【kết quả bóng đá ả rập】Xử lý nghiêm “găm hàng”, xuất nhập khẩu thịt lợn trái phép
![]() | Nhập khẩu thịt lợn tăng hơn 300%, kéo giá xuống ngay đầu tháng 4 |
![]() | Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp đưa giá lợn hơi về mức bình thường |
![]() | Kéo giá lợn xuống 60.000 đồng/kg vào cuối quý II |
![]() |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phân tích, thời gian qua, khi nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng. Với riêng chăn nuôi, dù vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi nhưng đã kiểm soát tốt được dịch bệnh để phát triển đàn lợn.
Từ năm 2020 đến nay, tốc độ tái đàn, tăng đàn lợn đạt tỷ lệ 6,2% (tăng hơn 2 triệu con so với tháng 12/2019). Tổng sản lượng thịt lợn đạt 810.000 tấn. Việc duy trì phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển đàn lợn nói riêng đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống của người dân.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo điều hành giá, từ cuối năm 2019 đến nay, giá thịt lợn luôn ở mức cao.
Phó Thủ tướng dẫn chứng thông tin báo chí đăng tải ngày 29/3 cho biết, giá thịt lợn đang ở mức 82.000-85.000 đồng ở miền Bắc; 72.000-85.000 đồng ở miền Trung - Tây Nguyên; 75.000-81.000 đồng ở miền Nam.
Về nguyên nhân của việc tăng giá thịt lợn, theo Phó Thủ tướng do nguồn cung thấp hơn cầu; do đàn lợn bị giảm do dịch bệnh; do tâm lý tích trữ thực phẩm của người dân khi xảy ra dịch. Bên cạnh đó có hiện tượng "găm hàng", hạn chế bán để chờ giá lên; đồng thời cơ cấu trong giá thịt lợn còn bất hợp lý (chi phí trung gian lớn 40-45%).
Việc giá thịt lợn cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Trong lúc phải nghỉ việc, ít việc, thu nhập thấp do dịch bệnh Covid-19, người dân lại phải chi tiêu cao sẽ gây nhiều khó khăn.
Mặt khác, giá thịt lợn ở mức cao sẽ tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô.
"Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải giảm giá thịt lợn ở mức hợp lý, vừa đảm bảo đời sống của người dân, lợi ích của người chăn nuôi, doanh nghiệp và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây không chỉ là trách nhiệm về mặt kinh tế mà còn về chính trị, văn hóa, đạo đức đối với người dân. Bên cạnh đó là tập trung tăng nguồn cung thịt lợn, phù hợp với nhu cầu của thị trường ở trong nước, khu vực và thế giới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương phối hợp các địa phương, doanh nghiệp có giải pháp hạ giá thành chăn nuôi; tăng cường kiểm soát về giá trên thị trường, kiểm soát chi phí khâu trung gian. Trong thời gian tới, xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch tăng đàn, tái đàn lợn nhưng đảm bảo cân bằng cung cầu.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu, xây dựng các chuỗi chăn nuôi, sản xuất, cung ứng, vùng an toàn dịch bệnh; đảm bảo cung ứng thịt trong bối cảnh dịch Covid-19, không để tâm lý hoang mang, ổn định thị trường; xử lý nghiêm tình trạng “găm hàng”, đẩy giá lên cao; xử lý nghiêm tình trạng xuất nhập khẩu thịt lợn trái phép…
Tại buổi làm việc, 15/15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã cam kết điều chỉnh giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg vào ngày 1/4 tới.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, điều chỉnh giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg là góp phần thực hiện mục tiêu kép, cùng chung tay bảo vệ thị trường sản xuất thịt lợn trong nước, cùng chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo CPI ở mức ổn định.
“Trong nhóm giải pháp tổng thể có 1 giải pháp là yêu cầu 15 doanh nghiệp đại diện cho khu vực chăn nuôi lớn đồng hành chia sẻ xuống giá 70.000 đồng/kg lợn hơi tại cơ sở chăn nuôi của mình. Bên cạnh đó, giải pháp còn lại là minh bạch về thông tin. Bộ NN&PTNT cùng vào cuộc với Bộ Công thương và các bộ, ngành tăng cường tuyên truyền tốt thì khâu trung gian sẽ giảm dần đi”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Theo báo cáo của các Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), năm 2019, thịt lợn và sản phẩm thịt lợn nhập khẩu là 67.131 tấn (tăng 63% so với năm 2018); trong đó chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đức, Ba Lan, Brazil, Canada, Hoa Kỳ. Trong năm 2020, tính đến ngày 27/3/2020, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 39.191 tấn, tăng tới 312% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thịt lợn và sản phẩm thịt lợn nhập khẩu từ Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%, Brazil 9,68%, Hoa Kỳ 7,65% và Nga 2,62%. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Soi kèo góc Everton vs Crystal Palace, 21h00 ngày 28/9
- ·Soi kèo phạt góc Chile vs Brazil, 7h00 ngày 11/10
- ·Soi kèo góc Girona vs Feyenoord, 23h45 ngày 2/10
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Soi kèo góc Liverpool vs Bologna, 2h00 ngày 3/10
- ·Soi kèo phạt góc Barcelona vs Young Boys, 02h00 ngày 2/10
- ·Soi kèo phạt góc Ba Lan vs Bồ Đào Nha, 01h45 ngày 13/10
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Soi kèo góc Italia vs Israel, 01h45 ngày 15/10
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Soi kèo góc Nottingham vs Fulham, 21h00 ngày 28/9
- ·Soi kèo góc Holstein Kiel vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 29/9
- ·Soi kèo phạt góc Chile vs Brazil, 7h00 ngày 11/10
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Soi kèo góc Cerezo Osaka vs Gamba Osaka, 17h00 ngày 2/10
- ·Soi kèo góc Juventus vs Cagliari, 17h30 ngày 6/10
- ·Soi kèo phạt góc hôm nay, Kèo góc tài xỉu trực tuyến tối nay
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Soi kèo góc Anh vs Hy Lạp, 1h45 ngày 11/10