会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【adelaide utd đấu với ws wanderers】Thủy sản "chơi lớn" với mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD!

【adelaide utd đấu với ws wanderers】Thủy sản "chơi lớn" với mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD

时间:2025-01-09 08:12:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:420次

thuy san quotchoi lonquot voi muc tieu xuat khau 10 ty usd

Cá tra là mặt hàng thủy sản có mức tăng trưởng XK kỷ lục,ủysảnampquotchơilớnampquotvớimụctiêuxuấtkhẩutỷadelaide utd đấu với ws wanderers ấn tượng nhất trong năm 2018. Ảnh: N.Thanh.

Không ít thách thức

Nhìn nhận về tình hình kinh tế năm 2019 có tác động tới XK thủy sản, theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): Kinh tế thế giới trên đà tăng trưởng trở lại, khả năng nhu cầu tiêu dùng tăng cao hơn, trong đó có sản phẩm thủy sản. Các hiệp định gồm: Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực là động lực giúp cho thương mại của Việt Nam có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ cũng có thể tạo cơ hội. Cùng với đó, mức thuế chống bán phá giá cá tra và tôm vào thị trường Hoa Kỳ giảm so với kết luận sơ bộ sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho XK vào thị trường Hoa Kỳ. So với năm 2018, năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh) đạt 4,25%; tổng sản lượng thủy sản đạt 7.983,8 nghìn tấn, tăng 3,1% và kim ngạch XK thủy sản đạt 10 tỷ USD, tăng 11,1%.

Tổng cục Thủy sản cũng nêu rõ: Bên cạnh những yếu tố có phần thuận lợi, hai hiệp định là CPTPP và EVFTA cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng có thể tạo ra những thách thức, bất ổn. Ngoài ra, tình hình biến đổi của khí hậu sẽ có những diễn biến phức tạp, nguồn nước cấp cho vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng mạnh do việc các nước xây dựng nhiều đập trên thượng nguồn. Bên cạnh đó, thẻ vàng thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC) năm 2017 chưa được gỡ bỏ sẽ ảnh hưởng đến XK.

Xung quanh những thuận lợi, thách thức trong XK thủy sản năm 2019, ông Trần Đình Luân-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phân tích: Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế, kể cả tình trạng xâm nhập mặn, nước biển dâng cũng là lợi thế cho Việt Nam mở rộng diện tích thủy sản. Bên cạnh đó, Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu cũng đã đặt vấn đề đối với các tỉnh ĐBSCL, thủy sản sẽ là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình khoa học công nghệ hiện nay đang được Chính phủ, các ngành đầu tư. Ngoài đầu tư về khoa học công nghệ của Nhà nước, lĩnh vực tư nhân hiện nay cũng đã vào cuộc rất mạnh để phát triển công nghệ trong nuôi trồng khai thác thủy sản, đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm quản lý tốt hơn, tăng cường tính minh bạch công khai của sản phẩm, phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc, đáp ứng được các thị trường XK khó tính.

“Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, có nhiều hiệp định thương mại tự do nhưng các thị trường hầu như có xu hướng bảo hộ, đặt ra những rào cản về kỹ thuật để hạn chế sản phẩm thủy sản NK của nước khác. Về tổ chức sản xuất, đối với cá tra tổ chức sản xuất lớn đã rõ nhưng một số ngành khác như tôm, sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn khá nhiều. Đó là một trong những hạn chế cần khắc phục để nâng cao giá trị của ngành. Ngoài ra, một số những lĩnh vực mới như nuôi rô phi, việc tổ chức sản xuất, phát triển thị trường mới chỉ là bước đầu. Để phát huy hết tiềm năng, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ trong kế hoạch tái cơ cấu đã được phê duyệt. Ngoài ra, trong từng thời điểm cụ thể, cần thực sự linh hoạt trong công tác chỉ đạo điều hành để đạt hiệu quả sản xuất mức cao nhất”, ông Luân nói.

Hướng đến nghề cá bền vững

Đứng từ góc độ đại diện DN XK thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam-Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đánh giá: Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển theo hướng giảm giá thành và nâng cao giá trị gia tăng. Tuy nhiên, thời gian tới, một trong những điểm quan trọng mà toàn ngành phải quan tâm là vấn đề tận dụng phụ phẩm. Đây là yếu tố chi phối tạo ra giá trị sản xuất cũng như kim ngạch XK.

Còn ông Nguyễn Văn Trung-Vụ trưởng Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản) lại đưa ra cái nhìn ở góc độ khác liên quan tới hạ tầng nghề cá và nhân lực cho phát triển ngành. “Hiện nay, số lượng các cảng cá thiếu. Về mặt chất lượng, hầu như các cảng đã đầu tư khá lâu, có cái đầu tư mới nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Thời gian qua, khi Đoàn Thanh tra của EC đến đánh giá, chọn mãi mới được một số cảng, còn hầu hết khá xập xệ, yếu kém. Gần đây, Việt Nam đóng nhiều tàu lớn, có 3.000 tàu dài trên 24m, mà hiện nay chỉ có khoảng 3-4 cảng đủ tầm đón các loại tàu như vậy. Năm 2019, đề nghị Bộ NN&PTTN quan tâm giải quyết, tháo gỡ đầu tư cho hạ tầng nghề cá nói chung. Bên cạnh đó, về nguồn nhân lực cho khai thác thủy sản, đề nghị Bộ NN&PTTN đề xuất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có chính sách thu hút, tào tạo nhân lực, đóng tàu lớn cần có nhân lực chất lượng cao”, ông Trung nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: Trong năm 2018, ngành thủy sản đã nỗ lực, vượt qua thách thức, tập trung hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản. Trong năm 2019, để đạt được những mục tiêu mà ngành đặt ra, Tổng Cục Thủy sản cần tiếp tục đổi mới thể chế bộ máy; rà soát đánh giá lại, sắp xếp hình thành nghề cá bền vững, hướng đến hội nhập. “Con tôm và cá đã đạt được những kết quả nhưng liệu đã bền vững, phát triển sâu và hiệu quả chưa? Cần phải nghiên cứu sâu để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn đối với các sản phẩm chủ lực này", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Theo Tổng cục Thủy sản: XK thủy sản năm 2018 đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017. Trong đó, cá tra đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,4%; tôm đạt 3,58 tỷ USD; cá ngừ đạt 785 triệu USD; cá khác đạt 1,52 tỷ USD; nhuyễn thể đạt 785 triệu USD...

Đáng chú ý, không chỉ tăng trưởng XK ấn tượng, năm 2018, mặt hàng cá tra còn ghi nhận có sự tăng trưởng phát triển vượt bậc về diện tích nuôi khi đạt con số 5.400 ha (tăng 3,3% so với năm 2017); sản lượng 1,42 triệu tấn, tăng 8,4% so với năm 2017. Năm 2018, ngành thủy sản đã tổ chức thay thế 30 nghìn con đàn cá bố mẹ, chọn lọc giống được tăng cường. Do đó, chất lượng con giống cá tra đã từng bước được cải thiện, hoạt động sản xuất ương giống, nuôi cá tra thương phẩm đã cơ bản được kiểm soát nhằm ngăn ngừa tình trạng ồ ạt mở rộng diện tích nuôi cá tự phát từ năm 2017.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
  • Ám ảnh mẹ và vợ đánh nhau như hàng chợ
  • Hố ga hay một loại “thùng rác mới”?
  • Cha nghèo quanh năm chạy tiền tiếp máu cho con
  • Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
  • Thay đổi hộ khẩu và CMTND không cần thay sổ BHXH?
  • Mới cưới 1 tháng, chồng đã rủ gái đi chơi
  • Bác sĩ chưa “chê” khả năng chữa bệnh của em vẫn còn
推荐内容
  • Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
  • Kế hoạch bán vé tàu Tết Ất Mùi
  • Hơn 300 triệu đồng đến với bé văng khỏi bụng mẹ
  • Đau xót cảnh con dâu nuôi cha liệt, con nhỏ
  • Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
  • Mộ 'ngụp lặn' giữa hồ nước