【inter vs salernitana】IMF: Châu Phi đang tăng trưởng không đồng đều
Tăng trưởng trong khu vực sẽ chậm lại chỉ còn 1,4% trong năm nay - theo số liệu khảo sát của IMF, tốc độ ì ạch nhất trong vòng hai thập kỷ. Mọi thứ trông ảm đạm ở Nigieria, nơi đang sa lầy trong suy thoái kinh tế. Nhưng ở Ivory Coast, chỉ cách đó một chuyến bay ngắn, đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng 8%. Những sự đối lập tương tự có thể thấy ở khắp châu lục này.
Nguyên nhân của sự chia cắt đó là tài nguyên. Giá hàng hóa sụt giảm tác động tiêu cực đến tài sản của các nhà xuất khẩu. Nhóm các nước giàu tài nguyên ở châu Phi sẽ tăng trưởng GDP trung bình 0,3%, IMF cho biết. Như nước giàu dầu mỏ Angola, đã từng là quốc gia tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực, sẽ không có khả năng tạo ra tăng trưởng trong năm nay, hơn thế còn đang bị tàn phá bởi mức lạm phát 38%.
Các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu chứng kiến giá trị xuất khẩu chỉ còn bằng một nửa của năm 2015. Nợ công tăng mạnh. Tỷ giá sụt giảm. Tiêu dùng cá nhân dè sẻn.
Trong khi đó, tình trạng đối lập đang diễn ra ở các nước ít dựa vào tài nguyên hơn. Những nước này sẽ tăng trưởng ở 5,5% trong năm nay. Tất nhiên là với sự hỗ trợ của giá dầu giảm, đã làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Nhưng họ cũng mạnh hơn ở các khía cạnh khác, lấy Đông Phi làm ví dụ, một làn sóng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng ở đây đã kích thích mạnh tổng cầu.
Chính phủ không thể đặt lại giá hàng hóa, cũng không thể dừng hạn hán, nguyên nhân gây thiệt hại nền nông nghiệp ở các quốc gia như Ethiopia và Malawi. Nhưng các quyết định của họ chắc chắn đã có tác động. Nỗ lực tai hại của chính phủ Nigeria để chống đỡ cho tỷ giá hối đoái của mình đã gây tổn thương nhiều hơn những lợi ích nó mang lại.
Các nhà đầu tư ở Mozambique không hề ngạc nhiên khi quốc gia này tiết lộ khoản nợ công bị che giấu vào tháng Tư.
Tăng trưởng ở Nam Phi cũng đã rơi xuống gần mức 0 giữa các cuộc tranh chấp chính trị và một cuộc khủng hoảng năng lượng.
"Giờ là thời điểm các chính phủ cần phải đưa ra những chính sách đúng đắn", IMF thúc giục.
Tất nhiên, cần thận trọng khi đọc các số liệu về GDP ở nền kinh tế không chính thức của châu Phi khiến cho các tính toán trở nên khó khăn. Bài học ở đây là, nếu một nền kinh tế dựa vào hàng hóa, cần đa dạng hóa hoặc sẽ phải đối mặt với hậu quả - sớm hay muộn./.
Ngọc Trang (theo The Economist)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá dầu giảm phiên thứ năm liên tiếp, vàng rời mức cao kỷ lục
- ·Sơn La: Sát hại hàng xóm vì nghi quan hệ bất chính với vợ mình
- ·Liệu chiếc nhẫn thông minh mang tên Apple iRing có sớm ra đời?
- ·Hướng dẫn sử dụng từ điển Anh
- ·Giá xăng dầu hôm nay 29/10/2023: Tuần giảm 2
- ·Những mẫu smartphone đáng mua giá dưới 13 triệu đồng
- ·VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024
- ·Bộ ba ‘lõi’ của hệ sinh thái thông minh liên ngành
- ·‘Bí kíp’ đánh thức hứng thú của vợ
- ·AI làm nguy cơ tấn công mạng tăng theo cấp số nhân
- ·Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 05
- ·ICATECH mang công nghệ tự động hóa tới triển lãm VIMF 2024
- ·Hướng dẫn tạo chữ ký Gmail chuyên nghiệp
- ·Những mẫu smartphone đáng mua giá dưới 13 triệu đồng
- ·Trồng khoai lang trên đất ruộng cho thu nhập cao
- ·Chuyên gia quốc tế dự đoán lĩnh vực 'lên ngôi' tại VinFuture 2024
- ·Hướng dẫn tạo chữ ký Gmail chuyên nghiệp
- ·Tìm cách đọc trộm tin nhắn người khác trên mạng xã hội, nhiều người 'sập bẫy'
- ·Em dại khờ đã lại để mất
- ·BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp