【trận bóng đá đức】"Tiền trảm hậu tấu": Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại các dự án BOT, BT
trận bóng đá đức BT" /> | Nợ xấu còn tiềm ẩn, lo cho tín dụng BOT |
Đề xuất tăng phí BOT: Chọn “cứu” doanh nghiệp vận tải hay nhà đầu tư BOT? |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Lập dự án trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương
Theo báo cáo vừa được hoàn tất của Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán 9 dự án BOT trong năm 2019 cho thấy, Bộ Giao thông vận tải cho phép lập dự án BOT trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương dự án; không thực hiện quy trình lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án BOT; phê duyệt dự án trước khi có Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bên cạnh đó, Bộ này cũng không công bố danh mục dự án, không tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư và hầu hết chỉ định nhà thầu thi công.
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước phát hiện có dự án sử dụng nguồn vốn thu phí BOT để hoàn vốn cho hạng mục không thuộc dự án, đó là Dự án BOT An Sương - An Lạc.
Dự án này sử dụng nguồn vốn thu phí BOT để hoàn vốn cho hạng mục cầu Tân Kỳ Tân Quý không thuộc trên tuyến đường dự án với tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng (đến 31/12/2018, chi phí đầu tư đã thanh toán cho hạng mục này 91 tỷ đồng, tổng vốn thanh toán 103 tỷ đồng).
Kiểm toán Nhà nước nêu rõ, công tác nghiệm thu, thanh toán tại các dự án BOT còn sai sót. Kết quả kiểm toán các dự án BOT trong năm 2019 đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 665,8 tỷ đồng, gồm: Sai khối lượng 74 tỷ đồng, sai đơn giá 186 tỷ đồng, sai khác 404 tỷ đồng.
Cuối cùng, kết quả kiểm toán kiến nghị xử lý 925 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý lớn; giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/9 dự án 56,4 năm so với phương án ban đầu.
Thi công rồi mới chỉ định nhà đầu tư
Ngoài các dự án BOT, với các dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng-Chuyển giao (BT), kết quả kiểm toán 29 dự án BT tại các địa phương, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện nhiều sai sót.
Hầu hết các dự án đều chỉ định nhà đầu tư; có dự án chỉ định nhà đầu tư sau khi triển khai thi công dự án. Các dự án chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư, như Bắc Ninh có tới 72/83 dự án do nhà đầu tư đề xuất.
Tại Hà Nội, hầu hết các dự án xác định tổng mức đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế triển khai.
Cụ thể, Dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh, quận Long Biên giảm dự toán 69 tỷ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm tới 754 tỷ đồng; còn dự án xây dựng đường 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A giảm tới 251 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung không đúng quy định và còn sai sót. Điển hình là, Dự án xây dựng đường kết nối với cầu Phú Mỹ. Dự án này có tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng chưa đúng 226 tỷ đồng, trong đó có lý do tính sai thời điểm giá gốc của chi phí bù giá nguyên, nhiên, vật liệu; sai đơn giá quyết toán của khối lượng hoàn thành...
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, có địa phương phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT. Trường hợp Thanh Hóa là ví dụ. Địa phương này phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT tới 875 tỷ đồng. Đến thời điểm kiểm toán, nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất theo diện tích đất giao thực tế vượt giá trị dự án BT tới 735 tỷ đồng.
Cùng với đó, có địa phương ký hợp đồng chưa đúng quy định, không đảm bảo nguyên tắc ngang giá.
Tại tỉnh Khánh Hòa, Dự án hệ thống tuyến đường nhánh (giai đoạn 2) khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, quyết định dự kiến giao quỹ đất thanh toán hoàn vốn cho nhà đầu tư với giá trị 1.100 tỷ đồng (tính theo đơn giá 459.000 đồng/m2) để thanh toán cho hợp đồng BT với giá trị 312 tỷ đồng là chưa đảm bảo nguyên tắc ngang giá theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg.
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước nêu rõ: Tại nhiều địa phương, việc giao đất cho nhà đầu tư thanh toán dự án BT khi đã có văn bản tạm dừng của Bộ Tài chính; giao đất thanh toán cho dự án BT chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất trước khi dự án BT hoàn thành không đúng quy định và giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đối ứng không qua đấu giá theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Kết quả kiểm toán 29 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 5.228 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý lớn (chiếm 25%) so với giá trị được kiểm toán.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tạm giữ hơn 300 tấn than không rõ nguồn gốc
- ·Áp lực đè nặng lên vai Thủ tướng Thái Lan Yingluck
- ·Mỹ có nhúng tay vào phiên xử cựu Tổng thống Ai Cập Morsi?
- ·Quá thời hiệu thi hành án
- ·TDH ghi nhận lỗ ròng 18 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm 51% tổng tài sản
- ·Những hình ảnh đẹp tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực V
- ·Phá vỡ đường dây buôn lậu ngà voi lớn
- ·Bé Nguyễn Thị Duyên ở Đồng Tháp được ủng hộ gần 360 triệu đồng
- ·Bất ngờ danh tính đại gia Quảng Bình có vợ nghi bị bắt cóc tống tiền 10 tỷ đồng
- ·V. League 1: Thành phố Hồ Chí Minh cầm hòa Nam Định với tỉ số 1
- ·Chính phủ đồng ý mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer
- ·Trao gần 35 triệu tới bé trai mắc bệnh ung thư xương ở Hà Tĩnh
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 5/2024
- ·Olympic Paris 2024: Thể thao Việt Nam giành tấm vé thứ 12
- ·Bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
- ·Nam sinh 16 tuổi tuyệt vọng xin cha cho dừng chữa bệnh ung thư
- ·EURO 2024: ĐT Đan Mạch được treo thưởng lớn
- ·Triều Tiên kỷ niệm 2 năm ngày mất của ông Kim Jong
- ·Chủ tịch nước Trần Đại Quang: 'Các bộ ngành cần đãi ngộ và tôn vinh đội ngũ khoa học'
- ·Hai con cùng mắc bệnh xơ gan khiến gia đình nghèo kiệt quệ