【tỷ số helsinki】Chính sách tài khóa tiên phong trong vai trò ổn định kinh tế vĩ mô
PV:Quốc hội,ínhsáchtàikhóatiênphongtrongvaitròổnđịnhkinhtếvĩmôtỷ số helsinki Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi và phát triển. Ông đánh giá thế nào về vai trò của chính sách tài khóa trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế?
TS. Cấn Văn Lực:Để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân và nền kinh tế, trong năm 2022 Chính phủ đã thực hiện các chính sách tài khóa với 2 trọng tâm: Thứ nhất, chính sách miễn, giảm, giãn tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với quy mô khoảng 200,3 nghìn tỷ đồng, khoảng 2,1% GDP hiện hành năm 2022.
TS. Cấn Văn Lực |
Thứ hai, tổng vốn đầu tư công theo kế hoạch và một số cấu phần đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023, với tổng quy mô 580 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP nhằm kích thích tổng cầu, tạo sự lan tỏa, giúp kinh tế phục hồi sau đại dịch.
Bước sang năm 2023, chính sách tài khóa tiếp tục được thực thi với 2 trọng tâm như trên. Cụ thể, chính sách miễn, giảm, giãn tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với tổng quy mô là 198,4 nghìn tỷ đồng, khoảng 2% GDP. Chính sách thúc đẩy đầu tư công với tổng quy mô 713 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2022 và ước chiếm 7,1% GDP.
Tôi cho rằng, các chính sách tài khóa nói trên đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa mở rộng phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định vĩ mô. Cùng với chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng, chính sách tài khóa thông qua giảm thuế, phí đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, góp phần kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.
Chính sách tài khóa với trọng tâm là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023, thúc đẩy đầu tư công và nhiều chính sách bổ sung như giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm thuế, phí... nhằm kích thích tổng cầu và vốn đầu tư tư nhân trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn... Đây chính là chính sách tài khóa “nghịch chu kỳ”.
PV:Kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do suy giảm kinh tế toàn cầu. Tình hình này tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thưa ông?
TS. Cấn Văn Lực:Có thể nói, trong 7 tháng đầu năm 2023, hoạt động của DN gặp nhiều khó khăn do tác động của cả yếu tố bên ngoài như: Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Lạm phát, lãi suất vẫn ở mức cao; nhu cầu tiêu dùng, đầu tư giảm... và nội tại nền kinh tế sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, nhất là khi nền kinh tế có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào khối FDI và việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Năng lực quản trị, cạnh tranh của DN còn thấp; chưa quyết liệt đổi mới khoa học công nghệ, xanh hóa...
Nhìn chung, hoạt động DN bị thu hẹp thể hiện ở các chỉ tiêu: Chỉ số PMI sản xuất luôn ở mức thu hẹp dưới 50 điểm từ tháng 11/2022 đến nay (ngoại trừ tháng 2/2023 ở mức 51,2 điểm). Chỉ số sản xuất công nghiệp trong 7 tháng đều giảm (trừ tháng 2 tăng 7,23%), hết tháng 7 vẫn giảm 0,7% so với cùng kỳ. Đơn hàng xuất khẩu bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng giảm 10,6% số DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm 1,4% so với cùng kỳ.
Chúng ta có thể thấy hoạt động sản xuất công nghiệp suy giảm đã khiến cho khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ tăng 1,13% (so với cùng kỳ) trong 6 tháng đầu năm 2023, đóng góp 11,87% vào mức tăng chung, thấp hơn nhiều mức tăng 7,7% của 6 tháng năm 2022, đóng góp 48,33% vào mức tăng chung. Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng chậm hơn, với mức tăng 6,33% (thấp hơn mức tăng 6,6% của 6 tháng năm 2022) cho thấy cả những DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng khó khăn hơn so với cùng kỳ, dù mặt tích cực là vẫn tăng trưởng tốt hơn lĩnh vực sản xuất và đầu tư.
PV: Từ nay đến cuối năm dự báo còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Để chính sách tài khóa tiếp tục hỗ trợ hiệu quả tăng trưởng theo mục tiêu đề ra, cần chú trọng những gì, thưa ông?
TS. Cấn Văn Lực:Tôi cho rằng, trong các tháng còn lại của năm, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Do vậy, để đạt được các mục tiêu đề ra, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 6/1/2023; các chỉ thị, nghị quyết, nghị định gần đây của Quốc hội, Chính phủ; tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn... Theo đó, chúng ta cần lưu ý phải rút ngắn độ trễ chính sách; có giải pháp hạn chế tâm lý sợ sai, đùn đẩy, sợ trách nhiệm như xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm; có chế tài nghiêm nếu không thực hiện...
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai chương trình phục hồi 2022 - 2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó cần chú trọng các động lực tăng trưởng.
Chúng ta cần tiếp tục thực hiện phối hợp chính sách hiệu quả, đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác; cần có đánh giá đúng và trúng thực trạng tình hình doanh nghiệp; từ đó tháo gỡ kịp thời và chính xác những tồn tại, vướng mắc đã và đang được chỉ ra; quan tâm hỗ trợ DN chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu, dầu tư, tiêu dùng.
Cùng với đó, đồng bộ phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn, bản thân DN cần quyết tâm cơ cấu lại, giảm chi phí; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm sử dụng vốn minh bạch; đa dạng hóa nguồn vốn và giải quyết đúng các cam kết trả nợ...
PV:Xin cảm ơn ông!
Chính sách tài khóa "nghịch chu kỳ" Chính sách tài khóa với trọng tâm là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023, thúc đẩy đầu tư công và nhiều chính sách bổ sung như giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm thuế, phí... nhằm kích thích tổng cầu và vốn đầu tư tư nhân trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn... Đây chính là chính sách tài khóa “nghịch chu kỳ”. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sẽ chỉ có duy nhất 1 chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2?
- ·Học sinh Hậu Giang được nghỉ học từ ngày 3
- ·Bộ Giáo dục
- ·Ngày 11
- ·Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của DNNVV, trụ cột quan trọng của kế hoạch năng suất
- ·Số lượt khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tăng
- ·Kiểm tra việc đón học sinh trở lại trường và công tác phòng, chống dịch
- ·Bộ Y tế tiếp tục gửi tin nhắn đến các thuê bao di động phòng dịch bệnh do vi
- ·Vụ công an Nghệ An bắn chỉ thiên bắt ma túy, có sự hỗ trợ của tài xế xe ben
- ·Hơn 71% trường học ở huyện Châu Thành đạt chuẩn quốc gia
- ·Vụ MobiFone mua AVG: Ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn vi phạm 'rất nghiêm trọng'
- ·3 bệnh nhân nhiễm nCoV được xuất viện
- ·Huyện Long Mỹ: Đạt và vượt nhiều chỉ tiêu trong chiến dịch dân số
- ·43 học sinh tham gia chương trình “Em tập làm chiến sĩ”
- ·Nếu chủ nhà trọ thu tiền điện giá cao công nhân, sinh viên cần làm gì để bảo vệ quyền lợi
- ·18 trường trên địa bàn tỉnh được mượn máy tính phục vụ dạy và học
- ·Tự phát hiện bệnh ung thư vú tại nhà
- ·Chăn nuôi an toàn sinh học
- ·Vụ vải thiều năm 2020: Tăng cường chế biến, tổ chức tốt kịch bản tiêu thụ
- ·Ứng dụng giám sát dịch COVID