【nhận định portland timbers】Thị trường chứng khoán tháng 8: Lạc quan trong thận trọng
Nhận định về thị trường, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Bộ phận Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng: “Tháng 8, cũng như trong cả quý III này, TTCK lạc quan trong thận trọng”.
Tháng 7 ấn tượng
Tháng 7 là tháng vượt thử thách với không chỉ TTCK Việt Nam mà còn cả thế giới sau sự kiện Brexit. Kết quả đã khá rõ, chỉ số S&P500 tăng lên đỉnh cao mới, còn VN-Index cũng tăng lên mức cao nhất 8 năm. Trong khi nhóm dầu khí sụt giảm do giá dầu rời khỏi mốc 50 USD/thùng, thì nhóm ngân hàng quay trở lại vị trí dẫn dắt, nổi bật nhất vẫn là VCB. Giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại VCB tăng mạnh với 207 tỷ đồng, trở thành tháng có giá trị mua ròng lớn nhất từ đầu năm đến nay.
Cũng trong tháng 7, nhân tố đặc biệt quan trọng khác chính là VNM với quyết định nới room lên 100%. Sau khi được nới room, không chỉ khối ngoại được mua ngay VNM mà thị trường đang đánh giá cao khả năng VNM được vào các ETF với tổng giá trị mua lên tới hơn 10 triệu cổ phiếu.
Cùng với đó, mùa công bố kết quả kinh doanh cũng đem lại nhiều hỗ trợ như trường hợp của HPG với lợi nhuận quý II tăng vọt đã giúp giá HPG vượt được qua ngưỡng 43.000 đồng sau 2 lần thất bại và xác lập đỉnh cao mới. Hay như VHC với lợi thế gần như độc quyền xuất khẩu cá tra sang Mỹ cũng có tăng trưởng lợi nhuận lên tới 67% so với nửa đầu năm 2015…
Ngoài ra, thống kê từ SSI cho thấy, khối ngoại đã quay trở lại thực sự ấn tượng trong tháng 7 với giá trị mua ròng 1.200 tỷ đồng. Đây là tháng có giá trị mua ròng cao nhất kể từ đầu năm. Những ngành mà khối này tập trung mua nhiều nhất là: Công nghiệp 308 tỷ đồng, ngân hàng 273 tỷ đồng, dịch vụ tài chính 234 tỷ đồng, bất động sản 108 tỷ đồng và điện 104 tỷ đồng. Trong đó, có 3 cổ phiếu có giá trị mua ròng lớn nhất cũng được cho là thuộc nhóm có cơ bản tốt nhất là HPG 315 tỷ đồng, VCB 207 tỷ đồng và SSI 192 tỷ đồng.
Tháng 8, có nên quá lo lắng?
Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng 13%, tuy nhiên GDP của Việt Nam trong thời gian này đang tăng trưởng chậm lại và nhà đầu tư nước ngoài giảm giá trị mua ròng khiến nhiều người không khỏi lo lắng về động lực tăng điểm của VN-Index.
Bên cạnh đó, thời điểm tháng 8 không chỉ nằm trong vùng trũng thông tin mà còn là tháng theo tâm linh, các hoạt động kinh doanh thường chậm lại (tháng 7 Âm lịch). Nhìn lại lược sử, điều này có vẻ càng đúng khi vào tháng 8/2015, VN-Index đã sụt giảm rất mạnh, hơn 9%, mà nguyên nhân là biến động tỷ giá từ Trung Quốc.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho hay: “Tôi chia sẻ với những lo lắng của thị trường tháng 8 này; tuy nhiên bên cạnh rủi ro, vẫn có không ít yếu tố hỗ trợ cho thị trường”.
Theo phân tích của chuyên gia này, về chính sách, Quốc hội mới cũng vừa kết thúc phiên họp đầu tiên và với tinh thần, sinh khí mới, Chính phủ rất có thể sẽ có ngay những chính sách kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp trong tháng 8. Có thể thấy, Chính phủ có thể thúc đẩy tài khóa bằng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư phát triển và nới lỏng tiền tệ.
Ông Linh cho biết thêm, qua nửa đầu năm, các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn hóa lớn trong VN-Index đều có kết quả kinh doanh tốt như: Lợi nhuận của VNM tăng 39%, VCB 39%, VIC 82%, HPG 59%. Các cổ phiếu này đều là những cổ phiếu có đóng góp lớn nhất cho đà tăng của VN-Index. Trong khi đó, giới đầu tư trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu có cơ bản tốt, tăng trưởng lợi nhuận cao mà không đi vào các cổ phiếu đầu cơ, cơ bản kém. Do vậy, điều này sẽ tạo ra sự ổn định cho thị trường.
Cùng với đó, theo ông Linh, tâm lý thị trường đã trải qua một vài lần thử thách, đặc biệt là cú sốc Brexit. Kết quả là thị trường vẫn đứng vững và tiếp tục tăng trưởng. Lực mua của khối ngoại có giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức hơn 3.500 tỷ đồng, bằng 60% so với cùng kỳ 2015 (loại trừ các giá trị giao dịch của VIC). Điểm khác biệt lớn nhất của năm 2016 so với các năm trước là sự gia tăng rất nhanh của khối lượng hỗ trợ tài chính, sự gia tăng này lớn hơn nhiều giá trị sụt giảm của khối ngoại.
“Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ và định hướng phát triển mạnh TTCK của Chính phủ, tôi cho rằng sẽ ít có rủi ro chính sách liên quan đến hỗ trợ tài chính và vì vậy TTCK sẽ giữ được sự ổn định”, chuyên gia của SSI cho hay.
Duy Thái
(责任编辑:La liga)
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Minh Hương Vàng Anh chia tay hàng hiệu, áo dài ngồi xích lô dạo phố
- ·Chứng khoán 19
- ·Cần tạo tiền đề thống nhất về tiêu chuẩn cấu trúc dữ liệu công nghệ thông tin
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·TP. Hồ Chí Minh: Chủ động khai thác và tận dụng cơ hội từ EVFTA
- ·Nâng cao hiểu biết về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
- ·Quỳnh Kool tiếc nuối khi chia tay phim Đừng làm mẹ cáu
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Giá lợn hơi ngày 14/1 tại miền Bắc và miền Trung tăng 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ bó hẹp trong phạm vi một hệ thống, một ngành
- ·Kỳ 2: Trả giá đắt vì đăng thông tin thiếu căn cứ
- ·Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho 10 tỉnh, thành ảnh hưởng bão lũ
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·Nhiều chương trình khuyến mại cho ngày Lễ độc thân
- ·2 trường hợp khóa tài khoản giao thông từ ngày 1/10/2024
- ·Khởi động Dự án Kế hoạch về công bố thông tin để thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Giá lúa gạo ngày 1/11 ổn định