【ty xo bong da hom qua】Va đập vì… con
Nỗi oan “mẹ mìn”
Anh Tuấn,đậpvìty xo bong da hom qua chồng chị Huỳnh Ngọc Thủy (kế toán, ở quận Tân Phú, TP.HCM) là người hiền lành, hết lòng chiều vợ. Từ ngày chị Thủy sinh con gái đầu lòng, vợ chồng bắt đầu… rạn nứt. Chị muốn nuôi con nền nếp và khoa học, Tuấn lại thuộc kiểu người “trái tim để trên đầu”. Anh cưng chiều và không thể nghe con khóc đến giây thứ ba. Chỉ cần đứa nhỏ ngọ nguậy là anh lao tới ôm ấp và dỗ dành.
Lúc con còn là trẻ sơ sinh, chị Thủy phân tích rằng cần kiên nhẫn nghe con khóc một chút để con thích ứng với những sinh hoạt bên ngoài bụng mẹ. Anh Tuấn gật gù, nhưng mỗi lần gặp họ hàng, anh lại nhắc đến vợ như một “mẹ mìn”.
Chồng đi làm cả ngày, giao tiếp vợ chồng đã hiếm, khi anh về nhà, chị toàn nghe chồng nói “lời cay đắng” như mình là mẹ ghẻ. Trong khi, chị vất vả chăm sóc con cả ngày lẫn đêm. Lúc người mệt mỏi mà gặp cảnh con quấy khóc dai dẳng, chị dằn hắt bình sữa hoặc thở dài. Những khoảnh khắc đó đều lọt vào “camera” của anh Tuấn. Anh ngủ rất say, thế nhưng, chỉ cần chị nóng nảy mắng con một tiếng là anh… biết ngay.
Có lần đang ẵm con trong hòa bình, anh Tuấn vui miệng “đá xéo”: “Con xinh xắn vầy, mẹ đừng nỡ lòng đánh con nghen!”. Chị Thủy nghe xong, lập tức trả treo: “Ừ mẹ ở nhà cả ngày để đánh con đó! Tối mẹ thức trắng cũng là để đánh con!”. Chuyện cứ từ đó mà… bung bét.
Xung đột kiểu vợ chồng chị Thủy khá phổ biến. Thái độ nâng niu đứa trẻ mới chào đời chi phối cả đôi, nhưng chỉ người vợ mới đối diện và đồng hành với nhịp sinh hoạt của đứa trẻ. Sự đồng hành đó buộc người mẹ phải yêu con một cách thực tế hơn, đồng thời cũng khiến cảm xúc của họ với con cái trở nên đa dạng hơn, giữa mười lần ngọt ngào thì cũng sẽ có một lần cáu kỉnh. Còn anh chồng, mỗi ngày chỉ vài lần ghé lại để cưng nựng nên sẽ có điều kiện để yêu và bảo bọc con… vô đối.
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock |
“Có đẻ đâu mà xót”
Xung đột này sẽ qua đi khi cặp đôi dần thích nghi với sự xuất hiện của đứa trẻ. Tuy nhiên, rạn vỡ vợ chồng liên quan đến con cái sẽ chuyển sang một hình thái khác, phổ biến và lâu dài hơn, đó là xung đột về quan điểm dạy con.
Trong xung đột này, đàn ông thường đóng vai nghiêm khắc, sẵn sàng trừng phạt vì… mục tiêu giáo dục, còn phụ nữ thiên về tình cảm, cảm xúc.
“Có phải con anh đâu mà anh xót” là câu Đào Ngọc Diệu (nhân viên ngân hàng, ở quận 5, TP.HCM) hay thốt lên với chồng khi chạy vào giữa trận đòn, giải cứu con trai. Bé Bin, năm tuổi, không ngừng táy máy đồ đạc ở mọi nơi mọi lúc. Trong khi chị Diệu xem đó là sự hiếu động và nỗ lực hướng dẫn con trai khám phá làm sao để không làm phiền người khác, thì nhiều người lại cho rằng Bin là sản phẩm của việc cưng chiều. Chị Diệu bỏ qua mọi chỉ trích của người ngoài, nhưng khi lời nói ấy thốt lên từ chính chồng mình, thì chị giận dỗi.
Anh Quốc hiểu tính con trai, anh luôn phối hợp tốt với Bin để chuyển hướng những trò chơi khám phá của con vào vùng an toàn. Nhưng khi sự hiếu động của Bin vượt khỏi giới hạn kiên nhẫn, anh sẽ phản ứng bằng cây roi. Anh Quốc đi làm cả tuần, đến cuối tuần nhà cửa sẽ um sùm tiếng quát của cha và tiếng khóc của con.
Chị Diệu luôn phải bỏ dở bếp núc, xông vào can chồng. Lúc chị một tay ôm con, một tay nấu bếp, anh hỏi: “Em có ôm nó được cả đời không?”. Chị im lặng và cuộc chiến tranh lạnh giữa vợ chồng bắt đầu.
Đã có với nhau 20 năm hạnh phúc, nhưng đến tuổi 50, chị Diệp Chi, (trưởng phòng nhân sự một công ty ở quận 3, TP.HCM) và chồng cũng gặp xung đột vì con. Chị từng gặp rắc rối với mẹ chồng, chị chồng, rồi cả bạn bè, đồng nghiệp của chồng. Nhưng những lần đó đều trôi qua êm đẹp khi chồng hiểu và cùng chị hóa giải. Chỉ đến khi gặp rắc rối với con, hai người mới ở hai chiến tuyến.
Vợ chồng chị Chi hiếm muộn, cưới nhau tám năm mới có con trai vào năm chị 34 tuổi. Nay con 16 tuổi, lầm lỳ và im lặng phản ứng với mọi điều trái ý. Cậu bé có thể bỏ buổi học chỉ vì một thầy giáo mà con không nể, hoặc bỏ dở bữa ăn chỉ vì ba nói một điều gì đó khó nghe. Vì sốc, chị Chi giao nhiệm vụ cho chồng: “Anh là cha, phải chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con trai”.
Ông chồng vào cuộc, anh giao cho con một danh sách việc nhà, gọi đó là trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Theo đó, thằng bé phải thức khuya chà toilet, dọn phân chó mèo, rồi lau nhà, đổ rác. Những việc làm ấy không nặng nhọc, nhưng nó như một đòn phạt lạnh lùng với một đứa trẻ vốn đã quá tải với lịch học từ sáng đến tối.
Quá đau lòng khi hình dung ra cảnh chật vật của con, chị Chi trút hết ấm ức lên chồng. Chị quy cho anh tội máu lạnh: “Con không đẻ nên anh không xót”.
Trong xung đột vợ chồng liên quan đến con, dễ thấy những cơn giận thường “lấn sân” sang chuyện biết dạy con hay không biết dạy con. Sốt ruột vì thấy con bị đối xử trái với ý muốn, cả vợ lẫn chồng thường xông vào và đánh tráo khái niệm, quy kết người kia không thương con, hoặc thương con mù quáng.
Tất cả quy kết này đều xúc phạm trầm trọng đến những người làm cha làm mẹ, khiến mọi trao đổi sau đó không còn hiệu quả.
Xung đột vì con thường là xung đột quan điểm, vậy nên chỉ cần đừng để xung đột “di căn” vào tình thương và tự trọng của mỗi người, thì đứa con sẽ không thể gây chia cắt, mà sẽ là một gạch nối cho tình yêu giữa cha mẹ.
Vàng thật thì không sợ lửa Sinh con vốn là hoạt động bản năng dựa trên các cơ chế hoạt động của sinh lý. Nhưng nuôi dạy con, là năng lực và có liên quan trực tiếp đến các đặc điểm tâm lý của người làm phụ huynh. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh xung đột, dễ dàng nghe những “tiếng bấc tiếng chì” mà đôi vợ chồng dành cho nhau khi cùng nuôi dạy con cái. Điều này, suy cho cùng… không phải vì đứa trẻ. Sự ra đời và hành trình lớn lên của con, đôi khi là “lửa” để thử xem ông bố, bà mẹ ấy có phải là “vàng” hay không mà thôi. Và nếu “vàng thật” thì “không sợ lửa”. Tuy nhiên, cần phải nói trước rằng, chất vàng của một phụ huynh không phải là thứ “sẵn có”. Muốn hình thành cần phải có thời gian tôi luyện. Vậy nên, niềm tin về sự thay đổi của bản thân và dám thay đổi là tâm thế mà phụ huynh cần xác lập một cách chủ động cho mình. Quay trở lại những xô lệch trong quan hệ vợ chồng khi đối diện với chuyện dạy con, để có thể hóa giải, cần phải chú ý để thay đổi những điều thuộc về nền tảng. Đó trước hết là vốn kiến thức về hành trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, về việc tổ chức một quá trình giáo dục như thế nào là logic, khoa học, khách quan. Khi dạy con, không phải “theo ý anh hay theo ý em” mà là “con là ai, chúng ta có gì, chúng ta cần gì và chúng ta nên làm như thế nào”. Song song đó, rất cần chú ý đến sự yêu thương mà cha mẹ dành cho nhau trong tư cách là “bạn đời”. Nếu tình yêu dành cho nhau đủ lớn, sự tôn trọng dành cho nhau đủ nhiều và sự cảm thông luôn được vận hành trong mối quan hệ vợ chồng ấy, thì khi có “trái ý” trong vài tình huống dạy con chúng ta sẽ hành xử phù hợp, góp ý chân thành và không làm đối phương tổn thương. Và đặc biệt, khả năng quản lý cảm xúc là điều mà mỗi vị phụ huynh phải chú ý bồi đắp, thực hành. Bản thân chúng ta vui với trải nghiệm lớn lên cùng con, tự nguyện với điều đó và chủ động hóa giải những cảm xúc tiêu cực, những cơn nóng giận hay chán nản thì mới mong có được sự ôn hòa, để vợ - chồng tìm được cách tốt nhất đồng hành cùng con. Tiến sĩ Tô Nhi A |
Theo Phụ Nữ TP.HCM
Bạn có nuông chiều con hay không, hãy quan sát những tình huống này
Khi được cha mẹ “phục vụ” thường xuyên, nhiều trẻ sẽ không coi trọng kỷ luật, quy tắc và coi đó là lẽ đương nhiên. Thậm chí, những đứa trẻ đó sẽ cảm thấy bất mãn với cuộc sống khi trưởng thành.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Nội: Hồ Đầm Sen vẫn kêu cứu
- ·Thăng Long Capital: tiện ích vượt trội trong phân khúc tầm trung
- ·APEC quyết tâm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng bền vững
- ·Giáo sư Mỹ nhận định lạc quan về sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc
- ·Vụ Tây Nam bộ: Đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Phong Quang
- ·‘Khu đô thị hạnh phúc’ giữa lòng Hà Nội
- ·Nhật Bản mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng thực chất với ASEAN
- ·Bí kíp dọn dẹp nhà bếp để lễ ông Công ông Táo hút lộc cả năm
- ·Chuyển dịch năng lượng Xanh: Chuẩn bị nguồn lực cho những việc làm mới
- ·APEC thúc đẩy Sáng kiến Hiệp định khu vực thương mại tự do châu Á
- ·Tổng Bí thư chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
- ·Mục tiêu kim ngạch Nga
- ·Trung Quốc sẵn sàng phối hợp đưa quan hệ với EU "trở lại đúng đường"
- ·Ai Cập chính thức gia nhập Ngân hàng Phát triển Mới của Nhóm BRICS
- ·Thủ tướng mong PVN thi đua lập kỷ lục mới trong năm 2023
- ·Biệt thự ven sông
- ·Công ty TNHH Dacin Việt Nam Tân Tạo, chủ đầu tư dự án Vision bị phạt 275 triệu đồng
- ·Thái Lan chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29
- ·Phát triển đô thị hài hòa, phù hợp tiềm năng, lợi thế
- ·Khu ‘đất vàng’ sân Hàng Đẫy Hà Nội xin giao không qua đấu giá