Cấn, Lê Duẩn… các quán lẩu Thái chua cay bắt đầu “vào mùa”.

19h, các quán lẩu Thái gần chân cầu Long Biên đã tấp nập khách. Sau  khi “yên vị” với một nồi lẩu giá 150.000 đồng cho 2 người ăn, PV cầm bát nếm thử qua món nước lẩu và không khỏi tấm tắc vì vị nước canh chua chua, cay cay ăn rất vừa miệng. Điều khiến PV thắc mắc là, cái vị chua của nước canh không phải do dùng chanh hay me bởi không hề có mùi đặc chưng, khuấy cả nồi nước lẩu cũng không thấy xuất hiện xác của quả me hay quả sấu nào. Vậy cái vị chua này là từ đâu mà ra?

Đem thắc mắc này hỏi chủ quán thì nhận được câu trả lời: “Thế em ăn có thấy ngon không? Ngon đúng không? Chỉ cần biết ăn ngon là được. Những thứ khác em quan tâm làm gì. Chế nước lẩu sao cho đủ chua, cay ngon miệng là “bí quyết” nhà chị, sao có thể tiết lộ lung tung”.

Một thực khách bàn bên cạnh nói nhỏ với PV: “Họ dùng một loại bột màu trắng để tạo độ chua đấy bạn. Mấy lần đi ăn tớ nhìn thấy nhân viên dùng bột này pha vào sẵn vào 1 chiếc ca và chế vào nước lẩu. Cả trăm nồi lẩu một ngày mà dùng chanh hay me, sấu thì có cả cân mới đủ độ chua. Nhưng chỉ cần 2 thìa nhỏ axit chanh đủ cho cả trăm nồi lẩu mà “chất lượng cực ngon”. 1 nồi lẩu Thái chỉ 150.000- 200.000 đồng cho 3-4 người ăn mà dùng nguyên liệu tự nhiên thì họ lấy đâu ra lãi …”.

Mục sở thị nhiều quán lẩu Thái vỉa hè, giá bình dân trên địa bàn Hà Nội thì đúng như lời thực khách kia vừa nói. Cái “bí quyết gia truyền” để có nước lẩu chua chua ngon ngon của tất cả các quán đều như nhau. Có quán không hề “dấu nghề”, thấy thực khách nói nước lẩu chưa đủ độ chua, người bán không ngần ngại lấy ra một thứ bột màu trắng hòa vào cái bát nhỏ rồi đem ra chế thêm vào nồi lẩu cho khách.

Người bán cứ “vô tư” chế biến bằng những gia vị lạ, thực khách vẫn vô tư thưởng thức theo kiểu “khuất mắt trông coi”.

“Ôi giời, ngon là được. Chứ để ý gì đến việc họ dùng thứ gì để cho món ăn hấp dẫn. Ở đây, quán nào chả như quán nào. Kĩ tính thì chỉ có nước tự nấu lấy mà ăn…”, một thực khách điềm nhiên nói.

Đến “thủ phủ” của axit chanh

Tại chợ Đồng Xuân, trong vai chủ quán bán lẩu, PV ngỏ ý tìm mua loại gia vị làm chua để bán lẩu Thái, vì nấu nước me, nước cốt từ chanh tươi tốn công, giá đắt. Chủ một sạp gia vị ở ngay cổng chợ Đồng Xuân cười nhanh nhảu: "Em mua nhiều không? Nếu mua nhiều chị bán giá hữu nghị 65.000 đồng/kg , mua ít thì  70.000 đồng/kg. Nhưng ở đây chị không bán theo lạng, chỉ bán theo cân”.

Thấy PV chê đắt, chị giải thích : “Những năm trước, ít người sử dụng, chỉ có các cửa hàng kinh doanh vải may quần áo hoặc người dân mua về tẩy trắng quần áo nên giá chỉ khoảng 20-30 nghìn đồng/kg. Vài năm trở lại đây, axit chanh được dùng thông dụng trong chế biến thực phẩm: nhiều cửa hàng mua về chế biến vào nước canh để tạo độ chua, các quán lẩu Thái chua cay cũng tìm mua loại axit này về dùng thay thế me và chanh, quán bò nhúng dấm dùng bột này để chế thêm vào nước nhúng nhằm tiết kiệm lượng dấm, người muối dưa cà thì dùng để muối cho dưa cà mau chín,… nên mặt hàng này bán cực chạy. Em cứ đi hỏi hết cả khu chợ Đồng Xuân này thì nhà ai cũng bán với giá như nhà chị”.

 “Loại này rất chua, có vị dấm, mỗi nồi lẩu chỉ cần lấy đầu đũa chấm 1 ít bột pha vào là đã chua lắm rồi. Để khách không thắc mắc, em nên bỏ thêm 1 ít xác me vào nồi lẩu để “làm hàng”. 1kg axit chanh có thể “chế” ra hàng nghìn nồi lẩu Thái chua cay”, bà chủ sạp hàng cho biết.

Theo quan sát của PV, loại hóa chất này được đựng trong túi bóng kính màu trắng, ngoài chữ “axit” do người bán tự ghi thì hoàn toàn không có nhãn mác, không hạn sử dụng, không nguồn gốc xuất xứ,  màu trắng, có mùi rất khó ngửi. Nhìn bằng mắt thường khó có thể phân biệt được nó là chất gì.

Độc hại

Theo TS. Nguyễn Xuân Lãng, Trưởng Phòng Thí nghiệm trọng điểm, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam: Axit chanh còn có tên là Axít citric, là một chất bảo quản và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm.

Tuy nhiên, TS Lãng vẫn nhấn mạnh, cùng chất đó nhưng chỉ được dùng trong thực phẩm khi trên bao bì chỉ định rõ, nếu không sẽ gây hại cho người vì Axít citric vốn chỉ dùng trong công nghiệp tẩy rửa. Nếu dùng axit chanh quá lượng quy định có thể tổn hại đến men răng. Khi tiếp xúc gần mắt, có thể gây bỏng và làm mất thị giác. Ngoài ra còn làm tổn hại và bạc màu tóc.

Ngọc Phạm - NDT

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Xổ số Vietlott: Hôm nay sẽ có người ‘lĩnh' giải Jackpot ước tính hơn 53 tỷ đồng?
  • Vướng mắc trong công tác chứng thực
  • Ấn tượng Hội báo toàn quốc 2024 tại TP. Hồ Chí Minh
  • Vụ Thư viện phối hợp tặng hơn 600 cuốn sách cho Công an tỉnh Lâm Đồng
  • Công bố dự án Owifi
  • Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và có trách nhiệm
  • Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với Séc
  • Chủ tịch nước tiếp xúc song phương nhân dịp tham dự Lễ Đăng quang của Nhà vua Anh Charles III
推荐内容
  • Tay chơi Đồng Nai mua Honda Wave Alpha cũ giá ‘cao ngất’ 350 triệu đồng gây xôn xao
  • Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh
  • Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
  • Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng ChatGPT để xuyên tạc, chống phá
  • Tuyệt tác ở bán đảo Sơn Trà đạt giải thưởng du lịch thế giới
  • TƯ thống nhất cao việc lập BCĐ cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực