【bảng xếp hạng giải nga】Taliban “cởi trói” cho phụ nữ Afghanistan ?
“Cởi trói” cho phụ nữ Afghanistan đang được Taliban đặt ra nhưng giới quan sát lại tỏ ra hoài nghi.
Trẻ em Afghanistan tại thành phố Kabul. Nguồn: REUTERS
Mới đây,ởitrichophụnữbảng xếp hạng giải nga lực lượng Taliban hiện đang cầm quyền tại Afghanistan dự định mở lại các trường trung học cho nữ sinh đi kèm với một số điều kiện. Theo đó, chính quyền Taliban đã chỉ định một hội đồng giáo dục cho trẻ em gái nằm dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục. Việc cho phép nữ sinh đi học bắt đầu lại từ cấp trung học cơ sở. Tuy nhiên, tất cả học sinh từ lớp 6 cùng giáo viên phải mặc trang phục Hồi giáo với khăn trùm đầu hijab che phủ cả mặt.
Taliban cũng cấm người ngoài vào các trường học dành cho nữ sinh, ngoại trừ các nhân viên nữ làm nhiệm vụ quản lý trong giờ hành chính. Hướng dẫn mới của chính quyền cũng khuyến cáo tất cả nữ sinh nên tránh việc dừng lại và gặp gỡ bạn bè dọc đường tới trường. Ngoài ra, tất cả giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng giáo án để học bù thời gian đã mất trong năm học vừa qua.
Động thái mới của Taliban được cho là muốn xoa dịu phản ứng của dư luận quốc tế về nhân quyền, nhất là đối với phụ nữ Afghanistan. Bởi lẽ, từ trước đến nay Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (tên gọi của nhà nước do Taliban cầm quyền) luôn áp đặt những chính sách hà khắc đối với phụ nữ. Từ tháng 8-2021 đến nay khi Taliban trở lại nắm quyền, đồng thời rút lại những quyền được giáo dục và làm việc nên cuộc sống của phụ nữ Afghanistan được cho là tồi tệ nhất. Chính những yếu tố này làm giới quan sát nghi ngờ động thái được cho là “cởi trói” cho phụ nữ chỉ là trấn an dư luận.
Khi mới lên nắm quyền, Taliban từng hứa hẹn sẽ đưa ra các quy định mới ôn hòa hơn so với giai đoạn cai trị trước đây, bao gồm cả việc đảm bảo quyền của phụ nữ. Tổ chức này cũng cam kết về một chính phủ toàn diện, gồm đại diện các thành phần dân tộc Afghanistan. Tuy nhiên, loạt động thái gần đây của chính quyền Taliban cho thấy, họ ngày càng hạn chế quyền của người Afghanistan, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ. Điển hình là việc ra những quy định cực đoan đối với nữ giới như cấm phụ nữ làm việc trong văn phòng chính phủ, ngân hàng, công ty truyền thông,... hay phụ nữ muốn sử dụng chung phương tiện để đi quãng đường dài (xa hơn 72km) hoặc lên máy bay cần có người thân là nam giới đi cùng. Thậm chí Taliban cũng yêu cầu các kênh truyền hình của Afghanistan “ngừng chiếu phim và vở kịch có diễn viên nữ”.
Gần đây nhất, hôm 7-5, thủ lĩnh Taliban Hibatullah Akhundzada lại tiếp tục ban hành sắc lệnh quy định, phụ nữ phải mặc trang phục trùm kín từ đầu tới chân mỗi khi xuất hiện ở nơi công cộng. Cũng theo sắc lệnh này, phụ nữ chỉ được rời khỏi nhà khi cần thiết. Những người thân trong gia đình là nam giới sẽ bị trừng phạt nếu phụ nữ trong nhà vi phạm các quy định về trang phục. Hình phạt có thể là triệu tập, ra tòa và thậm chí đi tù.
Ông Khalid Hanafi, quyền Bộ trưởng phụ trách đức hạnh và phòng ngừa thói xấu của chính quyền Taliban giải thích về sắc lệnh này: “Chúng tôi muốn tất cả các phụ nữ ở Afghanistan có một cuộc sống an toàn, hạnh phúc và đàng hoàng. 99% phụ nữ tại Afghanistan đều đã đội khăn trùm đầu, không có lý do gì cho các trường hợp khác được hưởng ngoại lệ”.
Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC) đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những sắc lệnh mà Taliban ban hành liên quan trẻ em gái và phụ nữ Afghanistan gần đây. UNSC kêu gọi Taliban hãy bãi bỏ các chính sách hạn chế tự do cho phụ nữ Afghanistan, đồng thời yêu cầu Taliban mở lại trường học cho nữ sinh ngay lập tức và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về quy định phụ nữ phải che mặt ở nơi công cộng, kể cả trên các chương trình truyền hình.
Việc Taliban liên tiếp đưa ra những quy định cực đoan với phụ nữ được nhận định là sẽ càng khiến lực lượng này khó có thể nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, giữa lúc Afghanistan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
HN tổng hợp
(责任编辑:Thể thao)
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Quản lý rác thải nhựa bằng việc nâng cao ý thức và thói quen tiêu dùng
- ·BIDV đồng hành cùng Hội nghị Năng lượng tái tạo 2023
- ·Chung tay xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Những chính sách môi trường mới nào có hiệu lực từ năm 2022?
- ·Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường
- ·Doanh nghiệp Việt Nam và công cuộc thải bỏ chất thải nhựa
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·EPR là con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Khánh Hoà phát động chương trình 'Hành động xanh
- ·Xu hướng tiêu dùng xanh và thời cơ của doanh nghiệp
- ·Luật Bảo vệ môi trường 2020 thúc đẩy cuộc chiến chống rác thải nhựa?
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·'Thu gom vỏ hộp
- ·Thay đổi nhận thức, bắt nhịp tiêu dùng xanh
- ·Tiêu dùng xanh: Từ nhận thức tới hành động
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu xanh