【tỉ số của mỹ】Doanh nghiệp quản trị tốt thì có giá cổ phiếu cao
Đây là thông tin được đại diện lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2020 vừa diễn ra.
Nhiều doanh nghiệp áp dụng Bộ nguyên tắc Quản trị công ty Việt Nam
Theệpquảntrịtốtthìcógiácổphiếtỉ số của mỹo Ban tổ chức, cuộc bình chọn năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi thế giới và Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản trị công ty của doanh nghiệp. Thời điểm công bố thông tin trọng yếu rơi vào giai đoạn giãn cách xã hội, công tác tổng hợp thông tin, soạn thảo và công bố báo cáo của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Vì vậy, lượng thông tin và thời điểm công bố thông tin của nhiều doanh nghiệp bị trễ hạn. Diễn biến này phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam trong năm 2020.
Ông Lê Hải Trà – Thành viên HĐQT phụ trách Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (thứ 3, từ phải sang) trao giải cho các doanh nghiệp. |
Bộ tiêu chí đánh giá năm nay được đổi mới, nâng cao dần các tiêu chuẩn quản trị, có thể tác động đến điểm số đánh giá theo hướng làm giảm điểm. Công tác công bố thông tin của doanh nghiệp trong năm 2020 bị giảm điểm so với năm trước khá nhiều (54% năm 2020 so với 69,4% năm 2019). Tuy nhiên, điểm tích cực của năm nay là Bộ nguyên tắc Quản trị công ty Việt Nam được giới thiệu năm 2019 đã được doanh nghiệp áp dụng, sử dụng như là “kim chỉ nam” cho các cải cách quản trị công ty tại doanh nghiệp.
Theo đó, một tỷ lệ tăng lên đáng kể doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá về khả năng tuân thủ các quy tắc quản trị công ty (37,5% năm 2020 so với 30,5% năm 2019). Đồng thời, kết quả chấm điểm quản trị công ty năm 2020 cho thấy các doanh nghiệp có điểm quản trị tốt có giá cổ phiếu cao hơn các doanh nghiệp có quản trị kém và cũng là nhóm có hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Kết quả đánh giá giai đoạn 2018 - 2020 đều tương đồng, là bằng chứng thuyết phục: Quản trị tốt giúp doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro, hệ thống vận hành ổn định, có thể kiểm soát tốt chi phí, giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khủng hoảng và phục hồi nhanh.
Đưa thêm tiêu chí bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Trong bối cảnh hiện nay, phát triển bền vững trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều hệ lụy đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam nằm trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.
Áp lực từ cộng đồng, từ dòng vốn đầu tư quốc tế đang ngày một lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao ý thức, chủ động đầu tư nhiều hơn cho phát triển bền vững, cũng như tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra nghiêm trọng cũng đặt ra yêu cầu tự thân cho doanh nghiệp phải vận hành theo xu thế phát triển bền vững. Nhận thức rõ thách thức trong giai đoạn này, năm nay, Ban tổ chức đưa thêm tiêu chí liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Vũ Quang Trung – Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (thứ 5, từ trái sang) trao giải cho các doanh nghiệp. |
Kết quả chấm điểm Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2020 cho thấy, chỉ 4,2 % doanh nghiệp công bố chính sách và các thực hành, mô tả nỗ lực trong việc đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp, sản xuất cung ứng dịch vụ. Đây là tiêu chí mới bổ sung năm 2020 liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, chỉ 50% các doanh nghiệp niêm yết có mặt từ những năm trước đáp ứng được tiêu chí là có chính sách và thực tiễn bảo vệ môi trường gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Theo Ban tổ chức, các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức tuân thủ các quy định về công bố thông tin đánh giá tác động liên quan đến môi trường, xã hội và cộng đồng theo Thông tư 155/2015/TT-BTC. Vấn đề bảo vệ môi trường chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức.
Sau hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức và Hội đồng bình chọn Doanh nghiệp niêm yết đã quyết định chọn 40 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất để vinh danh ở 3 hạng mục: Doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất; Doanh nghiệp có báo cáo phát triển bền vững tốt nhất; và Doanh nghiệp có điểm quản trị công ty cao nhất. Ngoài ra, ở mỗi hạng mục, Ban tổ chức cũng chọn 01 doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt bậc để trao giải “Tiến bộ vượt trội” nhằm ghi nhận nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc minh bạch thông tin.
Xem danh sách chi tiết các doanh nghiệp đạt giải tại đây./.
Thái Duy
(责任编辑:World Cup)
- ·Chuyên gia lên tiếng về đề xuất đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng
- ·Các loại hình bất động sản có thể hái ra tiền mùa dịch
- ·Ngành xây dựng dự liệu một năm buồn
- ·Đất sử dụng ổn định từ năm 1972 sao chưa được cấp “sổ đỏ”?
- ·Chuyển đổi Thời báo Doanh nhân thành Tạp chí Doanh nhân và Pháp lý
- ·Thị trường bất động sản: Nhà ở bình dân, cầu ngóng cung
- ·Bất động sản du lịch ấm dần
- ·Rủi ro sau các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp địa ốc
- ·Việt Nam được đánh giá cao về công khai minh bạch ngân sách nhà nước
- ·Thời của các siêu cò địa ốc
- ·Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng đột biến, Tổng cục Thống kê khẳng định 'hợp xu thế'
- ·Doanh nghiệp địa ốc ứng chiến làn sóng dịch thứ hai
- ·Bất động sản Hà Nội đang dịch chuyển về phía Đông Nam
- ·Tháo nút thắt cho bất động sản Quảng Bình
- ·Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nhiều ngành hàng khuyến mãi lớn
- ·HoREA kiến nghị ngân hàng giảm 50% lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay
- ·Xu hướng thị trường bất động sản 2020: Trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- ·Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản
- ·Siêu bão Mangkhut tiến vào Biển Đông, Quảng Ninh ra công điện khẩn ứng phó
- ·Hiểm họa chực chờ!