【ty so ac milan】Phát triển hệ thống dữ liệu tài chính đồng bộ, thống nhất
Bộ Tài chính tiết kiệm gần 3,6 triệu trang giấy mỗi năm nhờ điện tử hóa | |
Giảm phí thẩm định thay đổi phạm vi hoạt động của cơ sở y tế | |
Sôi động Cuộc thi tìm hiểu về Hải quan- Festival Hải quan 2019 | |
Báo cáo tài chính kiểm toán 2018: 8 doanh nghiệp kinh doanh lãi nhưng lại báo lỗ |
Việc phối hợp giữa các đơn vị ngành dọc trong việc chia sẻ, đảm bảo hoạt động thu thập dữ liệu hàng ngày là một trong những yếu tố cần thiết để triển khai thành công. Ảnh: H.Vân. |
Hướng tới chuyển đổi số
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới và cải cách về thể chế quản lý tài chính công, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính không ngừng được tăng cường và củng cố. Nhiều hệ thống thông tin lớn, hiện đại trong lĩnh vực quản lý tài chính đã được xây dựng, triển khai có hiệu quả.
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại sự cải thiện đáng kể trong công tác quản lý tài chính công theo hướng hiện đại, từng bước tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát tài chính, góp phần quan trọng trong thúc đẩy cải cách thể chế, thay đổi quy trình, thủ tục trong lĩnh vực thuế, hải quan, ngân sách, kho bạc,...
Để nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và hướng tới chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính, cần thiết phải xây dựng Kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính nhằm quy hoạch, xây dựng, phát triển và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, xác định rõ mục tiêu, quy mô, phạm vi, đối tượng, mô hình tổng thể, quy chuẩn của dữ liệu. Từ đó, hình thành nên cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, thực tiễn tại Việt Nam, tuân thủ các nguyên tắc chủ đạo như: Đảm bảo tính đồng bộ, tích hợp, khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị trong ngành Tài chính, giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Tài chính dựa trên nền tảng của dữ liệu lớn và dữ liệu mở.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 585/2019/QĐ-BTC phê duyệt Kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính. Kiến trúc này sẽ giúp các đơn vị thuộc Bộ Tài chính xây dựng, phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu chuyên ngành đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai; kế thừa, sử dụng lại hệ thống thông tin, dữ liệu, hạ tầng công nghệ đã được đầu tư; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư,… kiện toàn bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản trị dữ liệu và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thực hiện công tác phân tích dự báo và hoạch định chính sách,…
Chia sẻ về mô hình này, ông Hoàng Xuân Nam, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết: Mô hình kiến trúc tổng thể bao gồm các lớp thực hiện các chức năng từ việc cung cấp dữ liệu nguồn, tích hợp, thu nhận, chuẩn hóa, lưu trữ, phân tích, trực quan hóa dữ liệu tổng hợp từ các nguồn, đến việc phân phối sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, an toàn, kiểm soát chất lượng và thống nhất của dữ liệu. Cụ thể như sau: Lớp nguồn dữ liệu gồm 7 nhóm dữ liệu nguồn chính sẽ được tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính ở mức độ chi tiết phù hợp; lớp tích hợp dữ liệu; lớp tổng kho dữ liệu tài chính (Data Hub); lớp dữ liệu khai thác (Data Marts); lớp phân tích và báo cáo thông minh; lớp quản lý phân phối dữ liệu; lớp quản lý phân cấp và dữ liệu tham chiếu; lớp quản trị dữ liệu (Data Governance).
Cần chiến lược đào tạo nhân lực
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính là dự án trọng điểm, dài hạn của Bộ Tài chính và quá trình triển khai Kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính được thực hiện qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2019 - 2022), tập trung vào thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu có cấu trúc gồm dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Tài chính; dữ liệu từ các bộ, ngành, địa phương,... Ưu tiên xây dựng các Data Marts nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu hỗ trợ phát hiện gian lận trong lĩnh vực thuế, hải quan, kiểm soát chi ngân sách nhà nước và theo các chuyên đề phù hợp với nhu cầu khai thác dữ liệu của các bên sử dụng dữ liệu trong và ngoài ngành Tài chính.
Giai đoạn 2 (2023 - 2025), tiếp tục bổ sung các dữ liệu theo các mảng nghiệp vụ, theo lộ trình của Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, cập nhật các dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc vào trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính.
Để triển khai thành công kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, theo ông Hoàng Xuân Nam, Dự án được thực hiện theo một phương pháp luận thiết kế - phát triển - triển khai - vận hành - nâng cấp để đáp ứng các nhu cầu thông tin, phân tích của Bộ Tài chính và các bên liên quan trong từng thời kỳ, bối cảnh cụ thể. Việc xây dựng tổng kho dữ liệu cần được thực hiện song song với việc xây dựng các năng lực quản trị dữ liệu.
Theo đó, yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong triển khai là sự chỉ đạo sát sao, trực tiếp từ lãnh đạo Bộ Tài chính để định hướng, gắn kết các bộ phận nghiệp vụ, công nghệ và quản trị dữ liệu trong một mục tiêu chung. Bên cạnh đó là sự tham gia tích cực của các bộ phận nghiệp vụ trong việc sở hữu, đảm bảo chất lượng, diễn giải và sử dụng dữ liệu trong công việc hàng ngày, cùng với sự phối hợp của công nghệ; việc phối hợp giữa các đơn vị ngành dọc trong việc chia sẻ, đảm bảo hoạt động thu thập dữ liệu hàng ngày, tham gia tích cực trong việc tổng hợp diễn giải dữ liệu, thống nhất và tuân thủ trong công tác quản trị dữ liệu.
Đặc biệt, việc xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu cần được tiến hành một cách đồng nhất, tiến tới một mục đích cuối, nhưng cần chia thành nhiều bước nhỏ phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của các mảng dữ liệu và khung quản trị dữ liệu. “Cần thực hiện kiện toàn, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực làm công tác dữ liệu ngành Tài chính trên cơ sở nguồn nhân sự sẵn có đang thực hiện công việc quản lý, quản trị dữ liệu và thống kê tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Đồng thời thiết lập một chiến lược đào tạo để chuẩn bị cho điều hành xử lý nguồn dữ liệu lớn của Bộ Tài chính” – ông Nam nói.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Mở rộng thị trường xuất khẩu để tận dụng tốt FTA
- ·Việt Nam tiếp tục trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
- ·Ba không khi ăn lẩu
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Trạm y tế tại TPHCM sẽ có đến 300 loại thuốc
- ·Vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Số người nhập viện tăng hơn 300
- ·Giá vàng trong nước tăng vượt ngưỡng 56 triệu đồng/lượng
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Lo bão Yagi càn quét, nhiều bệnh viện lớn tạm dừng tiếp nhận người đến khám
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Ăn dừa có tốt không mà Trung Quốc cần 4 tỷ quả mỗi năm?
- ·Bổ sung vitamin D3, K2 đúng cách cho trẻ nhỏ
- ·Doanh nghiệp FDI xuất siêu kỷ lục với hơn 30 tỷ USD
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Nhiều tiềm năng phát triển thị trường bất động sản biển
- ·Sau bão Yagi, 3 người một nhà đi cấp cứu vì ngủ trong phòng có máy phát điện
- ·Thị trường vàng và USD chưa có sự bứt phá
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Hai bệnh viện phối hợp cứu một ca sinh mổ hết sức đặc biệt