【keohomnay】Vốn vay ưu đãi: Tưởng dễ mà khó
Khó tiếp cận
Hưởng ứng và thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ,ốnvayưuđãiTưởngdễmàkhókeohomnay cũng như thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói cho vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 6-9%/năm. Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) dành gói 3.000 tỷ đồng để triển khai chương trình “Ưu đãi lãi suất, tiếp sức thành công” với mức lãi suất vay từ 7-9%/năm cho các DN nhỏ và vừa.
Tương tự, Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) đã dành tới 10.000 tỷ đồng cho chương trình “Tài trợ vốn với lãi suất ưu đãi dành cho các DN XNK”, với mức lãi suất vay ngắn hạn chỉ từ 6%/năm giúp DN thuộc các lĩnh vực: Da giày, dệt may, nông sản, thuỷ hải sản... bổ sung vốn kinh doanh…
Ngoài các ưu đãi trên, các ngân hàng còn cam kết đưa ra những giải pháp hỗ trợ khác như: Dịch vụ tư vấn tài chính, hỗ trợ tìm kiếm khách hàng và thị trường đầu ra để tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ, tái cơ cấu nợ, tái cấu trúc DN…
Nói về những ưu đãi khi vay vốn, ông Lã Hồng Quang, Giám đốc Công ty TNHH chè Á châu (Asiatea) cho hay, Công ty là DN sản xuất và XK với lượng đơn hàng lớn, ổn định nên được các ngân hàng xếp hạng tín nhiệm cao. Vì thế, DN luôn được các ngân hàng chào đón vay vốn với mức lãi suất ưu đãi nhất, từ đó DN không mấy quan tâm tới những chương trình khuyến mãi theo gói tín dụng như trên.
Tuy nhiên, đây chỉ là một số không nhiều DN có thể thuận lợi tiếp cận được các khoản vay ưu đãi. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam (Lefaso), các chương trình cho vay ưu đãi của các ngân hàng thường là những gói tín dụng ngắn hạn, phục vụ vốn lưu động trong thời gian không quá 6 tháng, nên khó phù hợp với các DN da giày. Bởi các DN ngành này thường mất đến 6 tháng mới hoàn thiện đơn hàng, chưa kể thời gian chờ khách hàng nhận hàng và thanh toán, nên việc tiếp cận còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, DN da giày thường là DN nhỏ và siêu nhỏ, nhà xưởng phải đi thuê nên không đủ điều kiện để ngân hàng chấp nhận cho vay.
Cần quan tâm hơn
Nhìn chung, với các chương trình vay vốn lãi suất ưu đãi của ngân hàng, lãi suất cụ thể mà DN được hưởng ưu đãi bao nhiêu luôn dựa vào việc DN được xếp hạng tín dụng tốt, phương án kinh doanh có tính khả thi và hiệu quả.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) cho biết, các chương trình ưu đãi luôn nhận được sự hưởng ứng khá tích cực của DN nên được ngân hàng chú trọng triển khai, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho vốn vay và hoạt động ngân hàng, điều kiện để DN tiếp cận được còn tùy thuộc vào “khẩu vị” rủi ro của ngân hàng như: DN kinh doanh thuộc lĩnh vực không đảm bảo, DN không có phương án kinh doanh tốt, DN từng có nợ xấu, dư nợ của DN đã đạt ngưỡng cao không thể tiếp tục cho vay được nữa… Do đó, không phải cứ có lãi suất ưu đãi là DN nào cũng có thể tiếp cận nguồn vay.
Hơn nữa, theo ông Vũ Duy Hòa, Giám đốc một DN XNK rau quả tại Bình Thuận, các gói ưu đãi của ngân hàng luôn hấp dẫn DN nhưng tiếp cận còn nhiều khó khăn, trong khi, các DN vừa và nhỏ, DN mới hoạt động, DN còn non yếu mới cần sự hỗ trợ nhiều về vốn. Vì thế, có ngân hàng đặt điều kiện cho vay trong trường hợp DN hoạt động ít nhất 1 năm, doanh thu hàng năm từ 5 tỷ trở lên thì không phải DN mới thành lập nào cũng có thể đáp ứng được.
Do vậy, nhiều DN mong muốn các ngân hàng nên xem xét lại cơ chế cho vay, tạo thuận lợi, phù hợp với điều kiện của DN Việt Nam, đặc biệt, các gói tín dụng nên tập trung vào vốn vay trung và dài hạn để DN có đủ thời gian quay vòng vốn, có điều kiện trả nợ.
Bên cạnh năng lực của DN không đủ, hệ thống ngân hàng có thể còn vì “một lý do nào đấy” nên không thể đáp ứng nhu cầu về vốn của DN. Tại hội thảo báo cáo triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á được tổ chức gần đây, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trong thời gian gần đây, các ngân hàng gom tín dụng huy động được để mua trái phiếu Chính phủ nhiều hơn nên động cơ phục vụ DN giảm đi. Nguyên nhân vì qua kênh trái phiếu, ngân hàng sẽ huy động được nhiều vốn hơn, lãi suất trái phiếu tốt hơn, ổn định hơn nên là kênh huy động hấp dẫn và an toàn, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến lãi suất tăng mạnh trong thời gian qua.
Do đó, bên cạnh việc nỗ lực, mở rộng cửa hơn nữa cho DN vay vốn, các ngân hàng cần có nhiều biện pháp để cải thiện chính nội bộ của mình. Theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết hiện nay là giải quyết rốt ráo nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để có thể tăng thêm vốn, tăng sức mạnh của ngân hàng, giúp động lực hạ lãi suất được phát huy hiệu quả hơn. Đặc biệt, nhờ những thay đổi này, ngân hàng sẽ “dám” cho nhiều loại hình DN vay vốn hơn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay (27/8): Vàng cần gì để bứt phá?
- ·Triển lãm thiết bị âm thanh cao cấp bị thu hẹp do ảnh hưởng của dịch Covid
- ·Dabaco quyết định bán công ty bất động sản
- ·CellphoneS khai trương 12 cửa hàng Trung tâm Laptop
- ·Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng
- ·Chọn hướng đi riêng, sàn điện tử Make in Vietnam chinh phục 18 triệu khách hàng
- ·Canada ngăn Trung Quốc mua lại công ty Aecon vì lý do an ninh
- ·Nhiều DN nước ngoài tham gia Triển lãm quốc tế Y dược lần thứ 25
- ·Giá vàng hôm nay 22/1/2024: Vàng miếng SJC giảm mạnh chiều bán ra
- ·Vietsovpetro đã có ngay Tổng giám đốc mới sau vài ngày để “ghế trống“
- ·Giá xăng dầu hôm nay 9/10/2023: Bật tăng mạnh
- ·Vì sao Thung lũng Silicon cần tới Trung Quốc để thành công?
- ·Hủy thương vụ Mobifone mua AVG: Tối đa 90 ngày phải chuyển trả tiền
- ·Mỹ cảnh báo hàng trăm triệu thiết bị có nguy cơ từ lỗ hổng mới được tiết lộ
- ·Lãnh đạo Hyosung làm Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc
- ·Thủ tướng bổ nhiệm ông Tào Đức Thắng giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel
- ·Samsung: Từ 30.000 won đến chaebol số 1 Hàn Quốc
- ·Hải Phòng: Thành lập 713 doanh nghiệp mới
- ·Giá vàng hôm nay 29/5/2024: Tăng lên 91 triệu đồng/lượng
- ·Có dấu hiệu vi phạm tập trung kinh tế vụ Grab “thâu tóm” Uber