【báo bong đá 24h】Thanh niên nông thôn giúp nhau lập nghiệp
(CMO) Trăn trở vì chưa có nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, đoàn viên, thanh niên ở nông thôn đã tự tập hợp gây nguồn quỹ nhằm giúp nhau lập nghiệp, góp phần tạo việc làm ổn định tại địa phương. Đây là một trong những việc làm thiết thực, mang lại hiệu quả của Chi đoàn Ấp 11, xã Thới Bình, huyện Thới Bình.
Được thành lập hơn 5 năm nay, quỹ vốn vay hỗ trợ đoàn viên, thanh niên lập nghiệp của Chi đoàn Ấp 11, xã Thới Bình giúp không ít đoàn viên, thanh niên xoay xở khó khăn về vốn, phát triển nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả tại địa phương. Ban đầu chỉ 7 đoàn viên, đến nay mô hình vốn vay hỗ trợ thanh niên lập nghiệp đã thu hút được 23 đoàn viên tham gia. Do không có vốn nhiều nên số tiền các bạn góp vào quỹ hiện nay chỉ hơn 15 triệu đồng nhưng đã giúp được 6 bạn có nhu cầu phát triển sản xuất, mua bán nhỏ.
Nhiều mô hình chăn nuôi được đoàn viên, thanh niên Ấp 11, xã Thới Bình áp dụng phát triển kinh tế. |
Bạn Huỳnh Vũ Linh, Bí thư Chi đoàn Ấp 11, cho biết: “Đa số đoàn viên, thanh niên ở Ấp 11 đều là lực lượng trẻ, có nhu cầu làm ăn, phát triển sản xuất nhưng chưa có vốn nên muốn buôn bán hay chăn nuôi đều gặp khó khăn, trở ngại. Nguồn quỹ hỗ trợ giúp đoàn viên, thanh niên sản xuất này tuy mang tính tự phát nhưng đã mang lại hiệu quả tích cực, kịp thời giúp đỡ các bạn trẻ xoay xở khó khăn và thu hút được nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia. Thời gian tới, để mở rộng hoạt động và phát triển thêm nguồn vốn, chi đoàn sẽ vận động thêm nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia”.
Xu hướng hiện nay là nhiều đoàn viên, thanh niên vùng nông thôn muốn đi lao động tại các tỉnh ngoài là do ở địa phương không có điều kiện và công ăn việc làm ổn định. Từ thực tế này, nguồn lực lao động tại chỗ bị ảnh hưởng, nhất là tác động đến chất lượng sinh hoạt Đoàn tại địa phương.
Là một trong những đoàn viên trẻ từng đi lao động tỉnh ngoài nhưng quyết định trở về bám quê lập nghiệp với những mô hình làm ăn hiệu quả như nuôi cá bống tượng, bán cá giống, nuôi chim bồ câu…, bạn Nguyễn Thế Toàn bộc bạch: “So với lao động ngoài tỉnh, ở quê buôn bán, phát triển mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mang lại thu nhập ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên, việc bám quê đòi hỏi các bạn phải có ý chí và có nguồn vốn làm ăn”.
Anh Nguyễn Hoàng Khang, nguyên Bí thư Chi đoàn Ấp 11, một trong những đoàn viên từng sử dụng nguồn vốn vay giúp thanh niên sản xuất, chia sẻ: “Nhiều đoàn viên, thanh niên ở địa phương đã tận dụng và phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, các mô hình lập nghiệp như nuôi cá bống tượng, tôm càng xanh, cua. Những đoàn viên, thanh niên ít đất sản xuất, chăn nuôi thì buôn bán phụ thêm. Dù không nhiều nhưng nguồn vốn hỗ trợ giúp nhau phát triển sản xuất trong đoàn viên, thanh niên góp phần cải thiện đời sống thanh niên, giảm bớt tệ nạn xã hội, tạo thêm động lực để họ yên tâm bám quê lập nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu làm ăn của đoàn viên, thanh niên tại địa phương hiện nay rất cao, nhưng nguồn vốn từ chi đoàn hỗ trợ không nhiều, chỉ giải quyết khó khăn tạm thời”.
Bạn Huỳnh Vũ Linh mong muốn: “Các cấp, các ngành nên tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên, thanh niên dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay hơn. Đồng thời, tăng cường đào tạo nghề cho lao động thanh niên ở nông thôn, đặc biệt là tập huấn kỹ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, tạo động lực cho thanh niên nông thôn yên tâm lao động sản xuất ngay trên mảnh đất quê hương mình”./.
Kim Chi
Do mang tính tự phát nên nguồn vốn hỗ trợ trong thanh niên còn hạn chế, chỉ giúp các bạn xoay xở những khó khăn trước mắt. Muốn mở rộng làm ăn quy mô hơn, đòi hỏi nguồn vốn phải nhiều, nhưng thực tế đoàn viên đang gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn vay. Một nguyên nhân được đoàn viên, thanh niên lý giải khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng là do các bạn còn đang sinh sống cùng cha mẹ, không phải là chủ hộ, không có tài sản thế chấp. Vì thế, chỉ còn biết chờ vào các dự án khởi nghiệp của tổ chức Đoàn. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt quyền điều khiển điện thoại Android
- ·IEA: Nhu cầu đầu tư cho năng lượng đến năm 2030 cần khoảng 1.800 tỷ USD
- ·Gắn trách nhiệm khai thác dữ liệu tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
- ·Cổ phiếu của First Republic Bank giảm hơn 50% do lượng tiền gửi giảm mạnh
- ·Long An tham gia hội nghị Kết nối cung cầu giữa TPHCM và các tỉnh, thành năm 2024
- ·Thiết chế văn hóa thể thao nhiều địa phương vừa thừa vừa thiếu
- ·Hà Nội: Sáng 9/3, Bệnh viện Thanh Nhàn bắt đầu tiêm vaccine Covid
- ·Hà Nội dự kiến thu gần 24.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
- ·Kiểm tra Đảng: Kiểm tra xong là kết luận, cán bộ mắc sai phạm khó thoát
- ·Bảo Việt khai lộc đầu Xuân với quà tặng từ Chương trình “Xuân gắn kết
- ·Giá vàng hôm nay 23/2/2024: Tăng gần cả triệu đồng sau một ngày
- ·Hà Nội: Sáng 9/3, Bệnh viện Thanh Nhàn bắt đầu tiêm vaccine Covid
- ·Các bộ trưởng tài chính G7 tìm cách giải quyết rủi ro của kinh tế toàn cầu
- ·Hà Nội công bố 6 đồ án quy hoạch khu vực nội đô lịch sử
- ·Báo VietNamNet chia khó với học sinh vùng lũ
- ·Đầu tư 20 tỷ, phim về thời niên thiếu của Bác Hồ mong được chiếu rộng rãi
- ·Big C góp phần giải cứu chuối cho nông dân Đồng Nai
- ·Bình chọn “Thương hiệu gia đình tin dùng” lần thứ 1 năm 2017
- ·Công ty Phúc Long vinh dự được chứng nhận Thương hiệu xuất sắc châu Á 2024
- ·Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát