【kết bong da ngoai hang anh】Chuẩn hóa công tác phòng chống tiêu cực trong ngành Hải quan
"Chính vì vậy,ẩnhóacôngtácphòngchốngtiêucựctrongngànhHảkết bong da ngoai hang anh công tác phòng, chống, xử lý nghiêm minh CBCC vi phạm luôn được ngành Hải quan xác định là nhiệm vụ trọng yếu và xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo điều hành…" - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình vừa có những chia sẻ xung quanh vấn đề này trên TBTCO.
*PV:Hoạt động hải quan luôn được xem là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn rủi ro về tham nhũng, tiêu cực. Trên thực tế đã có nhiều vụ việc bị phát giác và xử lý. Ngành Hải quan có quan điểm thế nào về vấn đề này?
- Ông Nguyễn Công Bình:Bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trọng tâm như: thu ngân sách nhà nước (NSNN), tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia… những năm qua, Tổng cục Hải quan luôn xác định công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Công tác này được thực hiện thường xuyên, liên tục, quyết liệt, công khai, minh bạch với nhiều giải pháp đồng bộ; gắn kết chặt chẽ với xây dựng lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại.
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực là công việc thường xuyên, liên tục của ngành Hải quan... Ông Nguyễn Công Bình |
Chủ trương này của Hải quan Việt Nam cũng phù hợp với tiêu chí hướng tới của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), coi “Liêm chính hải quan” là nền tảng quan trọng của một cơ quan hải quan hiện đại.
Những năm qua, Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục Hải quan xác định PCTN là một trong những mục tiêu chính trị quan trọng luôn được quan tâm chỉ đạo gắn liền với công tác Đảng và công tác chuyên môn trong toàn bộ hệ thống của ngành Hải quan, thực hiện đồng bộ, quyết liệt giữa “xây và chống”.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan chú trọng vào công tác cải cách, hiện đại hóa để vừa tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, vừa hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan với người dân, DN.
*PV:Vậy, ngành Hải quan đã và đang triển khai các biện pháp phòng ngừa vi phạm của CBCC như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Công Bình: Những năm qua, ngành Hải quan đã liên tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phòng chống tiêu cực, PCTN. Cụ thể:
Từ năm 2014, Tổng cục Hải quan thực hiện chính thức Hệ thống hải quan tự động (VNACCS/VCIS) đã triển khai 35/35 cục hải quan tỉnh, thành phố; 100% các quy trình, thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc.
Năm 2015, ngành Hải quan đã chính thức đưa vào hoạt động Phòng Giám sát hải quan trực tuyến (tại trụ sở Tổng cục Hải quan) với hệ thống camera giám sát được kết nối thông suốt với các hệ thống trang thiết bị kiểm tra giám sát hiện đại của ngành Hải quan.
Thông qua Hệ thống camera giám sát, máy soi chiếu container, hệ thống cân ô tô điện tử, hệ thống máy soi chiếu hành lý, hàng hóa, hệ thống dữ liệu xuất nhập khẩu… được kết nối về Phòng Giám sát Hải quan trực tuyến, lãnh đạo Tổng cục Hải quan và lực lượng chức năng có thể kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động XNK, quá trình giải quyết thủ tục của công chức hải quan ở các địa bàn có lưu lượng hàng hóa XNK quan trọng như sân bay Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), khu cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn… nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường tại cửa khẩu, kịp thời can thiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Không chỉ vậy, từ ngày 15/11/2016, Tổng cục Hải quan đã đưa số điện thoại đường dây nóng 19009299 đi vào hoạt động (số duy nhất thay cho tất cả các số đường dây nóng trước đây). Đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24h trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Tất cả các cuộc gọi qua số điện thoại đường dây nóng được ghi âm, lưu trữ và quản lý theo chế độ mật, khẩn; đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh qua đường dây nóng. Việc áp dụng và công bố đường dây nóng nhằm nâng cao kỷ luật kỷ cương khi thi hành công vụ và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi nhũng nhiễu; hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Đáng chú ý, từ cuối năm 2017 đến nay Tổng cục Hải quan đã và đang đẩy mạnh triển khai Hệ thống Quản lý hải quan tự động tại cảng biển, cảng hàng không tại 4 đơn vị cấp cục, gồm: Cục Hải quan Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, hệ thống này giúp cơ quan hải quan quản lý được toàn bộ diễn biến của hàng hóa XNK tại khu vực cảng, kho, bãi và lịch sử lô hàng từ khi vào Việt Nam.
Hệ thống cũng giúp loại bỏ triệt để các tác nghiệp thủ công, sử dụng văn bản giấy trong một số công đoạn nghiệp vụ của công chức. Nhờ đó, cơ quan hải quan tập trung lực lượng cho giám sát, kiểm soát đối với những lô hàng, DN trọng điểm có rủi ro cao, tránh việc kiểm tra, kiểm soát tràn lan, nâng cao hiệu quả phương thức quản lý rủi ro - một bước đi cụ thể trong áp dụng chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lý hải quan hiện đại.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đã và đang triển khai nhiều chương trình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) như: ký kết với 37 ngân hàng thương mại thực hiện thu thuế điện tử và triển khai đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7; đẩy mạnh thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN…
*PV:Việc PCTN, tiêu cực liên quan chặt chẽ đến công tác tổ chức cán bộ, xây dựng lực lượng hải quan trong sạch vững mạnh. Vấn đề này đã được Tổng cục Hải quan triển khai ra sao, thưa ông ?
- Ông Nguyễn Công Bình:Cùng với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ngành Hải quan tiếp tục ban hành và niêm yết công khai nhiều văn bản quy định về văn hóa, thái độ ứng xử của công chức hải quan trong thực thi công vụ. Mới đây nhất là Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam, theo Quyết định số 188/QĐ- TCHQ ngày 2/2/2017…
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chú trọng luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác một cách thường xuyên, liên tục, ở tất cả các cấp, nhất là cấp chi cục. Ngoài ra, nếu phát hiện dấu hiệu hoặc có phản ánh liên quan đến tiêu cực, nhũng nhiễu, đều được xác minh, chỉ đạo xử lý kịp thời theo đúng quy định...
Song song với đó là việc thực hiện quyết liệt công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, để góp phần phát hiện, phòng ngừa sai phạm của CBCC hải quan.
Đi đôi với những biện pháp nêu trên, hàng năm Tổng cục Hải quan còn lên kế hoạch kiểm tra nội bộ, thành lập các đoàn kiểm tra PCTN ở những địa bàn, đơn vị có lưu lượng hàng hóa lớn, phức tạp, những đơn vị có biểu hiện chưa đoàn kết để phát hiện, chấn chỉnh sai phạm.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm kết luận của các đoàn thanh tra và kiểm tra cấp Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ…; chủ trì giải trình, tiếp thu, khắc phục các yêu cầu của cơ quan thanh tra; tham mưu, sửa đổi, bổ sung quy định, quy trình để chặt chẽ và minh bạch hơn trong công tác phòng chống tội phạm, chống tham nhũng.
Tổng cục Hải quan sẽ kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm kỷ cương, kỷ luật, tiêu cực tham nhũng để làm trong sạch nội bộ.
*PV:Đối với những trường hợp vi phạm của CBCC đã bị phát giác, Tổng cục đã xử lý thế nào và có biện pháp gì để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thời gian tới?
- Ông Nguyễn Công Bình:Quan điểm của Tổng cục Hải quan là chủ động phòng, chống, ngăn chặn vi phạm, tiêu cực của CBCC. Trong trường hợp xảy ra vi phạm phải kiên quyết xử lý, không bao che, dung túng đối với những cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực dù là cán bộ ở cấp nào.
Thực tế thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã chủ động kiểm tra, phát hiện và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, công khai những trường hợp công chức hải quan vi phạm pháp luật. Năm 2017, số công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật trong ngành Hải quan là 69 người; tính từ đầu năm 2018 đến tháng 5, có 33 trường hợp bị kỷ luật.
Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục xây dựng dự thảo “Quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm của công chức trong ngành Hải quan”. Văn bản này điều chỉnh toàn bộ hành vi của CBCC, viên chức, người lao động trong ngành khi thực thi công vụ; chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng; nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của CBCC hải quan khi thực thi công vụ, minh bạch trong xử lý vi phạm.
Quy chế này khi được ban hành sẽ cụ thể hóa các quy định của pháp luật, đảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ cương, kỷ luật và phòng, chống tiêu cực trong ngành Hải quan.
Công chức hải quan sẽ nhận thức rõ ràng hơn tính tuân thủ, chuyên nghiệp trong thực thi công vụ và những điều mà mình không được làm. Trong quá trình thực hiện quy chế, Tổng cục Hải quan vẫn tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu những vướng mắc phát sinh để hoàn thiện quy chế cho phù hợp với thực tế.
So với các quyết định trước đây quy chế này sẽ định danh hơn 300 hành vi vi phạm, tương ứng với đó là đi kèm các chế tài xử lý từ nhắc nhở, phê bình đến kỷ luật buộc thôi việc, trong đó quy định quy trình kiểm tra hoạt động công vụ.
Đặc biệt, tại Chương 3 của quy chế quy định chi tiết từng hành vi vi phạm của công chức hải quan từ tư thế, tác phong, lễ tiết đến hoạt động nghiệp vụ hải quan. Từ đó, tùy theo tính chất mức độ, Quy chế cũng quy định chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm tương ứng.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Tổng cục Hải quan tăng cường phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện Luật PCTN, xây dựng đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật và phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. Cùng với đó là chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. |
PV
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hành động vì tình yêu...hạnh phúc sẽ mỉm cười
- ·Vung Tau Centre Point ‘khuấy đảo’ thị trường bằng loạt ưu đãi hấp dẫn
- ·Người dân TP.HCM có đất quy hoạch ‘khu dân cư xây dựng mới’ sẽ được xây nhà ở
- ·Siết chặt phân lô bán nền lộ diện 3 dự án nhà xã hội ở Hà Nội
- ·Các cơ quan phúc đáp đầu tháng 6/2013
- ·Ngân hàng rao bán nhà đất thế chấp món nợ 1500 tỷ với giá chỉ 1/10
- ·Công ty đại gia Nguyễn Cao Trí đã đầu tư gì tại dự án Khu đô thị Đại Ninh?
- ·Bất động sản khu Tây Sài Gòn thu hút người mua ở thực
- ·Gia cảnh bần hàn của bé ung thư
- ·TP.HCM: Hơn 12.000 hồ sơ đã được Sở Xây dựng giải quyết trực tuyến
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 15 ngày đầu tháng 12/2011
- ·Vụ định lại giá đất dự án 350ha sau 10 năm, chủ đầu tư cảnh báo mất lòng tin
- ·Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất, khởi điểm từ 3,6 triệu đồng/m2
- ·Các thương hiệu thời trang xa xỉ muốn rót tiền vào bất động sản
- ·Niềm vui của đôi vợ chồng chuyên vớt xác cứu người
- ·Công an tìm khách hàng mua đất nền dự án của Công ty địa ốc Vạn Tín Phát
- ·The Zurich
- ·Tranh cãi phí quản lý tại Khu đô thị Vạn Phúc, thu hồi đất Công ty Trung Nguyên
- ·Trao gần 7 triệu đồng cho Thanh Ngân
- ·Doanh thu giảm mạnh, đại gia bất động sản Trung Quốc nguy cơ mất khả năng trả nợ