【ty le c2】Cẩn trọng với những lời mời chào tham gia ứng dụng mới
Theẩntrọngvớinhữnglờimờichàothamgiaứngdụngmớty le c2o chuyên gia người dùng cần cẩn trọng trước khi nhấn vào những đường link tiếp thị liên kết đề phòng trường hợp bị kẻ gian chiếm đoạt tài khoản.
Thời gian vừa qua, những chiêu lừa đảo thường lợi dụng các vấn đề, sự kiến nóng để trục lợi. Đáng chú ý, việc sàn thương mại điện tử Temu có chương trình tiếp thị liên kết mức lợi nhuận cao đã bị kể xấu lợi dụng vào mục đích lừa đảo.
Cụ thể, với mức thưởng lớn cho mỗi người dùng mới tạo tài khoản qua đường link giới thiệu, cao gấp ba lần so với Shopee đang hiện diện từ lâu tại Việt Nam, Temu nhanh chóng trở thành lựa chọn mới cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập từ việc giới thiệu sản phẩm.
Chính vì điều này đã khiến nhu cầu trải nghiệm hoặc đôi khi chỉ là tò mò với các chương trình khuyến mãi, hoa hồng lớn sẽ là một sức hấp dẫn rất lớn với người dùng.
Lợi dụng điều này, những đối tượng lừa đảo có thể thực hiện 1 số hành vi lừa đảo sau, người sử dụng cần hết sức cảnh giác, theo ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ, Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam đã chia sẻ về những nguy cơ tiềm ẩn.
Giả mạo đường link, websitem khi ấy kẻ lừa đảo tạo ra các đường link có tên miền nhái hoặc giao diện nhại với sản phẩm mới, gửi cho người dùng với những lời chào mừng hấp dẫn, dụ người dùng cung cấp thông tin nhạy cảm như tên đăng nhập, mật khẩu, hoặc thông tin thẻ tín dụng. Một khi người dùng cung cấp thông tin, tin tặc có thể dùng chúng để xâm nhập vào các tài khoản hoặc thực hiện các hành vi lừa đảo tài chính.
Giả mạo ứng dụng, kẻ lừa đảo có thể yêu cầu nạn nhân cài ứng dụng qua các liên kết được chia sẻ, từ đó dẫn người dùng đến các chợ không chính thống, cài đặt mã độc và chiếm quyền điều khiển điện thoại người dùng. Từ đó, chúng âm thầm thu thập thông tin, điều khiển điện thoại, chiếm đoạt tài khoản, tiền, thậm chí mã hoá dữ liệu tống tiền.
Lừa đảo đầu tư bằng hình thức mời gọi đầu tư, nhập hàng để hưởng hoa hồng cao, thực chất là các chương trình lừa đảo hoặc không tồn tại, dẫn dụ nạn nhân chuyển tiền rồi cắt liên lạc.
Để phòng tránh, người dùng cần nâng cao cảnh giác bằng cách kiểm tra tính hợp pháp của liên kết: Trước khi nhấp vào bất kỳ liên kết nào, hãy kiểm tra nguồn gốc, xác minh xem liên kết có phải từ nguồn đáng tin cậy hay không.
Sử dụng phần mềm bảo mật, cài đặt phần mềm diệt virus và các công cụ bảo mật khác để bảo vệ thiết bị khỏi phần mềm độc hại.
Không cung cấp thông tin cá nhân: Không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính, đặc biệt thông tin thẻ tín dụng qua các liên kết không rõ ràng hoặc các trang web không bảo mật.
Nâng cao cảnh giác, phòng tránh các nguy cơ an ninh mạng từ những liên kết mời gọi hoặc sản phẩm công nghệ mới.
Hướng xử lý
Trước sự nhức nhối của nạn lừa đảo qua sàn thương mại điện tử, các cơ quan chức năng, công an các tỉnh, thành phố đã điều tra, xử lý nhiều trường hợp, thậm chí đường dây móc nối, chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng, đồng thời khuyến cáo người dân, khi nhận bất cứ cuộc gọi hoặc tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội thông báo may mắn được nhận quà tặng tri ân, trúng thưởng, cộng tác viên việc nhẹ lương cao... từ các thương hiệu, sàn thương mại điện tử lớn, cần cảnh giác, xác minh rõ ràng. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo, phải báo ngay cho cơ quan công an.
Thời gian qua, Bộ Công thương đã trình các cấp có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 và nghị định hướng dẫn triển khai đề án chống hàng giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Để có chế tài kiểm soát, xử lý hiệu quả hơn, Bộ Công thương cho biết sẽ khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, trong đó tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua, trong đó tập trung vào 2 giải pháp chính:
Tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong môi trường thương mại điện tử. Trong quá trình xử lý vi phạm, các vướng mắc về cơ chế xử lý, về quy định pháp luật điều chỉnh sẽ tiếp tục được rà soát, đánh giá để kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực pháp lý.
Tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển môi trường thương mại điện tử lành mạnh, bền vững.
Chí Hiếu(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá xăng, dầu tiếp tục giảm sâu từ 15h chiều nay 11/5
- ·TP. Hồ Chí Minh: Ngành nhựa thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường
- ·Sẽ có quy định tạo thuận lợi cho trường dạy nghề thực hiện tự chủ
- ·Tăng phát hành trái phiếu Chính phủ gây sức ép lên nợ công
- ·Chính phủ yêu cầu sớm khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía bắc
- ·Nhật Bản: Công ty điều hành du thuyền nộp đơn xin phá sản do COVID
- ·Thành lập Ban Chỉ đạo điều hành giá
- ·Vụ 84 công nhân nhập viện: Có vi khuẩn Coliforms trong mẫu thức ăn
- ·Thép Mạnh Hà
- ·Chiêm ngưỡng mưa sao băng 76 năm mới có một lần
- ·Những doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực ngành Công Thương được cấp giấy ra đường
- ·Nạn ma túy trong nhà tù lên sân khấu kịch
- ·KBNN chủ động ứng phó với tác động gây mất an toàn thông tin
- ·Tạm dừng tuyển lao động Hàn Quốc tại 40 quận, huyện
- ·Phát triển bền vững nghề nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Mây ngũ sắc xuất hiện ở Trung Quốc
- ·Tăng tuổi nghỉ hưu ít tạo sức ép việc làm với lao động trẻ
- ·Quảng Ninh: 3 địa phương hợp nhất văn phòng huyện ủy với văn phòng HĐND và UBND huyện
- ·Thủ tướng: Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu
- ·FAO: Tìm kiếm thực phẩm trong hoảng loạn có thể khiến lạm phát tăng cao