【kqbdvn】Chính phủ kiên định các mục tiêu tăng trưởng năm 2019
Kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết,ínhphủkiênđịnhcácmụctiêutăngtrưởngnăkqbdvn tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2019 tiếp tục có chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế. CPI tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng 4; CPI bình quân 5 tháng tăng 2,74% so với cùng kỳ và đây là mức tăng bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 5 ước đạt 110,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đạt 628,1 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5% dự toán, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng chi NSNN tháng 5 ước đạt 120,7 nghìn tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đạt 550,2 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán.
Hoạt động thương mại dịch vụ sôi động, tổng cầu tiếp tục tăng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,6%. Việt Nam tiếp tục là điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế, khách quốc tế đạt gần 7,3 triệu lượt người (cùng kỳ năm trước là 6,7 triệu lượt), tăng 8,8%.
Đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục khởi sắc, đưa nước ta trở thành một điểm đến đầu tư đáng tin cậy. Vốn FDI thực hiện đạt 7,3 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ; vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD, tăng hơn 27%.
Xuất khẩu đạt hơn 100 tỷ USD, tăng 6,7%; trong đó điểm đáng mừng là khu vực trong nước tăng 11,6%, cao hơn khu vực FDI. Gần 54.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,2% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về vốn đăng ký; có gần 20.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng trên 48%...
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; an sinh xã hội… có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong thời gian tới vẫn còn những tồn tại, thách thức, như: giải ngân vốn đầu tư công chưa cải thiện; sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều khó khăn; một số ngành công nghiệp xu hướng tăng chậm; doanh nghiệp gặp khó khăn còn lớn; còn nhiều vấn đề xã hội gây bức xúc trong dư luận…
Cải cách là nền tảng của tăng trưởng
Về giải pháp, nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức; biến thách thức thành cơ hội, kiên định với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, nhất là kịch bản tăng trưởng năm 2019; phát huy sáng tạo, chung sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn; quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch.
Tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành tuyệt đối không được chủ quan trong chỉ đạo điều hành; chủ động theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước; nghiên cứu, phân tích kỹ xu hướng, tác động, ảnh hưởng để xây dựng đề xuất các giải pháp, đối sách mới hiệu quả, khả thi, phù hợp tình hình. Đặc biệt, quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ cải cách kiểm tra chuyên ngành, tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh.
Về các giải pháp cụ thể, Chính phủ yêu cầu huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, dập dịch tả lợn châu Phi; theo dõi sát sao tình hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là trong công nghiệp chế biến, chế tạo; khuyến khích đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính…
Theo Bộ trưởng, phải đẩy mạnh thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhất là giải ngân các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, bởi nếu không sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng. “Cải cách hành chính là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các bộ, ngành, là nền tảng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các bộ, ngành phải công khai để người dân giám sát, doanh nghiệp theo dõi. Tới đây sẽ tập trung kiểm tra các giải pháp liên quan tập trung ứng dụng công nghệ (thu phí không dừng, BOT, nghị định BT…)” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh./.
Truy thu thuế theo kết luận của kiểm toán Trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Bộ Tài chính về việc truy thu thuế 405 tỷ đồng đối với 13 doanh nghiệp khai thác và xuất khẩu quặng sắt tại địa bàn Lào Cai, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đã có văn bản hướng dẫn về trị giá hải quan đối với quặng sắt xuất khẩu, việc truy thu thuế 405 tỷ đồng là kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại báo cáo kiểm toán ngân sách đối với Lào Cai. “Theo Luật Kế toán, mọi tổ chức cá nhân phải chấp hành kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn về trị giá hải quan, đồng thời, chỉ đạo Hải quan Lào Cai đôn đốc các doanh nghiệp kê khai, nộp thuế và chấp hành kết luận của Kiểm toán Nhà nước” - Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết. |
Minh Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vũ ‘nhôm’ và ông Trần Phương Bình đã ‘rút ruột’ Đông Á Bank như thế nào
- ·Ứng phó dịch bệnh theo từng tình huống
- ·Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến trí não
- ·Bệnh án điện tử
- ·Mật phục tóm vận chuyển 2 tấn pháo từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam
- ·Giúp người khuyết tật hoà nhập cộng đồng
- ·120 học sinh nhận học bổng “Phân bón Cà Mau
- ·Bộ Y tế xác nhận và họp khẩn 2 trường hợp có biểu hiện viêm phổi
- ·Bộ KH&CN quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII
- ·Phát hiện thi thể trẻ sơ sinh bỏ trong bao tải
- ·Ủy ban Kiểm tra TW kết luận về vi phạm của 2 tướng phòng không
- ·125 phần quà, xe đạp tặng hộ nghèo, học sinh
- ·Cùng ngành y tế chăm sóc sức khoẻ Nhân dân
- ·Cho vùng quê sáng, đẹp
- ·Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid thứ 50 đều có kết quả xét nghiệm âm tính
- ·Nắn nót con chữ vui tuổi xế chiều
- ·Quê hương vạn tấm lòng
- ·Đến 2030, có 5 đến 8 tổ chức nghiên cứu về dân số và phát triển
- ·Tỉnh táo khi tiếp nhận các thông tin dịch Covid
- ·Nỗi lo chung của các nước Đông Nam Á thời đại dịch COVID