会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận israel】Thị trường chứng khoán: Nhiều mục tiêu cụ thể đặt ra cho năm 2020 sẽ thành hiện thực!

【kết quả trận israel】Thị trường chứng khoán: Nhiều mục tiêu cụ thể đặt ra cho năm 2020 sẽ thành hiện thực

时间:2024-12-23 12:38:23 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:103次

* PV:Thưa ông,ịtrườngchứngkhoánNhiềumụctiêucụthểđặtrachonămsẽthànhhiệnthựkết quả trận israel có thể nói, năm 2019 là năm khá khó khăn đối với nhiều TTCK thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mặc dù vậy, tuy không giữ được đà tăng mạnh như một vài năm trước, nhưng rõ ràng, TTCK Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định trên nhiều khía cạnh. Ông có thể khái quát những kết quả mà TTCK Việt Nam đạt được trong năm 2019?

- Ông Trần Văn Dũng:Tình hình kinh tế, chính trị thế giới năm 2019 diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ tích cực từ thông tin kinh tế vĩ mô trong nước, TTCK Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Theo đó, trên thị trường cổ phiếu, mức tăng điểm của TTCK Việt Nam vẫn khá tích cực, được đánh giá là điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2019, chỉ số VN-Index đạt 960,99 điểm, tăng 7,7% so với cuối năm 2018, cao hơn các nước trong khu vực như Singapore (5,0%), Malaysia (-6%), Thái Lan (+1%), Indonesia (+1,7%). Quy mô vốn hóa thị trường tăng khá mạnh và đạt 4.384 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018, tương đương 79,2%% GDP năm 2018 và 72,6% GDP năm 2019.

Thị trường trái phiếu vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng. Kỳ hạn phát hành (13,6 năm) và lãi suất huy động đạt mức kỷ lục (các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm giảm khoảng 87 -220 điểm cơ bản) từ trước tới nay. Tính đến cuối năm 2019, thị trường có 493 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.154 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2018 (tương đương 21,5% GDP năm 2018). Thanh khoản thị trường trái phiếu chính phủ đạt hơn 9.000 tỷ đồng/phiên, tăng 4% so với năm 2018, trong đó giao dịch repos chiếm gần 50%.

TTCK phái sinh mặc dù mới ra đời từ tháng 8/2017 với sản phẩm giao dịch đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 nhưng đã có bước phát triển ấn tượng với khối lượng giao dịch bình quân tăng 14%, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh tăng 55,7% so với cuối năm 2018.

TTCK Việt Nam đã đưa thêm các sản phẩm mới vào giao dịch để tạo ra sự đa dạng cho TTCK như: Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) đã bắt đầu được giao dịch vào ngày 28/6/2019 và sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ cũng được khai trương vào ngày 4/7/2019. Sản phẩm Covered Warrant đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Về công tác huy động vốn, năm 2019, tổng mức huy động trên TTCK ước đạt 318,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14% cùng kỳ năm trước. Về hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn, 2 sở giao dịch chứng khoán đã tổ chức 53 phiên đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn, tổng giá trị bán được là 5.329,7 tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 81%.

Trong bối cảnh tình hình tài chính - chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, xu hướng nhà đầu tư (NĐT) rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, thị trường cận biên thì NĐT nước ngoài (NĐTNN) vẫn tiếp tục mua ròng trên TTCK Việt Nam. Năm 2019, NĐTNN đã mua ròng 7.516 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và mua ròng 13.738 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng danh mục của NĐTNN lên khoảng 36,4 tỷ USD, tăng 11,6% so với cuối 2018. Dòng vốn gián tiếp vào ròng ước đạt 2,7 tỷ USD, tương đương năm 2018 thể hiện sự đánh giá lạc quan của cộng đồng NĐTNN đối với TTCK Việt Nam.

Ông Trần Văn Dũng
Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ảnh: DT.

Năm 2019, về cơ bản, UBCKNN đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo Chương trình hành động năm 2019 của UBCKNN được ban hành từ đầu năm. Theo đó, UBCKNN đã chủ động, tích cực xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK, tiêu biểu là Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua.

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng tiếp tục triển khai tái cấu trúc TTCK, tăng cường công tác quản lý công ty đại chúng và các tổ chức trung gian. Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh và nghiêm khắc hơn trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng tinh vi, phức tạp. UBCKNN luôn tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức bộ máy, thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động của UBCKNN đối với doanh nghiệp.

* PV:Đó là diễn biến thị trường, còn về nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh nhiều công việc khác, thì Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua là một kết quả nổi bật của năm 2019. Ông chia sẻ và đánh giá thế nào về mức độ thành công của Luật Chứng khoán (sửa đổi)? Ông kỳ vọng thế nào về sự tác động của Luật mới khi đi vào thực tiễn?

- Ông Trần Văn Dũng:Như chúng ta đã biết, ngày 26/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8, với 92,13% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Chứng khoán số 54/2019/QH. Điều này thể hiện sự đồng thuận, nhất trí cao của Quốc hội đối với những nội dung sửa đổi, bổ sung của dự án Luật Chứng khoán và là minh chứng rõ nét nhất cho thành công của dự án Luật.

Với một khối lượng công việc đồ sộ, được chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp, tham gia tích cực của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, các thành viên thị trường, nhà đầu tư, đặc biệt tinh thần trách nhiệm cao của các Ủy ban của Quốc hội trong thẩm tra, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc xây dựng dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) bảo đảm yêu cầu về chất lượng và tiến độ.

Chúng tôi thấy rằng, Luật Chứng khoán năm 2019 đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó có việc phát triển TTCK; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực thi Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế. Luật cũng đã bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng.

Chúng tôi tin tưởng rằng, Luật Chứng khoán mới khi đi vào thực thi sẽ có những tác động tích cực đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam, góp phần cải thiện chất lượng hàng hóa, chất lượng các doanh nghiệp trên TTCK, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả. Đồng thời, với việc bổ sung một số quyền hạn đảm bảo cho UBCKNN có đủ thẩm quyền trong quản lý, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Qua đó, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường, khuyến khích mạnh mẽ tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả hơn cho nền kinh tế.

* PV:TTCK dự báo sẽ còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, đặc biệt là các rủi ro có thể đến từ sự bất định đến từ tình hình kinh tế - tài chính - tiền tệ - thương mại thế giới. Vậy, đâu là các giải pháp trọng tâm mà UBCKNN sẽ triển khai trong năm 2020 để hỗ trợ TTCK phát triển ổn định?

- Ông Trần Văn Dũng:Với phương châm hướng tới một TTCK phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế, UBCKNN đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Theo đó, chúng tôi đang tập trung dự thảo các Nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán (sửa đổi) để đảm bảo luật được đưa vào cuộc sống một cách đồng bộ, tạo điều kiện thông thoáng hơn để cho đầu tư phát triển và bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Đồng thời, nỗ lực triển khai các giải pháp tái cấu trúc TTCK theo Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, hướng tới một hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh và một cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thuộc Bộ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh quá trình hợp nhất 2 giao dịch chứng khoán, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo Đề án “Thành lập sở giao dịch chứng khoán Việt Nam” được phê duyệt theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch; áp dụng phương thức dựng sổ trong thực hiện cổ phần hóa các DNNN; tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong báo cáo tài chính của các công ty đại chúng về vấn đề sử dụng vốn, công bố thông tin và quản trị công ty.

Bên cạnh đó, khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài thông qua các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE Rusell; xây dựng chính sách hướng dẫn các doanh nghiệp FDI lên niêm yết và huy động vốn trên TTCK, đơn giản các thủ tục thu hút các NĐT tổ chức lớn tham gia thị trường; thu hút các NĐT chiến lược nước ngoài.

Trong năm 2020, sẽ tiếp tục triển khai các sản phẩm mới cho thị trường theo kế hoạch, lộ trình đã được phê duyệt. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng khung pháp lý cho các sản phẩm mới để chuẩn bị cho việc ra mắt các sản phẩm mới, có thể áp dụng từ sau năm 2020 nhằm đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của người đầu tư và theo đúng chủ trương, định hướng của Chính phủ.

Ngoài ra, sẽ tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường, bảo đảm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của TTCK.

* PV:Năm 2020 là năm đánh dấu 20 năm xây dựng và phát triển của TTCK Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là một cột mốc quan trọng để đánh giá lại các mục tiêu đã đề ra trong Đề án Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Ông có thể cho biết một cách sơ lược về khả năng hoàn thành các mục tiêu cụ thể trong Đề án vào năm 2020?

- Ông Trần Văn Dũng:Sau gần 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua với quy mô vốn hóa thị trường tăng nhanh, cơ cấu thị trường cũng ngày một hoàn thiện với đầy đủ 3 mảng thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, cơ sở hàng hóa ngày càng đa dạng với các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hợp đồng tương lai và chứng quyền có bảo đảm. TTCK Việt Nam cũng đã được Tổ chức FTSE Russell đưa vào danh sách xem xét nâng hạng, từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi cấp độ hai. Như vậy, có thể nói sau gần 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam không chỉ phát triển nhanh về “lượng”, mà đã có sự nâng cao rõ rệt về “chất”.

Đề án “Cơ cấu lại TTCK Việt Nam và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu đưa TTCK Việt Nam trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại DNNN, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới…

Mục tiêu cụ thể là phấn đấu quy mô thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025; quy mô thị trường trái phiếu đạt 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025; số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017, số lượng NĐT trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025…

Đây là mục tiêu khó khăn, đặt trong bối cảnh TTCK trong nước chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ mục tiêu để hoàn thành.

Trước hết là các tín hiệu tích cực từ bối cảnh vĩ mô. Nền kinh tế Việt Nam dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và duy trì ở mức tăng trưởng cao đến hết năm 2020; các chỉ tiêu về lạm phát, tỷ giá cũng sẽ theo chiều hướng ổn định. Đây là điều kiện nền tảng cho sự phát triển của TTCK trong thời gian tới.

Thứ hai, Chính phủ cũng đã và đang tiếp tục kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn với hàng loạt doanh nghiệp lớn nằm trong danh sách thoái vốn và cổ phần hóa trong năm 2020 như: Mobifone, VNPT, Agribank, Vicem.... sẽ tạo nên lượng cung hàng hóa lớn trên TTCK, góp phần tăng giá trị vốn hóa cho thị trường trong thời gian tới. Ngoài ra, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bắt đầu tăng tốc và sẽ phát triển rất nhanh.

Thứ ba, Bộ Tài chính và UBCKNN đang tích cực triển khai 8 nhóm giải pháp cơ cấu lại TTCK được nêu trong đề án là: Hoàn thiện cơ sở pháp lý; Cơ cấu lại cơ sở hàng hóa; Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán; Cơ cấu lại tổ chức thị trường; Nâng cao năng lực, quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi; Giải pháp nâng hạng thị trường; cuối cùng là tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp.

Ngoài ra, việc xem xét nâng hạng từ cận biên lên thị trường mới nổi hạng hai cũng là cơ hội riêng có đầy tiềm năng của TTCK Việt Nam trong mắt NĐTNN.

Từ chiều hướng tăng trưởng ổn định của TTCK thời gian qua và các yếu tố hỗ trợ tích cực, cùng với các giải pháp tái cấu trúc thị trường đang triển khai, chúng ta có thể kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh về quy mô của thị trường chứng khoán trong thời gian tới và nhiều mục tiêu cụ thể đã đặt ra cho năm 2020 sẽ trở thành hiện thực.

* PV:Xin cảm ơn ông!

Duy Thái

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Vấy máu lên ga, tôi lừa chồng mình là gái trinh
  • Vĩnh biệt HLV huyền thoại đưa bóng đá Argentina tới đỉnh vinh quang
  • Xây dựng 'Ngôi nhà mơ ước' cho vợ chồng già bán vé số chăm cháu ngoại mồ côi
  • Hải quan Việt Nam sẵn sàng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Các cơ quan phúc đáp đầu tháng 9/2014
  • Ông Kim Sang
  • Vụ nổ tại bang Texas (Mỹ): Đã có 60
  • Bị u não ác tính, cậu bé 9 tuổi giành giật sự sống từng ngày
推荐内容
  • Tổng hợp đơn thư bạn đọc đến giữa tháng 7/2012
  • Mẹ già vất vả chăm sóc con ung thư và hai cháu nội thơ dại
  • Hà Nội ngày đông
  • Venezuela trước thềm bầu cử Tổng thống
  • Tình địch tố quá khứ “từng phá thai” của tôi
  • Bạn đọc giúp đỡ em Đinh Trung Tiến bị ung thư xương