【tỷ số atletico madrid】Phát triển giao thông, cảng biển giúp hàng hóa Đồng bằng sông Cửu Long “cất cánh”
Đầu tư thiết bị hiện đại,áttriểngiaothôngcảngbiểngiúphànghóaĐồngbằngsôngCửuLongcấtcátỷ số atletico madrid cảng Quốc tế Long An tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa trong khu vực | |
Năm 2022 hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng 4% |
Hàng hóa XNK qua cảng quốc tế Long An. Ảnh: T.H |
Phát triển hạ tầng giao thông
Trong những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến làm việc và kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL và yêu cầu tới năm 2026 ĐBSCL phải có 554 km đường cao tốc. Tại buổi làm việc với các tỉnh ĐBSCL, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, thời gian tới sẽ chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo 2 điểm nghẽn cho khu vực ĐBSCL là hạ tầng và nhân lực. Trong giai đoạn 2021-2025 đầu tư cho hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL từ vốn ngân sách lên đến 86.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 5 năm trước, nhằm tạo những đột phá cho khu vực nhiều tiềm năng nhất cả nước về XK hàng hóa nông, thủy sản. Đây là thông tin có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế khu vực, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản. Các doanh nghiệp kỳ vọng đây cũng là một động lực và điều kiện thúc đẩy sản xuất, XK thủy sản trong thời gian tới.
Với chiều dài bờ biển 700 km, ĐBSCL có tiềm năng rất lớn để phát triển giao thông thủy, góp phần giảm chi phí logistics. Ông Phùng Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, cần đầu tư trung tâm logistics tại vùng ĐBSCL vừa có thủy, bộ kết hợp bến cảng, kể cả cơ sở vật chất, bãi chứa container rỗng tại đây để hàng hóa XNK từ đây XK đi các nước thuận lợi hơn.
Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 20 triệu tấn hàng hóa XNK nhưng hơn 90% phải thông qua các cảng khu vực TPHCM và Bà Rịa- Vũng Tàu, chính vì thế việc khơi thông các tuyến hàng hải góp phần giảm mạnh chi phí logistics, tạo thuận lợi cho hàng hóa XNK lưu thông, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa trong khu vực này. Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), là vùng sản xuất và XK lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước, ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước... Tuy nhiên, chi phí logistics tại ĐBSCL đang là gánh nặng đối với năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất tại vùng này. Theo thống kê của Bộ Công Thương, chi phí logistics tại ĐBSCL chiếm tới 30% giá thành sản phẩm. “Nguyên nhân chính của điểm nghẽn này được các chuyên gia đánh giá là do hệ thống logistics tại ĐBSCL còn thiếu liên kết và đồng bộ, trong đó, hệ thống cảng biển còn thiếu, nhất là cảng nước sâu cho tàu vận chuyển container xuất khẩu. Vận chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường bộ và thuỷ nội địa, trong khi tình trạng một số cảng trọng điểm tại miền Đông thường xuyên quá tải, dẫn tới phí dịch vụ, lưu kho bãi, thời gian chờ đợi đều tăng…”- ông Phạm Tấn Công phân tích.
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, 13 tỉnh ĐBSCL hiện chỉ có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% số lượng doanh nghiệp logistics của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp thuỷ sản tự cung cấp hạ tầng logistics cho sản phẩm của mình. Điều này làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của nông sản ĐBSCL nói riêng và nông sản Việt nói chung.
Đầu tư hệ thống cảng biển
Để cơ sở hạ tầng và logistics phục vụ cho sản xuất xuất khẩu ở khu vực trọng điểm ĐBSCL, các công ty kinh doanh cảng biển đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cảng biển tại các tỉnh trong khu vực. Những ngày đầu năm 2023, chuyến tàu thứ hai chở thêm 9 thiết bị cẩu hiện đại hàng đầu thế giới do Mitsui E&S (Nhật Bản) sản xuất đã cập cảng Long An. Trong năm 2023, cảng Quốc tế Long An sẽ nhập khẩu đủ số lượng 24 thiết bị cẩu từ nhà sản xuất Mitsui E&S.
Ông Võ Quốc Huy, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần cảng Long An cho biết: “Năm 2023, định hướng của cảng sẽ tiếp tục khai thác hàng rời và hàng tổng hợp, phát triển thêm dịch vụ khai thác container. Trong năm, cảng Quốc tế Long An sẽ hợp long các cầu cảng. Với chiều dài 2,3km - cảng Quốc tế Long An là cảng biển có chiều dài liên tục bờ cảng đứng đầu Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn để cảng phục vụ cho hàng hóa XNK của các doanh nghiệp và nền kinh tế ĐBSCL. Với những thiết bị cẩu hiện đại cùng hạ tầng cảng được đầu tư bài bản, cảng Quốc tế Long An sẽ cung cấp trọn gói các dịch vụ xếp dỡ container vào tháng 6 năm nay.
Trước đó, cuối năm 2022, tại cảng Tân cảng Cái Cui, quận Cái Răng, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phối hợp với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tái khởi động tuyến dịch tàu container vào cảng này nhằm kết nối hàng hóa miền Tây Nam Bộ – miền Trung – miền Bắc, mang đến giải pháp logistics trọn gói cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế tại ĐBSCL. Ông Phùng Ngọc Minh cho rằng, việc khai thác mở lại tuyến tàu container nội địa vào cập cụm cảng Cần Thơ tạo ra giải pháp dịch vụ logistics trọn gói, tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cụm cảng Cần Thơ được kỳ vọng phát triển thành “chợ” container và trung tâm logistics của vùng, qua đó thu hút các đội tàu trong và ngoài nước phát triển loại hình dịch vụ vận chuyển container trực tiếp đi từ các cảng ĐBSCL, mở ra triển vọng để Cần Thơ trở thành địa điểm gom hàng, tạo ra giải pháp kết nối chuỗi logistics từ cảng khu vực ĐBSCL đi cụm cảng khu vực TPHCM, Cái Mép xuất tàu, hướng tới đi thẳng tuyến quốc tế Nội Á; tiết kiệm được thời gian và đến 40% chi phí vận chuyển cho khách hàng XNK trong khu vực.
Để tiếp tục kích hoạt và phát triển kinh tế- xã hội vùng ĐBSCL bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, như: Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII “Về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Với những chính sách đồng bộ, cùng với sự chung tay của các nhà đầu tư, kỳ vọng hàng hóa XNK nói riêng, kinh tế khu vực ĐBSCL nói chung sẽ có điều kiện phát triển bền vững.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
- ·Tập đoàn Mai Linh kết thúc chuỗi 4 năm liên tiếp không có lãi
- ·Tiếp tục hoàn thiện, phát triển các nền tảng số TP.HCM
- ·Bình Định đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
- ·Dự báo thời tiết ngày 10/5: Mưa dông vẫn tiếp tục trên cả nước
- ·Bình Phước tạo đột phá với nền tảng thu thập dữ liệu nông nghiệp
- ·Phòng ngừa rủi ro pháp lý, thu hút đầu tư thương mại Việt Nam
- ·Microsoft phát hành bản cập nhật lớn dành cho Windows 11
- ·Quảng Ninh: Đang vận chuyển 200 gói ma túy thì bị bắt giữ
- ·Nghệ An: Khóa học chuyển đổi số 36.000 người tham gia
- ·Hồ Chí Minh – tấm gương lớn về sự nêu gương
- ·Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nông sản, nông nghiệp công nghệ cao
- ·Viettel Post đặt mục tiêu năm 2023 tăng 30% doanh thu chuyển phát và logistics
- ·Elon Musk tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào Twitter
- ·Rơi xuống thác Pongour ngày lễ hội, nam thanh niên chết thảm
- ·Trí tuệ nhân tạo giúp ngành thời trang tăng lợi nhuận lên tới 275 tỷ USD
- ·Bộ TT&TT yêu cầu nhà mạng nghiêm chỉnh thực hiện ngừng bán SIM qua đại lý
- ·Đối đầu công nghệ Mỹ
- ·Choáng với số tiền, nhà và xe ‘khủng’ của 'đại gia cờ bạc' Phan Sào Nam
- ·Gọi vốn 100 thương vụ, startup Hà Nội huy động thành công 1 tỷ USD