【mha chap】Tạo sức bật từ công nghiệp
Năm 2021,ạosứcbậttừcngnghiệmha chap Hậu Giang đã chứng tỏ sự nỗ lực cao độ để cùng với cả nước vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đạt kết quả khá tốt nhiệm vụ kép: Kìm chế dịch bệnh Covid-19, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Bước sang năm mới, với tâm thế chủ động, sẵn sàng, Tỉnh quyết tâm tạo ra nhiều cuộc bứt phá mới.
Ông Đồng Văn Thanh (thứ 2 từ phải sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, trong một chuyến khảo sát các dự án giao thông trên địa bàn Tỉnh.
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong điều kiện vô vàn khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tình hình thiên tai, sạt lở, nhưng UBND tỉnh đã chủ động triển khai các mục tiêu, giải pháp để chỉ đạo, điều hành; đồng thời với sự chỉ đạo kịp thời thường xuyên của Chính phủ; sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương; sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Tỉnh đã thực hiện khá tốt mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Kết quả trong 18 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2021 có 5 chỉ tiêu thực hiện vượt kế hoạch, 9 chỉ tiêu đạt kế hoạch, còn lại 4 chỉ tiêu dù chưa đạt kế hoạch, nhưng cũng đạt từ 90% trở lên. Riêng về tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 3,08%, dù chưa như mong muốn, nhưng Hậu Giang đứng thứ hai so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Phấn khởi nhất là ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 4,04%. Đây là mức tăng cao nhất từ khi thành lập Tỉnh đến nay. Cùng với đó là xây dựng nông thôn mới, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đều đạt và vượt kế hoạch. Đặc biệt, sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao chiếm khá nhiều với 32/66 sản phẩm, đạt 48,5%, góp phần tăng giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.
Ông Đồng Văn Thanh (thứ 3 từ phải sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, tham quan Trung tâm Đào tạo Steamzon, một trong những bộ phận ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp tại Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) Thành phố Hồ Chí Minh.
Cải các hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật. Các chỉ số PCI, PRINDEX, PAPI và SIPAS đều tăng so cùng kỳ; chuyển đổi số xếp thứ 28/63 tỉnh, thành; chỉ số Vietnam Ict Index tăng 15 bậc, xếp thứ 32/63 tỉnh, thành. Hệ thống chính quyền được quan tâm kiện toàn; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực từng bước được nâng cao.
Công tác thu hút đầu tư chuyển biến tích cực cả về số và lượng. Tổng số dự án thu hút đầu tư trong nước tăng 35% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký đạt hơn 6.300 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Lũy kế từ trước đến nay, toàn Tỉnh có 371 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư trên 163.000 tỉ đồng.
Trong tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và lực lượng lao động, Tỉnh đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn, phục hồi, duy trì hoạt động. Sản xuất có bị gián đoạn do dịch bệnh nhưng đời sống Nhân dân vẫn có bước cải thiện, bình quân thu nhập đạt gần 55 triệu đồng/người/năm. Năng suất lao động xã hội đạt trên 100 đồng/lao động/năm, tăng 4,75% so với cùng kỳ. Do yêu cầu phòng, chống dịch, các hoạt động xúc tiến thương mại, nhiều sự kiện kết nối cung cầu phải đình lại, nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ ước tăng gần 2% so cùng kỳ. Tỉnh đã khai thác tối đa thị trường trong nước, kết nối nhiều sản phẩm vào các siêu thị, nhất là đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử như Voso, Postmart, Shopee…
Ông Đồng Văn Thanh (đi đầu), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, khảo sát tiến độ dự án hồ nước ngọt.
Mặc dù năm nay Chính phủ ban hành chính sách giảm, miễn thu thuế cho các doanh nghiệp, nhưng với quyết tâm nỗ lực rất cao nên tiến độ thu nội địa vượt 32,52% dự toán Trung ương giao.
Tốc độ phát triển đô thị duy trì kết quả tốt, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung các đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt 65% và quy hoạch chi tiết đô thị đạt 40%. Đến nay tỷ lệ đô thị hóa đạt 29%.
Hoạt động văn hóa, xã hội cũng được tổ chức thông qua nhiều hình thức phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh, vẫn đảm bảo an toàn và có ý nghĩa. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã huy động hơn 28 tỉ đồng mua máy cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tham gia học trực tuyến…
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, số vụ tội phạm và tai nạn giao thông giảm so cùng kỳ. Thực hiện tốt công tác quân sự địa phương, tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ ở các đơn vị, địa phương đạt mục đích, yêu cầu…
Ông Đồng Văn Thanh (bìa trái), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, tham quan mô hình nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao của người dân thành phố Vị Thanh.
Bên cạnh kết quả đạt được, chúng ta không khỏi băn khoăn về một số vấn đề tồn tại, hạn chế. Đó là nhiều lĩnh vực phát triển nhưng chưa thật sự ổn định, bền vững. Quy mô nền kinh tế có nâng lên, nhưng vẫn còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh còn chậm và chưa chuyên nghiệp. Việc hỗ trợ cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư chưa có điểm vượt trội so với các địa phương khác trong khu vực như: chưa có quỹ đất sạch, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, còn yếu kém. Công tác cải cách hành chính dù có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu phát triển. Tiến độ giải phóng mặt bằng và giải ngân đầu tư công còn chậm. Một mặt là do phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian khá dài; mặt khác công tác phối hợp trong giải phóng mặt bằng có lúc chưa chặt chẽ. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn cao. Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, dịch bệnh còn ít; tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy và sạt lở đất diễn biến ngày càng phức tạp, chưa có những giải pháp căn cơ để khắc phục…
Bước vào năm 2022, dự báo tình hình chung vẫn còn nhiều khó khăn. Tình hình dịch bệnh, thiên tai diễn biến khó lường. Đối với Hậu Giang, xét về tổng thể khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu nguồn lực đầu tư và tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, thời gian tới đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của các cấp, các ngành, tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức, tập trung hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.
Mục tiêu lớn xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ 2020-2025 là duy trì nâng cao chất lượng tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững ở mức từ 7-7,5%/năm hoặc cao hơn 0,5% tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước và phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong 2 năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chúng ta chưa đạt mức tăng trưởng này, năm 2020 tăng 4,53%; năm 2021 tăng 3,08%, vì vậy Tỉnh phấn đấu tăng trưởng cao trong các năm còn lại của nhiệm kỳ. Năm 2022, Tỉnh xác định phải đạt mức tăng trưởng từ 8%. Cơ sở để xác định tốc độ tăng trưởng cao như vậy là qua trao đổi, tính toán, UBND tỉnh đưa ra nhiều phương án và đây là phương án trung bình trong các phương án dự kiến. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt thì khả năng tốc độ phát triển còn đạt cao hơn 8%. Bởi trong năm nay, có một số dự án lớn sẽ đi vào hoạt động tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp, thu ngân sách rất lớn như: các dự án của Tập đoàn Masan, Khu dầu khí Nam sông Hậu, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu… Điều thuận lợi nữa là vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua Định hướng chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Việc này sẽ tạo ra đột phá rất lớn cho cả giai đoạn 2021-2025 đặc biệt là trong năm 2022. Ngoài ra, Tỉnh cũng đang xúc tiến công tác lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh… của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Để thực hiện mục tiêu năm 2022, UBND tỉnh đã đề ra cụ thể 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện. Ở đây, Tôi chỉ nhấn mạnh đến một số nhiệm vụ, giải pháp trong 4 trụ cột chính có khả năng tạo bứt phá cao cho Hậu Giang trong thời gian tới, đó là:
Đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Ưu tiên nguồn lực tạo quỹ đất sạch, đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, sẵn sàng cho doanh nghiệp đầu tư mới, đón bắt kịp xu hướng chuyển dịch đầu tư. Triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp và logistics tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025.
Phát triển toàn diện trên quan điểm tập trung đất đai, nhưng nông dân vẫn là chủ thể nhằm xây dựng các khu công nghiệp tập trung, đa giá trị. Tạo điều kiện đầu tư mở rộng quy mô, xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn sản xuất với chế biến thị trường, hình thành các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện đầu tư một số mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Đồng thời tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường giao thông trọng yếu tại các đô thị, khu vực có lợi thế về thu hút đầu tư để khai thác quỹ đất có hiệu quả nhằm tái tạo nguồn lực tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng các đô thị, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Tập trung giải phóng mặt bằng, triển khai nhanh các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm, có tính kết nối với đường cao tốc, quốc lộ, các khu, cụm công nghiệp.
Tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm bảo đảm mục tiêu kép là vừa phát triển chính quyền số, xã hội số, đồng thời xây dựng định hướng chiến lược thu hút, phát triển các doanh nghiệp số có năng lực, uy tín và có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trước mắt cũng như lâu dài. Cải thiện hơn nữa cải cách hành chính; nâng cao các chỉ số: PCI, PARINDEX, PAPI, SIPAS; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố (DCCI).
Rà soát điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp điều kiện của Tỉnh. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ. Trước mắt xây dựng hai điểm nhấn du lịch có khả năng vươn tầm ra khu vực và cả nước. Triển khai thực hiện Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long và Cụm liên kết hợp tác phát triển du lịch phía Tây đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng với Nghị quyết phát triển 4 trụ cột công nghiệp - nông nghiệp - đô thị - du lịch, đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các công cụ phát triển nhân lực; đổi mới mạnh mẽ về quy trình, cách thức bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đồng thời Tỉnh sẽ tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo có chất lượng trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao nhằm phục vụ khai thác tiềm năng, lợi thế của Tỉnh…
Nhìn chung, nhiệm vụ trong năm 2022 rất nặng nề, đòi hỏi các cấp, các ngành nâng cao ý thức trách nhiệm bằng các hành động cụ thể, xác định trọng tâm, trọng điểm, các nhiệm vụ đột phá xây dựng kế hoạch khả thi, có lộ trình thống nhất, có bước đi cụ thể, phù hợp, vững chắc; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 và những năm tiếp theo
“Lấy năm 2022 là năm doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, với quan điểm “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui” và khẩu hiệu hành động là “2 nhanh và 3 tốt (2 nhanh: nhanh giải phóng mặt bằng, nhanh về thủ tục; 3 tốt: cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt)”. |
ĐỒNG VĂN THANH
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Tập trung thực hiện các giải pháp nâng chất lượng kiểm tra hàng hóa qua soi container
- ·Nhiều đề án thu thuế hiệu quả: Lâm Đồng đứng đầu thu ngân sách khu vực Tây Nguyên
- ·Hướng dẫn hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Hướng dẫn hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hải Phòng
- ·Lưu ý khi đi đổ xăng để luôn hời nhất
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Thái Lan, Việt Nam đang bàn hợp tác ‘bong bóng du lịch’
- ·Sức hút của thị trường BĐS Hải Dương
- ·Long An: Hải quan bắt giữ 2 xe tải buôn lậu số lượng lớn hàng cấm qua biên giới
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Tập huấn chính sách thuế mới cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
- ·Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực
- ·Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động?
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Hình ảnh cán bộ hải quan ở cửa khẩu và công tác phòng dịch bệnh corona