【ket quá bóng đá】Không chủ quan điều hành lạm phát tháng đầu năm
Năm 2024, dự báo lạm phát sẽ trong khoảng 3,2 - 3,5%. Ảnh: TL |
Nhiều yếu tố thuận lợi, khó khăn đan xen
Với mức kiểm soát CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022, thành công này càng có ý nghĩa khi đây là năm thứ 10 liên tiếp lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu của Quốc hội. Nhìn lại liên tiếp những năm qua, giới phân tích quốc tế đánh giá cao Việt Nam kiểm soát lạm phát, tỷ giá thành công, tăng trưởng cao vào loại hàng đầu thế giới.
Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá được phát huy tốt, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần kiểm soát lạm phát. Công tác điều hành giá trong năm 2023 có sự chủ động về dự báo, đánh giá tác động, xây dựng kịch bản, cùng việc tăng cường sự phối hợp, là yếu tố then chốt giúp việc kiểm soát lạm phát.
Xây dựng kịch bản điều hành giá sát thực tiễn Việc điều chỉnh giá điện tiếp hay không sẽ phụ thuộc vào sự tính toán của Bộ Công thương, EVN và sự phối hợp của Bộ Tài chính. Có ý kiến cho rằng, CPI của năm 2024 sẽ xoay quanh 4% do cộng hưởng từ yếu tố thị trường và quản lý nhà nước. Cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ diễn ra trong tháng 1/2024 để xây dựng kịch bản điều hành giá sát thực tiễn. |
Theo dự đoán của các cơ quan chức năng như Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Thống kê, áp lực lạm phát năm 2024 không quá lớn. Các yếu tố có thể tác động đến lạm phát gồm: giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao và đồng USD tăng giá sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.
Cùng với đó, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý và khả năng Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào tăng giá sẽ tác động làm tăng CPI. Giá một số hàng hóa thiết yếu như giá thịt lợn, giá gạo… dự báo có thể tăng trong thời gian tới.
Trong năm 2024 còn có đợt cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2024 cũng là yếu tố kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng lên. Đồng thời, các chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch... dự kiến cũng sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố có khả năng tạo áp lực lên lạm phát cũng có những yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như hỗ trợ giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế giá trị gia tăng tiếp tục được thực hiện trong năm 2024...
Xây dựng kịch bản sát thực tiễn
Theo một số chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực này, kiểm soát lạm phát năm 2024 có chiều hướng thuận nhiều hơn. Dự báo, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 5,5 - 6,5% thì khả năng lạm phát sẽ trong khoảng 3,2 - 3,5%. Ở kịch bản cao hơn, tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ bởi các yếu tố trong và ngoài nước, dự báo CPI bình quân 2024 sẽ dao động ở mức 3,5% - 3,8%.
Tuy nhiên, các dự báo nêu trên đều chưa tính đến việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ điều hành theo lộ trình thị trường. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí, sẽ tác động mạnh tới chỉ số giá tiêu dùng năm 2024.
Do đó, ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát để sớm lên phương án, lộ trình điều chỉnh giá, tránh bị động trong phối hợp chính sách.
Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, kịp thời cảnh báo các nguy cơ để có các biện pháp ứng phó phù hợp; đồng thời, bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược; theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu, chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm, hạn chế tăng giá.
Đối với một số mặt hàng thiết yếu, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính dự báo, trong năm 2024, giá gạo có thể tăng hoặc ổn định, bởi lo ngại an ninh lương thực, thu mua lương thực, hàng hóa để tăng dự trữ quốc gia. Thịt lợn là mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI.
Sang năm 2024, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn cung thịt lợn vẫn đảm bảo nhưng đòi hỏi sự quản lý nhà nước và kiểm soát tốt dịch bệnh, không để xảy ra tình trạng như cuối năm 2019, giá thịt lợn tăng cao do bán tháo, tiêu hủy lớn và không kịp phục hồi, tái đàn.
Năm 2024, giá xăng dầu được đánh giá ổn định. Nhưng đây là một yếu tố rất khó lường bởi biến động chính trị, nếu tiếp tục đứt gãy vận chuyển, giá dầu có thể sẽ là một ẩn số. Bên cạnh đó, một yếu tố có thể tăng áp lực là những mặt hàng do Nhà nước điều chỉnh theo lộ trình do suốt 3 năm qua, để hỗ trợ kinh tế, người dân, nhiều mặt hàng được Nhà nước giữ bình ổn và chậm lộ trình tăng giá. Tới đây, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục sẽ là yếu tố có thể tác động lên CPI năm 2024.
Đối với giá điện điều chỉnh lần 2 vào cuối năm 2023, chưa phải cao điểm nên năm 2024 sẽ chịu ảnh hưởng. Việc điều chỉnh giá điện tiếp hay không sẽ phụ thuộc vào sự tính toán của Bộ Công thương, EVN và sự phối hợp của Bộ Tài chính. Có ý kiến cho rằng, CPI của năm 2024 sẽ xoay quanh 4% do cộng hưởng từ yếu tố thị trường và quản lý nhà nước. Cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ diễn ra trong tháng 1/2024 để xây dựng kịch bản điều hành giá sát thực tiễn.
Rủi ro tăng lạm phát do năng lượng và thực phẩm Năm 2024, giới phân tích cho rằng, việc kiểm soát lạm phát không gặp áp lực quá lớn song vẫn cần cẩn trọng với nhiều yếu tố khó dự đoán. Tại Báo cáo nghiên cứu toàn cầu về Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam dự báo, chỉ số lạm phát của Việt Nam sẽ tăng lên mức 5,5% vào năm 2024. Tại Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 1/2024, Ngân hàng HSBC nhận định, lạm phát vẫn là vấn đề đáng lưu tâm. HSBC kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2024, dự báo ở mức 3,4%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra là 4 - 4,5%. Mặc dù xu hướng giảm lạm phát diễn ra trên diện rộng ở Việt Nam, áp lực giá vẫn chưa hoàn toàn mất đi. Rủi ro tăng lạm phát do năng lượng và thực phẩm vẫn còn khi những mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ tính toán lạm phát. Thêm nữa, chi phí y tế gia tăng cũng là vấn đề cần lưu tâm khi Việt Nam tiếp tục áp dụng điều chỉnh giá dịch vụ y tế toàn quốc sau giai đoạn 4 năm. Theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, dự báo CPI bình quân năm 2024 sẽ ở mức 3,5 - 4%, cao hơn mức tăng của năm 2023 do đà giảm giá hàng hóa thế giới chững lại hoặc thậm chí tăng trở lại. Bên cạnh đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, cung tiền và vòng quay tiền tăng cao hơn năm 2023 do đà phục hồi kinh tế và tín dụng dự báo tăng cao hơn cũng sẽ ảnh hưởng bất lợi đến việc kiểm soát lạm phát. Giá nguyên vật liệu đầu vào trên thị trường thế giới đang ở mức cao có thể tạo áp lực cho doanh nghiệp, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Do đó, việc xây dựng, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, cần sớm lên phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong phối hợp chính sách. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bố cho hết tài sản con út
- ·Đang trực tiếp, sự kiện Unpacked của Samsung bị cảnh báo dùng phần mềm lậu
- ·Ốp lưng làm suy yếu khả năng tiếp nhận sóng của điện thoại?
- ·Những chiếc đồng hồ nổi tiếng thế giới phiên bản đặc biệt về Việt Nam
- ·Chồng hắt hủi đúng đêm tân hôn...
- ·Công bố lộ trình dừng công nghệ di dộng 2G tại Việt Nam
- ·Có nên mua linh kiện PC đã qua sử dụng?
- ·Apple gợi ý 5 chức năng AirPods mà người dùng có thể không biết
- ·Chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả
- ·Vì sao không nên vùi điện thoại vào gạo sau khi bị rơi xuống nước?
- ·Dấu ấn tình nguyện của tuổi trẻ Cần Đước
- ·Đầu quét NFC gắn ngoài không dùng để xác thực sinh trắc học ngân hàng
- ·Cách xóa bạn bè trên Zalo vĩnh viễn
- ·Cách tra cứu số điện thoại Cảnh sát khu vực bằng Zalo
- ·Nguyên Chủ tịch nước
- ·Tính năng của Samsung Galaxy mà iPhone không thể có
- ·Cách tìm vị trí quét chip NFC trên điện thoại chưa đầy một phút
- ·Cách hẹn giờ gửi tin nhắn trên iOS 18 mới nhất
- ·Cần tích cực hơn trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
- ·Công bố lộ trình dừng công nghệ di dộng 2G tại Việt Nam