会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【thứ hạng của al rayyan】Tìm cách để giảm nợ đọng tiền thuế!

【thứ hạng của al rayyan】Tìm cách để giảm nợ đọng tiền thuế

时间:2024-12-23 18:32:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:256次

tim cach de giam no dong tien thue

Cán bộ Cục Thuế Yên Bái hướng dẫn DN về chính sách thuế. Ảnh: T.HẰNG.

Huy động mọi giải pháp

Trong tổng số tiền nợ thuế của năm 2014 chuyển sang 2015 thì nhóm nợ có khả năng thu (nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày) chiếm tỷ trọng 62,ìmcáchđểgiảmnợđọngtiềnthuếthứ hạng của al rayyan9%. Trong nhóm này, nợ về thuế và phí chiếm tỷ trọng 50,3% tổng số nợ và các khoản phạt và tiền chậm nộp chiếm tỷ trọng 18%... Nhóm nợ khó thu chiếm tỷ trọng 15,5%. Do vậy, trong công tác đôn đốc thu hồi nợ thuế, Tổng cục Thuế và các Cục Thuế địa phương đã thực hiện các giải pháp vừa quyết liệt vừa mang tính động viên DN thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Cục Thuế Lào Cai là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả biện pháp thu hồi thuế nợ đọng vào NSNN. Theo Cục trưởng Nguyễn Thị Kim Yên, đơn vị đã sử dụng kênh nhắn tin thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp đến tất cả các DN còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp... Thông qua kênh này, Giám đốc hoặc kế toán DN sẽ biết được số tiền nợ thuế của đơn vị thay vì chỉ biết giao dịch như trước. Các DN khi nhận được thông tin đều có thái độ hợp tác với ngành Thuế như chấp nhận đối chiếu thuế, xin được áp dụng hình thức nộp dần... Phương châm của cơ quan Thuế Lào Cai là động viên và chia sẻ để làm sao DN chủ động nộp vào NSNN. Đồng thời, phối hợp với các ngành, các cấp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh cho các DN. Tuy nhiên, với trường hợp cố tình trây ỳ thì phải thực hiện biện pháp mạnh như: Yêu cầu DN nợ đọng thuế cung cấp thông tin về các tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại, cung cấp tình hình sử dụng hoá đơn.

Tại Cục Thuế Tuyên Quang, Phó Cục trưởng Lê Mạnh Hải cho biết, là một trong những địa phương có số thu NSNN thấp so với nhiều tỉnh, thành phố nhưng để giảm tỷ lệ nợ thuế trên địa bàn, Cục đã triển khai quyết liệt các biện pháp như: Hàng tháng, xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi tiết đối với từng người nộp thuế, từng khoản thu, sắc thuế, từng địa bàn, khu vực kinh tế, đồng thời, đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch có hiệu quả để đạt được chỉ tiêu. Đối với các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày, thực hiện đôn đốc thu nộp bằng các biện pháp gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp tới DN… Đảm bảo kiểm soát nợ đọng thuế không vượt qua “ngưỡng” 5% so với tổng thu NSNN hàng năm.

Theo Tổng cục Thuế, từ năm 2011 trở lại đây hệ thống pháp luật về quản lý nợ thuế, xóa nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế, tiền phạt đã được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đầy đủ kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, chống thất thu NSNN và giảm nợ đọng như: Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều các Luật về thuế.

Từ năm 2011-2014, cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện đôn đốc thu tiền nợ thuế tại thời điểm 31-12 của năm trước chuyển sang năm sau đạt khoảng 101.800 tỷ đồng, bình quân thu được 25.450 tỷ đồng/năm, đạt tỷ lệ 60%. Bên cạnh đó, ngành Thuế đã thực hiện xử lý các khoản tiền thuế mà người nộp thuế đề nghị xóa nợ theo chính sách và thời gian quy định, đã trình các cấp có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế là 150 tỷ đồng.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách

Mặc dù đã có giải pháp về sửa đổi, bổ sung chính sách trong quản lý và đôn đốc nợ thuế nhưng kết thúc năm 2014, Tổng cục Thuế nhìn nhận công tác đôn đốc, quản lý nợ đọng thuế vẫn còn một số hạn chế, số thuế nợ còn cao, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu NSNN. Nhất là nợ thuế của DN ngoài quốc doanh, tập trung ở lĩnh vực xây dựng cơ bản. Các biện pháp cưỡng chế thuế đã triển khai chỉ thực sự hiệu quả đối với những DN có số nợ thuế ít, còn đối với những DN nợ thuế lớn chưa mang lại hiệu quả.

Trong Báo cáo kết quả giám sát về việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý thuế và thu thuế giai đoạn 2011-2014 của Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội cũng chỉ ra, hàng năm cơ quan Thuế đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp quản lý nợ, đôn đốc, xử lý thu nợ (từ năm 2011-2014 đã thu được 101.800 tỷ đồng số tiền thuế nợ của năm trước chuyển sang năm sau). Tuy nhiên, số nợ đọng xử lý thu được chưa đảm bảo theo tốc độ tăng thu và quy mô thu NSNN ngày càng tăng, dẫn đến tỷ trọng nợ thuế do ngành Thuế quản lý trên tổng thu NSNN vẫn ở mức cao, số tiền nợ tuyệt đối vẫn tăng nhanh qua các năm. Công tác xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế còn chậm, nhiều khoản thuế nợ đọng không có khả năng thu hồi nhưng không đủ căn cứ pháp lý, hồ sơ để được xóa nợ thuế, dẫn đến việc các cơ quan quản lý thuế vẫn phải thực hiện theo dõi, làm tăng số nợ đọng thuế lũy kế lên cao qua các năm.

Trong khi đó, dự báo năm 2015, tình hình tiền thuế nợ vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do một số DN trây ỳ, không nộp thuế đúng hạn, chiếm dụng tiền thuế để lấy vốn sản xuất, kinh doanh; nhiều trường hợp DN kinh doanh thua lỗ đã tự giải thể, phá sản, bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, còn nợ thuế làm cho tiền thuế nợ tiếp tục tăng lên.

Về phía Tổng cục Thuế, tiếp tục tăng cường đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật. Thực hiện rà soát, phân loại nợ; giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng bộ phận, từng cán bộ để phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo số nợ thuế đến 31-12-2015 không vượt quá 5% tổng thu ngân sách năm 2015. Đẩy mạnh việc đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp nợ thuế dây dưa kéo dài theo quy định của Luật Quản lý thuế. Chủ động phối hợp với KBNN, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cung cấp, trao đổi thông tin để thu hồi nợ thuế thông qua tài khoản của các DN hoặc tài sản thế chấp tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Mặt khác, theo kiến nghị của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, nên bổ sung quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế đối với các cơ quan có liên quan trong quản lý người nộp thuế, nhất là đối với người nước ngoài nhằm ngăn chặn tình trạng chủ các DN là người nước ngoài bỏ trốn về nước mà chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế hoặc DN đang có nợ thuế nhưng đã chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản trong Luật Quản lý thuế .

Cũng theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, cần bổ sung quy định về xóa nợ tiền thuế đối với một số trường hợp phát sinh nợ thuế, tiền chậm nộp không có khả năng thu hồi mà Luật Quản lý thuế hiện hành chưa bao quát hết. Đồng thời, bổ sung quy định cho phép Chính phủ trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết xóa nợ thuế trong những trường hợp cụ thể, thực tế khó có khả năng thu hồi. Bổ sung quy định về trách nhiệm của người nộp thuế phải cung cấp đầy đủ thông tin về số hiệu tài khoản mà người nộp thuế đăng ký ở nhiều ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác nhau khi cơ quan Thuế yêu cầu.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Từ ngày 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
  • Làm giàu từ cây “bình dân”
  • Bài 2: Nguồn nhiều, chất lượng yếu
  • Bỏ kiểm dịch nội tỉnh: Nhiều băn khoăn
  • Giảm chi phí logistics: Động lực đưa nông sản Việt Nam vươn xa ra thế giới
  • Diện tích gieo trồng cây hằng năm giảm
  • Mâm cơm cúng Bác
  • Tư vấn đăng ký 3G, trúng Honda Future
推荐内容
  • Cảng Long Beach (Hoa Kỳ) và Cảng Quốc tế Long An (Việt Nam) ký kết Ý định thư thiết lập quan hệ
  • Cần thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo
  • Nhật Bản cam kết dành ODA ở mức cao để Việt Nam phát triển
  • Khoai môn được mùa
  • Lưu ý khởi nghiệp bán đồ làm vườn & các nguồn hàng tham khảo
  • Học và làm theo Bác để thoát nghèo