【kqbd levante】“Nóng lòng” cải thiện năng suất lao động
Đã áp dụng nhưng...
Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế,ónglòngcảithiệnnăngsuấtlaođộkqbd levante Ngân hàng Phát triển châu Á năm 2014 cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 đạt 5.440 USD/lao động, bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6,5 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc. Trong khu vực ASEAN, hiện tại năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn Myanmar, Campuchia và đang xấp xỉ với Lào. Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng thừa nhận các con số trên khi nói về năng suất lao động của Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên về con số này dưới góc độ của DN, ông Phạm Văn Đông, Giám đốc Công ty TNHH Nam Dược - Công ty chuyên về sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm chia sẻ: Xuất phát từ góc độ người làm DN tôi thấy đó là thực trạng mà chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn vào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể mạnh dạn áp dụng các chương trình cải tiến để nâng cao năng suất lao động.
Đánh giá năng suất lao động tại Nam Dược, ông Phạm Văn Đông thẳng thắn: Chi phí để vận hành sản xuất ra 1 đầu đơn vị sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng, hay mỹ phẩm của Nam Dược tương đương khoảng 90 đồng. Trong khi đó với các đơn vị sản xuất dược có nhiều năm kinh nghiệm, họ vận hành trong khoảng 70 đồng, tức là chúng tôi đang bị cao hơn họ khoảng 30%. Đó là điều chúng tôi đang rất nóng lòng để tìm cách giảm chi phí xuống mặt bằng chung của các DN trong ngành.
Thực tế để nâng cao năng suất lao động trong DN, Nam Dược cũng đã áp dụng nhiều giải pháp bên cạnh việc áp dụng tiêu chí của ngành dược trong quản trị chất lượng, quản trị sản xuất. Ông Phạm Văn Đông cho biết: Trong suốt chặng đường 10 năm qua, Nam Dược triển khai nhiều công cụ hỗ trợ như chương trình cải tiến năng suất (5S) phổ biến tại Nhật, duy trì năng suất toàn diện (TPM). Tuy nhiên đến thời điểm này năng suất vẫn chưa cao, quá trình triển khai tổ chức sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn như thời gian sản xuất kéo dài, hàng tồn trữ trên các dây chuyền sản xuất lớn, quá trình thu thập thông tin về năng suất chất lượng, tiến độ rất chậm.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên chia sẻ: Việc nâng cao năng suất lao động là điều các DN đều mong muốn song công tác thực hiện còn khó khăn. Bởi vì hiện nay nhiều DN không có sẵn nguồn hàng nên có gì làm nấy, cơ hội để chuyên môn hóa là không có. Khi DN thực hiện được việc chuyên môn hóa sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh. Ví dụ một DN FDI ở Hưng Yên, họ chỉ làm một mặt hàng là quần sịp nam. Họ sản xuất hàng tỷ chiếc bán ra trên khắp thế giới trong 1 năm. Việc chuyên môn hóa như vậy khiến nâng cao năng suất lao động và giảm nhiều chi phí. Đây cũng cũng chính là chìa khóa giúp DN nâng cao năng suất lao động. Theo đó cần cố gắng chuyên môn hóa sản xuất cho từng dây chuyền, từng DN.
Nguồn nhân lực và công nghệ đang "tụt hậu"
Định hướng cho việc nâng cao năng suất lao động thời gian tới, ông Phạm Văn Đông chia sẻ: Khi tiếp cận một số chương trình năng suất chất lượng, chúng tôi thấy Nam Dược cần một công cụ quản lý sản xuất tinh gọn hơn, sàng lọc lại toàn bộ hệ thống, từ vấn đề môi trường, các dây chuyền trong sản xuất, tổ chức lại quản trị thông tin trong sản xuất. Chúng tôi hy vọng những công cụ sắp tới sẽ hứa hẹn mang lại những kết quả tích cực hơn.
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết thêm: Với Tổng công ty may Hưng Yên, chúng tôi đang tiến hành tăng cường đầu tư vào trang thiết bị. Trước đây lương công nhân chỉ 2-3 triệu đồng/tháng nên chúng tôi chưa quan tâm nhiều vào việc đầu tư thiết bị mới. Nhưng nay thu nhập của công nhân công ty, bao gồm cả bảo hiểm xã hội đã lên đến khoảng 10 triệu đồng/tháng, mỗi lao động thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Hiện nay các DN đều đầu tư vào trang thiết bị tự động và điện tử. DN cần biết nhìn xa, đầu tư vào thiết bị có nhiều mặt lợi cho nên dù có đi vay cũng nên làm. Ví dụ mua máy móc thiết bị mới, hiện đại sẽ giúp giảm số công nhân làm việc trực tiếp, giả sử Tổng công ty may Hưng Yên giảm 100 lao động thì đã tiết kiệm được 10 tỷ đồng để dùng tiền đó đầu tư cho trang thiết bị. Ngoài ra chúng tôi cũng áp dụng các công cụ quản lý như hệ thống sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing để sắp xếp lại mặt bằng nhà xưởng, loại bỏ những khâu thừa... nhằm tối ưu hóa năng lực sản xuất.
Thực tế, việc nâng cao năng suất lao động tại DN không phải dễ khi còn nhiều rào cản trong quá trình thực hiện. Trong đó chất lượng nguồn nhân lực, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại cũng là "nút thắt" cần tháo gỡ.
Dù dân số xếp thứ 13 thế giới nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. PGS.TS Trần Xuân Cầu, Đại học Kinh tế quốc dân nhận xét: Kinh tế Việt Nam có tăng trưởng tốt hơn so với chất lượng nguồn nhân lực, nghĩa là chất lượng nguồn nhân lực đang "tụt hậu" so với tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, ý thức đổi mới công nghệ của các DN cũng rất thấp, sự hạn hẹp về tiềm lực tài chính khiến DN không dám đầu tư vào cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất. Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ ra rằng: Máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các DN Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2% (trong khi đó ở Thái Lan tỷ lệ đó là 31%, Malaysia 51% và Singapore 73%).
Do đó, bên cạnh chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng DN đối với hoạt động đổi mới công nghệ. Đồng thời, cần phát triển mạnh các kênh tài chính hỗ trợ DN, đặc biệt là DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến hoặc thay thế công nghệ, thiết bị lạc hậu nhằm nâng cao năng suất lao động.
Nghiên cứu của ThS Trần Thị Kim Nhung, Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy: Do sử dụng dây chuyền sản xuất, công nghệ lạc hậu nên phần lớn DN đang phải chấp nhận mức tiêu thụ năng lượng gấp 1,3-1,5 lần để làm ra một sản phẩm cùng chủng loại của DN nước ngoài như Thái Lan, Indonesia. Việc các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG... tìm mãi không ra 100 DN Việt Nam làm nhà cung cấp linh kiện là một ví dụ cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng yếu kém về công nghệ của các DN trong nước.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá heo hơi hôm nay 11/12/2023: Đã có dấu hiệu tích cực
- ·Người phụ nữ tập lái ô tô gây tai nạn nhưng vẫn lên giọng thách thức
- ·Chi 10 triệu để độ kiểng Honda SH Mode với dàn áo màu hồng cực chất
- ·TMT Motors chuẩn bị khai trương hệ thống đại lý Wuling ủy quyền
- ·Là Việt kiều... bất lực cũng lấy được vợ
- ·5 mẫu xe gầm cao trong tầm giá 700 triệu đồng đáng để tham khảo
- ·Phóng nhanh phanh gấp, người đàn ông đi xe máy ngã văng vào gầm ô tô con
- ·Ô tô biết đọc tâm trạng của người lái, xem xe ý tưởng Renault Human First Vision
- ·“Bẫy cát” trên cầu Kiện Khê
- ·Người dùng xe Tesla thích thú với tiện ích mới chỉ có trên iPhone 15 Pro
- ·Bạn đọc chia sẻ với cậu học sinh nghèo trường Ams
- ·10 mẫu SUV đời cũ giá rẻ nhưng có khả năng tăng tốc siêu ấn tượng
- ·Siêu xe Lamborghini Revuelto ra mắt tại Singapore giá hơn 1,9 triệu USD
- ·Xe tải đòi vượt trên đường cấm không được, quay sang cà khịa xe đi đúng
- ·Sở Công Thương Long An khảo sát doanh nghiệp tạm trữ hàng hóa phục vụ tết
- ·Technode Global: Công nghệ mới giúp pin xe điện có khả năng chống cháy nổ
- ·Xe máy 'phóng như bay' trên cao tốc Phan Thiết
- ·Nóng trên đường: Xe máy 'ngã chổng vó' vì tạt đầu ô tô như chỗ không người
- ·Điện lực Đức Hòa tích cực tham gia ngăn chặn sự cố lưới điện do cháy rừng
- ·Đấu giá biển số chiều 26/10: Biển 30K