【bd ty so truc tuyen】Nguy hại khôn lường việc trộn chất ‘kích’ lợn siêu nạc
Phát hiện hàng loạt vụ trộn chất cấm kích lợn siêu nạc
Salbutamol là chất cấm thuộc nhóm Beta – agonist,ạikhônlườngviệctrộnchấtkíchlợnsiêunạbd ty so truc tuyen dùng để vỗ béo, tăng tỷ lệ nạc và rút ngắn thời gian chăn nuôi. Salbutamol có thể gây nhược cơ, giảm vận động cơ, khớp, làm cơ thể phát triển không bình thường.
Ngày 25/3, Bộ NN&PTNT cho biết, trong quý I/2015, Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra đột xuất một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm, hiện đang xử lý kết quả.
Tuy nhiên, bước đầu đã có 1 công ty thừa nhận hành vi trộn chất cấm Salbutamol (tạo nạc và tăng trọng) vào thức ăn chăn nuôi, Thanh tra Bộ cho hay. Hiện cơ quan này đã tịch thu hơn 4 tấn thức ăn chăn nuôi và xử phạt vi phạm với số tiền 170 triệu đồng. Trong thời gian tới, Thanh tra Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường làm rõ sai phạm của các công ty và công bố công khai tên tuổi công ty trộn chất cấm Salbutamol vào trong thức ăn chăn nuôi để “thổi” lợn siêu nạc.
Trước đó, hàng loạt vụ việc trộn Salbutamol vào trong thức ăn chăn nuôi cũng bị cơ quan chức năng phát hiện. Hồi tháng 10 năm ngoái, sau khi dư luận tỏ ra lo lắng về tình trạng thức ăn chăn nuôi bị “trộn” hóa chất cấm, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) có văn bản chỉ đạo 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Hưng Yên, TP Hà Nội, Vĩnh Long, Đồng Nai và TP. HCM tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các cơ sở chăn nuôi tự trộn thức ăn và cơ sở tận dụng nguồn thức ăn từ bếp ăn tập thể, nhà hàng và khu công nghiệp.
Kết quả kiểm tra cho thấy, tại Thanh Hóa, phát hiện 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm sanbutamol. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã xử lý phạt hành chính 80 triệu đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh 1,5 tháng và tiêu hủy toàn bộ lô hàng 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi vi phạm.
Còn nhớ, hồi cuối năm 2011, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ NN&PTNT cũng đã bắt vụ vận chuyển 5kg Salbutamol 98% đang trong quá trình mang đi tiêu thụ. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan chức năng không xác định được nguồn gốc lô hàng trên. Nhận định về vụ việc mang tính chất nghiêm trọng này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho hay: “Đây chỉ là một vụ việc điển hình, còn nhiều vụ việc kinh doanh, sử dụng chất cấm khác trong chăn nuôi chưa được phát hiện”.
Việc sử dụng chất kích nạc, tăng trọng trong chăn nuôi vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa: vietnamnet.vn
Ăn bao nhiêu “ngấm” bấy nhiêu
Theo các nhà khoa học, Salbultamol là loại chất cấm dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Do đó, thịt của các loại vật nuôi dễ bị tồn dư chất này nếu được nuôi bằng thức ăn có chứa chúng. Hồi tháng 8/2014, Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương lấy tiếp 14 mẫu thịt gà, 28 mẫu thịt lợn ở các tỉnh Long An, Bến Tre, Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ và Lâm Đồng để phân tích chỉ tiêu dư lượng kháng sinh và chất cấm. Kết quả, phát hiện 2 tường hợp tại Long An nhiễm chất kháng sinh cấm; 1 mẫu thịt gà nhiễm chloramphenicol, 1 mẫu thịt lợn nhiễm salbutamol.
Điều đặc biệt nguy hiểm là cũng do tính chất dễ hấp thu của Salbutamol nên chất này còn dư trong các loại thịt thực phẩm bao nhiêu thì người ăn phải sẽ bị hấp thụ bấy nhiêu. Salbultamol cũng đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ em.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho hay, chất cấm trong chăn nuôi, trong đó có Salbutamol còn nguy hại hơn cả ma túy. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi các động vật lấy thịt làm thực phẩm làm nguy hại đến cả cộng đồng và thế hệ con cháu sau này.
Để nhận dạng các loại thịt có tồn dư Salbutamol theo ông Nguyễn Xuân Dương, bằng mắt thường rất khó phát hiện. Nếu còn cả con lợn thì có thể quan sát, lợn được kích nạc bằng Salbutamol sẽ có phần cơ bắp, cơ mông, đùi rất chắc và nổi rõ.
Cảnh báo chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vừa có công văn gửi các đơn vị nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cảnh báo về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Theo đó, trong đợt kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu mới đây, Cục Chăn nuôi đã phát hiện một số mặt hàng không đạt chất lượng và có dấu hiệu hàng giả, trong đó có 2 sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các doanh nghiệp làm việc với các nhà cung cấp nước ngoài, song hầu hết là đối tác trung gian nên thiếu trách nhiệm và năng lực khắc phục hậu quả. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các mặt hàng trên được quy về hàng giả và Cục Chăn nuôi đã xử lý, buộc tiêu hủy hoặc tái xuất toàn bộ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có thể tồn tại các loại sản phẩm này từ những nguồn gốc khác nhau. |
Trần Hoài
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hà Nội: Không để xảy ra ‘khan hàng, sốt giá’ dịp Tết
- ·Khủng bố IS làm mắc kẹt 18.000 người tị nạn ở Yarmouk
- ·Hàn Quốc xem xét nới tay cho người xuất khẩu lao động nước ngoài
- ·Mất tích bí ẩn của người mẫu Sài Thành sau khi nhận đi chụp ảnh
- ·Thông minh hóa trong quá trình quản trị doanh nghiệp thời 4.0
- ·Tính lãi theo ngày nếu chậm nộp phạt vi phạm giao thông
- ·Bộ trưởng nói về văn hóa kinh doanh qua vụ đứt cáp quang AAG
- ·Xử phạt hơn 1.200 trường hợp trẻ em không đội MBH
- ·FLC Golf Championship 2018 chính thức khai mạc với kỷ lục về tổng giá trị giải thưởng
- ·Mỹ và Iran suýt đụng độ tóe lửa trên vịnh Aden
- ·Xổ số Vietlott: Giải Jackpot hơn 18 tỷ đồng ngày hôm qua có tìm thấy chủ nhân?
- ·Tai nạn giao thông liên tiếp vì đi ngược chiều
- ·Thai đôi bất ngờ có trong...não một người phụ nữ Ấn Độ
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 13/4/2015: Miền Bắc hửng nắng
- ·Thị trường xe máy Việt: Giá các mẫu xe máy Benelli cập nhật mới nhất
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng, cựu chiến binh tử nạn
- ·Tuyển sinh lớp 6: Trường ngoài công lập cũng miễn thi tiếng Anh
- ·Thụy Điển ‘tẽn tò’ khi giải mã bóng ma bí ẩn nghi tàu ngầm Nga
- ·Giá vàng mới nhất ngày 5/8: Tiếp tục ở ngưỡng cao và có xu hướng tăng
- ·5 ngày lễ, kho bạc thu bộn tiền từ xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông