【ngoai hang anh hôm nay】Tinh giản chín môn ở tiểu học, nhưng không để học sinh hổng “cơ bản”
Có chín môn học từ lớp 1 đến lớp 5 được điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II,ảnchnmnởtiểuhọcnhưngkhngđểhọcsinhhổngcơbảngoai hang anh hôm nay trong đó, Bộ GD-ĐT đã tinh giản đi những nội dung nâng cao để phù hợp với tình hình thực tiễn, tuy nhiên, yêu cầu đề ra đối với các nhà trường là vẫn phải bảo đảm học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, “Không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2”.
Từ lớp 1 đến lớp 5 có chín môn học được điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II, gồm: Toán; Tiếng Việt; Khoa học; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội; Lịch sử và Địa lý; Âm nhạc; Thủ công/ Kỹ thuật; Thể dục. Việc tinh giản được hướng dẫn cụ thể theo từng tuần dạy học của chương trình.
Việc điều chỉnh, tinh giản các nội dung dạy học, theo Bộ GD-ĐT là để phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch năm học trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo Bộ GD-ĐT, việc tinh giản được thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp tiểu học hiện hành theo quy định của Luật Giáo dục; Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các khối lớp trong cùng môn học, các môn học trong cùng khối lớp và cấp học; Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, phân cấp trong quá trình thực hiện; Đảm bảo tinh giản nội dung dạy học phù hợp với việc điều chỉnh Kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm học 2019-2020 do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Các nội dung cơ bản được giữ để đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng, cốt lõi của chương trình cho học sinh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; chỉ tinh giản những nội dung nâng cao, yêu cầu vận dụng và vận dụng cao. Một số nội dung, yêu cầu trong bài học được giảm tải; một số bài học được chuyển thành bài tự chọn, bài tự học ở nhà hoặc không tổ chức dạy học; các nội dung tiết học gần nhau thuộc cùng một chủ đề được ghép thành một bài học theo chủ đề.
Trong Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT lưu ý đối với môn Tiếng Việt lớp 1, căn cứ vào trình độ học sinh và giáo viên, các nhà trường chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học, bảo đảm học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 1 một cách chắc chắn. “Không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2”.
Một số môn học có yêu cầu học sinh thực hiện việc đi điều tra, tìm hiểu ở môi trường địa phương xung quanh hoặc các hoạt động tìm hiểu mà đòi hỏi tiếp xúc gần với động vật… Bộ GD-ĐT hướng dẫn không yêu cầu học sinh thực hiện nữa, để bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm dịch bệnh cho các em. Với các thí nghiệm yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm có thể thay bằng: giáo viên tiến hành thí nghiệm chung trước lớp và yêu cầu học sinh tích cực tham gia xây dựng kiến thức (như đưa ra phương án thí nghiệm, dự đoán, hay rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm). Một số thí nghiệm đơn giản giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà.
Môn Lịch sử và Địa lý, các bài học và nội dung tự chọn, Bộ GD-ĐT hướng dẫn cơ sở giáo dục căn cứ vào quỹ thời gian của học kì II, đặc điểm vùng miền, đặc điểm học sinh và nhà trường, để quyết định thực hiện một trong các phương án: không dạy học bài tự chọn; dạy học bài tự chọn nhưng rà soát, tinh giản để tập trung giải quyết các nội dung cốt lõi; tổ chức thành bài đọc thêm cho học sinh có hướng dẫn của giáo viên.
Các nhà trường rà soát, tinh giản, sắp xếp, kết hợp các bài học có nội dung liên quan thành một bài học/chủ đề cần đảm bảo các yêu cầu như: đảm bảo nội dung cốt lõi của yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tinh giản tối đa các nội dung kiến thức trùng lặp.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch dạy học trong học kì II năm học 2019-2020, bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với tình hình thực tế tại các cơ sở giáo dục tiểu học. Các nhà trường ưu tiên thời gian tối đa để tổ chức dạy học các môn học bắt buộc theo chương trình và tổ chức dạy học các môn tự chọn một cách phù hợp; tăng cường các hình thức dạy học từ xa như dạy học qua internet và trên truyền hình. Thời gian đầu của năm học 2020-2021, các nhà trường tập trung ôn tập, bổ sung các nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện chương trình của năm học mới.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xuất khẩu thanh long: Mở rộng thị trường, chuyển hướng đi đường biển
- ·Mở lại hoạt động viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu mộ ở Quảng Bình
- ·Bộ trưởng lo Luật Đầu tư công trói nhiều hoạt động, cán bộ thực thi dễ vi phạm
- ·Loạt thiếu niên lạng lách đánh võng, 'rồ ga' qua chốt Cảnh sát 141 bị bắt giữ
- ·Trên 500 mẫu mới tại Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng TCMN mới, sáng tạo năm 2020
- ·Nam Định chỉ đạo khẩn vụ dân nộp hồ sơ đất đai nhiều lần, cán bộ xử lý đùn đẩy
- ·Cứu sống 5 thuyền viên và bé trai 3 tuổi trong vụ tàu cá bị chìm trên biển
- ·Trợ lý ảo giúp người lao động lấy lại mật khẩu BHXH VssID đơn giản, miễn phí
- ·Phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ BHYT trước năm 2020
- ·Xử lý tài xế lái xe tang chở người giả ‘ma quỷ’ diễu phố đi bộ đêm Halloween
- ·WB khuyến nghị Việt Nam cần quan tâm đến nợ xấu, duy trì nợ công ở mức bền vững
- ·Bộ trưởng Quốc phòng: Nhiều người làm ở Boeing, Airbus vẫn về nước cống hiến
- ·Loạt công trình trọng điểm 'đắp chiếu' nhiều năm ở cửa ngõ TP.HCM tái khởi động
- ·'Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, chỉ cần xe xịt lốp là tắc nghẽn tất cả'
- ·Quảng Ninh: Gần 14.000 học sinh, trẻ mầm non chưa đến trường sau đợt nghỉ tết Mậu Tuất 2018
- ·Toàn cảnh dự án KĐT đổ đất quây núi lấn biển ở vùng đệm Vịnh Hạ Long
- ·Loạt thiếu niên lạng lách đánh võng, 'rồ ga' qua chốt Cảnh sát 141 bị bắt giữ
- ·Vụ dự án ở Hạ Long của Đỗ Gia Capital trách nhiệm chính thuộc bộ quản lý ngành
- ·Giải báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai: Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng
- ·Chủ tịch Hà Nội nói về vụ nữ lãnh đạo quận khiếu nại quyết định nghỉ công tác