【lịch thi đấu bóng đá giải tây ban nha】Nguy cơ chậm tiến độ, lo bồi thường mất 5.000 tỷ
Theơchậmtiếnđộlobồithườngmấttỷlịch thi đấu bóng đá giải tây ban nhao hợp đồng BOT nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 đã được ký kết, dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân có nhiệm vụ giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 phải hoàn thành trong tháng 12/2022.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Nếu dự án chậm tiến độ, mỗi ngày phía Việt Nam phải bồi thường số tiền 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỷ đồng). Nếu chậm tiến độ 6 tháng, số tiền phía Việt Nam phải bồi thường lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng. Nếu quá 6 tháng, hợp đồng BOT nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 sẽ bị chấm dứt sớm và Chính phủ Việt Nam phải mua lại nhà máy.
Để thực hiện nghĩa vụ của EVN nói riêng theo Hợp đồng mua bán điện, cũng như thực hiện nghĩa vụ của phía Việt Nam theo Hợp đồng BOT của Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, EVN và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án trong tất cả các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, đấu thầu, giải phóng mặt bằng.
Dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân nguy cơ chậm tiến độ, lo bồi thường mất 5.000 tỷ |
Tuy nhiên, quá trình thẩm tra, phê duyệt thủ tục đầu tư dự án của các cơ quan có thẩm quyền ngoài EVN bị kéo dài, do vậy dự án mới được khởi công vào tháng 7/2021. Mặc dù đã được khởi công, dự án còn rất nhiều khó khăn.
Cụ thể, về phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tại tỉnh Khánh Hoà có 117 vị trí móng cột nằm trên đất rừng, trong đó 46 vị trí móng nằm trên đất rừng tự nhiên và 71 vị trí móng nằm trên đất rừng trồng. Tại tỉnh Ninh Thuận có 27 vị qua rừng tự nhiên, 14 vị trí qua rừng trồng phòng hộ. Đến nay, EVNNPT kiểm kê, đánh giá xong hiện trạng rừng phần móng trụ và đường tạm thi công, hoàn thành thẩm định kết quả đánh giá hiện trạng rừng và trình UBND các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận. Các thủ tục này vẫn đang chờ địa phương trình Bộ NN-PTNT thẩm định trước khi trình Thủ tướng.
Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, vẫn còn 120/172 vị trí móng (tỷ lệ gần 70%) tại Khánh Hoà và 128/132 vị trí móng (gần 97%) tại Ninh Thuận chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu thi công. Hai địa phương này đã ban hành thông báo thu hồi đất cho dự án.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các thủ tục tiếp theo về bồi thường giải phóng mặt bằng đang tạm dừng, trong đó nhiều huyện chưa lập và ban hành được giá đất cụ thể, chủ trương mức hỗ trợ đất trong hành lang tuyến cũng chưa được UBND các tỉnh ban hành.
Để thúc đẩy tiến độ các dự án, EVN đã kiến nghị Bộ NN-PTNT, UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận hỗ trợ giải quyết nhanh các thủ tục có liên quan đến nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (bao gồm cả các đoạn tuyến liên quan đến rừng thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng của HĐND tỉnh) để hoàn thành các thủ tục pháp lý về rừng trước 31/12/2021.
Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, EVN kiến nghị công tác thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, do UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận chủ trì, được thực hiện theo hình thức trực tuyến, việc kiểm tra hiện trường (nếu cần thiết) sẽ tiến hành hậu kiểm.
Họp trực tuyến với lãnh đạo UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận ngày 9-10/9, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân kiến nghị hai tỉnh chỉ đạo việc hoàn thành từng thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao tất cả các vị trí móng và mặt bằng trạm của dự án chậm nhất là 30/12/2021, bàn giao hành lang an toàn lưới điện chậm nhất là tháng 6/2022. Đồng thời, cần thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi thường GPMB tại các tỉnh và các huyện liên quan để tập trung chỉ đạo công tác này từ 9/2021 đến 6/2022.
Lương Bằng
Đón nguồn điện trời vô tận, 'cơn đau đầu' của ông chủ nghìn tỷ
Các dự án điện gió đang cuống cuồng về đích sẽ đối mặt rất nhiều nỗi lo. Kể cả khi về đích thì các nhà đầu tư vẫn sẽ đối mặt không ít “cơn đau đầu” khác.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xuất khẩu dệt may năm 2020 giảm sau nhiều năm tăng trưởng liên tiếp
- ·Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law: Áp lực vấn đề pháp lý hậu M&A rất lớn
- ·Phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở
- ·Ngành điện cần 133 tỷ USD vốn đầu tư trong 10 năm tới
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Các SME là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị
- ·Báo Thái Lan gợi ý du khách cần ít nhất 5 ngày để trải nghiệm Phú Quốc
- ·Chi bộ 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- ·Đặt chỉ tiêu 2021 GDP tăng khoảng 6%: Thể hiện quyết tâm phục hồi kinh tế
- ·Gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình: Bộ trưởng sẽ làm gì sau khi nhận trách nhiệm?
- ·Khánh Hòa: Hướng tới 4 chương trình trọng điểm trong năm 2021
- ·Chỉ thị mới nhất về phòng chống dịch COVID
- ·Đại biểu quốc hội: Đã làm thì không “sợ”
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng
- ·Rộng mở cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Toàn cảnh lễ tuyên thệ nhậm chức trang trọng trước 5.000 người của Tổng thống Nga Vladimir Putin
- ·Nhiều cơ hội hợp tác đầu tư giữa bang Nam Úc và tỉnh Bình Dương
- ·Ðề nghị lắp đặt đèn chiếu sáng tuyến quốc lộ 61C
- ·Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ tiền cho người dân sửa nhà sập đổ, hư hỏng nặng
- ·Standard Chartered hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2021
- ·Hải Dương làm khu kinh tế chuyên biệt rộng 5.300 ha