【ulsan hyundai đấu với jeju】Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ
Nhận được thư mời từ nhiều trường trên thế giới như Mỹ,ừchốithưmờicủađạihọcMỹXHànQuốctớiViệtNamlàmtiếnsĩulsan hyundai đấu với jeju Nhật Bản, Trung Quốc nhưng anh Ko Dong Hyun quyết định chọn làm tiến sĩ tại Việt Nam.
Ở tuổi 36 khi ấy, nhiều người bạn khuyên anh Ko Dong Hyun suy nghĩ lại vì đó là quyết định ‘mạo hiểm, liều lĩnh’.
Thế nhưng ngày hoàn thành bảo vệ luận án, anh Ko Dong Hyun cho biết bản thân cảm thấy xúc động, biết ơn và tự hào. “Hành trình này không chỉ là sự trưởng thành về mặt học thuật mà còn làm giàu trải nghiệm sống của tôi”, anh Ko - người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
Sống tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, anh Ko Dong Hyun từng tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ngành Quan hệ lao động và việc làm tại Đại học Rutgers (bang New Jersey, Mỹ). Năm 2017, khi còn làm việc tại Đại học Nữ sinh Dongduk (Hàn Quốc), lần đầu tiên anh đến Việt Nam, tham gia sự kiện Ngày Hàn Quốc ở tỉnh Quảng Nam. Ghé thăm nhiều nơi như Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng, TP.HCM, chàng trai Hàn Quốc bị thu hút trước hệ thống giáo dục và tiềm năng học thuật nơi đây.
Trước đó, khi học tập ở Mỹ, anh Ko có một người bạn Việt Nam rất thân, coi như anh em ruột. “Người bạn ấy đã dạy tôi nhiều điều về phong tục và sự ấm áp của con người nơi đây. Cũng chính qua bạn, tôi nhận ra sự tử tế và rộng lượng, vốn là nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam. Tôi cảm thấy có sự kết nối tự nhiên với đất nước này ngay cả trước khi đặt chân tới”, anh nói.
Sự gắn kết và lòng yêu mến ấy thôi thúc anh nghĩ đến việc học tiến sĩ tại Việt Nam.
“Lúc đó, ước mơ của tôi là trở thành Bộ trưởng Bộ Lao động. Tôi mong muốn nghiên cứu về chính sách lao động - việc làm ở Việt Nam, bởi nhìn thấy tiềm năng của thị trường lao động năng động và sự phát triển mạnh mẽ, đáng kinh ngạc của nền kinh tế này. Điều ấy đã thôi thúc tôi đến đây, dù con đường này có thể gặp khó khăn và không theo khuôn mẫu”.
Anh cũng nhìn nhận đây là quyết định “mang tính chuyển mình”. Sau khi nộp đơn xin nghỉ việc, anh đặt vé máy bay tới Hà Nội. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp bày tỏ sự lo lắng bởi khi ấy, anh đã nhận thư mời học tiến sĩ từ nhiều trường ở các nước phát triển hơn như Mỹ.
“Mọi người đều cho rằng đó là một quyết định mạo hiểm, thậm chí liều lĩnh. Khi ấy, tôi đã 36 tuổi và đây có lẽ là một sự thay đổi rất lớn trong sự nghiệp”, anh nói.
Tuy nhiên, bố mẹ anh lại ủng hộ và tôn trọng quyết định của con trai. Anh Ko cho rằng, giữa rất nhiều nghi ngờ, sự ủng hộ của bố mẹ trở thành điểm tựa vững vàng cho anh vượt qua thử thách.
Đến tháng 10/2018, anh Ko chính thức theo học tiến sĩ ngành Kinh tế Quốc tế tại Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - một môi trường “phù hợp với định hướng nghiên cứu mình đang theo đuổi”.
Anh Ko cho biết không gặp khó khăn lớn nào khi học tập ở Việt Nam. Kinh nghiệm sống tại nhiều quốc gia và việc đi du lịch nhiều nơi đã giúp anh thích nghi và hòa nhập tự nhiên với cuộc sống nơi đây.
Ngôn ngữ cũng không phải rào cản vì giảng viên và người học đều sử dụng tiếng Anh. Vì thế, anh Ko có thể tập trung hoàn toàn vào nghiên cứu và các mục tiêu học thuật.
Anh Ko đánh giá, Việt Nam đang giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động và việc làm, nhưng vẫn đối mặt với thách thức do đô thị hóa và suy thoái môi trường. Để giải quyết những vấn đề này, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng.
Vì thế, những nghiên cứu của anh quan tâm đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đồng thời phân tích sâu chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và những tác động chính sách đối với Việt Nam. Anh kỳ vọng sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, học giả và lãnh đạo ngành cái nhìn toàn diện về các chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc.
Trong giai đoạn 2022-2024, anh Ko có nhiều công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí quốc tế. Ngoài ra, anh đang hoàn thiện một số cuốn sách, dự kiến xuất bản đầu năm 2025.
Hiện tại, anh Ko giữ vai trò quản lý dự án tại Trung tâm Hợp tác Công nghệ giáo dục Quốc tế của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, anh giảng dạy một số môn học liên quan đến kinh tế, chính trị Hàn Quốc.
Hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Việt Nam, anh cho rằng, đây không chỉ là thành tựu cá nhân mà còn minh chứng cho sức mạnh của những giấc mơ. “Việt Nam đã trở thành ngôi nhà thứ hai và là nơi định hình hành trình tiếp theo của cuộc đời tôi”, anh nói.
Từ những trải nghiệm trong quá trình học tiến sĩ tại Việt Nam, anh Ko cho biết bản thân đã thay đổi mục tiêu, sẽ trở về Hàn Quốc, làm việc trong tổ chức liên quan đến môi trường hoặc khí hậu, chẳng hạn như Bộ Môi trường.
“Đó sẽ là chặng đường dài, nhưng tôi hy vọng có cơ hội đem những điều mình đã học ở Việt Nam để ứng dụng tại Hàn Quốc, đồng thời góp phần thúc đẩy sự hợp tác sâu sắc hơn giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực hành động liên quan đến biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh”, TS Ko chia sẻ.
(Nguồn: Vietnamnet)Link: https://vietnamnet.vn/tu-choi-thu-moi-cua-dai-hoc-my-8x-han-quoc-toi-viet-nam-lam-tien-si-2341640.html
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giới trẻ hào hứng check
- ·Gia đình
- ·Mẹ sợ tuổi già
- ·Nhà mẹ dột
- ·Lý do xung đột Israel
- ·Nick Út và 'Em bé Napalm' lần đầu gặp gỡ tại Việt Nam
- ·Mùi mồ hôi của mẹ
- ·Thể lệ Liên hoan nghiệp vụ báo chí tỉnh Bình Phước
- ·Giáng sinh lộng lẫy, bình an tại Paris
- ·Việt Nam giành một giải thưởng tại Liên hoan Phim quốc tế ASEAN
- ·Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ
- ·Ra mắt sách "50 năm Hiệp định Paris
- ·Ruộng bậc thang: Nguyên liệu "vàng" cho phát triển du lịch
- ·Bình Phước: Háo hức chờ thời khắc đếm ngược chào năm mới 2023
- ·Du khách Mỹ thử chuột đồng nướng mọi ở Đồng Tháp và cái kết 'khó tin'
- ·Vì Trường Sa xanh
- ·Em kể anh nghe
- ·Tự hào vợ lính!
- ·Trải nghiệm cao tốc Vân Đồn
- ·Văn nghệ sĩ phải thể hiện bản lĩnh, vai trò khi tham gia không gian mạng xã hội