【dự đoán bong da wap】Sông Hằng với tín đồ Ấn Độ giáo
Sông Hằng nổi tiếng không chỉ vì nó là một trong những con sông lớn nhất,ôngHằngvớitínđồẤnĐộgiádự đoán bong da wap dài nhất, mà vì nó là cội nguồn của Ấn Độ giáo (Hindu giáo), là tín ngưỡng thiêng liêng của gần một tỷ người. Không những thế, đây cũng là con sông được nhắc đến nhiều nhất trong kinh điển Phật giáo.
Một trong những điều khiến sông Hằng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển rực rỡ của nền văn hóa Ấn Độ là vì nó mang lại nguồn sống dồi dào, bồi đắp nên một vùng rộng lớn và trù phú cho hàng trăm triệu người dân sinh sống nơi đây. Những thuận lợi này là lý do khiến vùng đất dọc hai bên sông Hằng luôn tập trung rất đông dân cư. Không chỉ là “vùng đất hứa” với những người bản địa, sông Hằng còn thu hút người dân ở nhiều nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Afghanistan, vùng vịnh Persich và Arab. Tính đến nay, tại châu thổ sông Hằng đã có hơn 300 triệu người - được ghi vào sách Kỷ lục thế giới Guiness về số lượng cư dân đông đảo sống trực tiếp nhờ nguồn lợi dòng sông. Không chỉ thế, sự kết hợp giữa những cư dân bản địa và những người nhập cư cũng tạo nên sự giao thoa văn hóa rất đa dạng.
Có nhiều huyền thoại liên quan đến việc giáng trần của Nữ thần sông Hằng được mô tả trong các sử thi của Ấn Độ như Mahabharata, Devi Bhavata hay Bhagawata Purana… Trong số này, truyền thuyết về sông Hằng theo sự khẩn cầu của vua Bhagiratha là hấp dẫn nhất. Vua Bhagiratha bị một đạo sĩ độc ác dùng ánh mắt giận dữ thiêu đốt 60.000 tổ tiên của vua thành tro bụi và chỉ có nước trên Thiên hà mới cứu được linh hồn của họ. Vua đã thành tâm khẩn cầu thần Shiva (thần Tái tạo) cứu giúp. Thương tình vị vua nhân từ, thần Shiva để dòng Thiên hà chảy qua mái tóc của Ngài và cũng xuống hạ giới, nhờ thế mà trái đất không bị vỡ vụn bởi sức mạnh kinh khiếp của nó. Thiên hà chảy xuống dải Himalaya, nơi dòng sông uốn khúc để khóa chặt vị đạo sĩ gian ác kia và chảy vào bình nguyên Ấn Độ, rồi chảy ra đại dương. Ở đó, nó tiếp tục chảy xuống địa ngục để tạo lại hình dáng cho tổ tiên của vua. Như thế sông Hằng được mệnh danh là dòng sông của ba cõi: Thiên đường, trần gian và địa ngục.
Người Hindu đặt tên sông Hằng theo tên của thần hộ mệnh Ganga, con gái thần núi Himalaya và là hiện thân của lòng nhân từ, sự uy quyền, thịnh vượng và hạnh phúc. Chính vì thế, người Hindu tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng nước sông Hằng có thể giúp họ rửa sạch mọi lỗi lầm, mang lại hạnh phúc, sức mạnh vô song cho con người. Thậm chí, những người cuồng tín còn tin rằng nước sông Hằng có thể giúp chữa trị một số bệnh hay việc được ném xác hay tro cốt xuống sông Hằng sẽ giúp linh hồn sẽ được lên thiên giới. Do đó, từ hàng nghìn năm nay, trong cộng đồng người Hindu đã hình thành tập quán tắm trên sông Hằng.
Hằng năm, cứ vào dịp chính lễ từ tháng Một đến tháng Hai, hàng triệu tín đồ Hindu từ khắp mọi miền của Ấn Độ tìm cách hành hương về các vùng thánh địa như Bernares, Haridwar, Allahabad để được đắm mình trong dòng nước linh thiêng của sông Hằng, bất chấp không ít những nguy hiểm mà họ phải vượt qua trong hành trình của mình. Người Ấn Độ giáo tin rằng dù có chết trên đường hành hương hay “được chết” trên sông Hằng thì đó luôn là điều may mắn giúp họ đến với cuộc sống cực lạc ở kiếp sau. Nói về điều này, người Ấn Độ giáo thường ví von đây là hành trình “đi tìm cái sinh trong cõi tử”.
Tuy nhiên, lòng mộ đạo thái quá của người Hindu đối với sông Hằng đang trở thành vấn đề đáng quan ngại đối với Chính phủ Ấn Độ khi tình trạng ô nhiễm trên dòng sông này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo thống kê, mỗi năm sông Hằng phải tiếp nhận hàng trăm nghìn lít chất thải độc hại từ các nhà máy và khoảng gần 1 tỷ lít nước thải sinh hoạt; đó là chưa kể việc mỗi năm có hàng triệu tín đồ đổ về tắm trên sông Hằng và tục lệ thả xác chết hay rải tro cốt trên sông Hằng của các tín đồ Hindu. Trong khi đó, hàng triệu người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước sông Hằng cho sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này ngoài tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước sạch còn có một lý do rất quan trọng: đó là sự sùng bái, muốn gắn mọi sinh hoạt thường ngày với sông Hằng linh thiêng của giáo dân Hindu.
Thanh Phương (theo Travel Life)
(责任编辑:La liga)
- ·Mất hết bạn bè vì mẹ chồng khó tính
- ·Việc làng, 'đất vàng' cũng hiến
- ·Để phát huy lợi thế dịch vụ cảng biển
- ·Copa America 2021: Brazil gặp bất lợi trước trận chung kết với Argentina
- ·Phó Chủ tịch nước gặp mặt các tài năng khoa học công nghệ trẻ năm 2022
- ·Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021
- ·Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới tại Cà Mau
- ·BIDV ủng hộ công tác an sinh xã hội trên 1,3 tỷ đồng
- ·Vào khách sạn, lên giường và …
- ·Xây dựng mô hình liên kết bền vững
- ·Em yêu chị
- ·Diễn tập đội hình chữa cháy rừng
- ·Chính thức khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bạc Liêu lần thứ 12
- ·Hội cựu TNXP TP Cà Mau: Chỉ còn 5 hộ hội viên nghèo
- ·Thừa bằng cấp, thiếu kỹ năng sống khó xin việc?
- ·5 tháng 2024, lượng phân bón nhập khẩu đạt trên 2,12 triệu tấn
- ·Hội thảo lịch sử mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau (giai đoạn 1930
- ·Giá lúa và gạo đều giảm
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Australia
- ·5 điểm nhấn trước bán kết Asian Cup 2023