【kêt quả bóng đá đức】Chuyển đổi số để hồi phục nhanh hơn trong giai đoạn hậu Covid
Doanh nghiệp tiên phong đổi mới đều trụ vững và phục hồi nhanh hơn | |
Hai giai đoạn phục hồi kinh tế TPHCM |
Hệ thống thông tin điện tử giải quyết thủ tục hành chính đã được hình thành đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương |
Ngày 9/9, IDG Vietnam và Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2021 với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ công trực tuyến, phát triển Chính phủ số, thúc đẩy hiệu quả quản lý đô thị thông minh và phát triển thương mại điện tử”. Hội thảo được tổ chức dưới sự bảo trợ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo ban tổ chức, hệ thống Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam đang có sự phát triển vượt bậc. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến, sau hơn một năm triển khai, cổng dịch vụ công đã tích hợp hơn 2.900 thủ tục hành chính của 21 bộ ngành và 63 tỉnh thành. Có hơn 57 triệu hồ sơ được xử lý, qua đó giúp tiết kiệm ngân sách khoảng 8.000 tỷ đồng mỗi năm.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, năm 2020, thứ hạng phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đã tăng hai bậc, lên vị trí thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6 trong thứ hạng phát triển Chính phủ điện tử. Điều này khiến cho lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư, phát triển đất nước chưa thực sự bứt phá.
Các chuyên gia nhận định, trong giai đoạn tới, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả Chính phủ điện tử, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực nhiều tiềm năng như: đô thị thông minh, thương mại điện tử - hai lĩnh vực được kỳ vọng sẽ góp phần thiết thực trong việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội giai đoạn hậu Covid-19...
Về lĩnh vực đô thị thông minh, hiện có 38/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai triển khai đề án Đô thị thông minh. Việt Nam đã chủ động tiếp cận và định hướng phát triển đô thị thông minh từ khá sớm, bắt nhịp với các quốc gia trên thế giới. Cụ thể, đã tích cực triển khai thực hiện chuyển đổi số, hạ tầng thông tin đã cơ bản được phủ sóng 4G, khả năng tiếp cận các dịch vụ về công nghệ thông tin và tỷ lệ sử dụng các thiết bị di động ở mức khá cao so với thế giới.
Về lĩnh vực thương mại điện tử, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 đã tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%. Không chỉ vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 được dự đoán là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước đạt 52 tỷ USD.
Đối với việc phát triển Cổng Dịch vụ công, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ cho biết, Hệ thống thông tin điện tử giải quyết thủ tục hành chính đã được hình thành đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Từ đó thúc đẩy việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Từ tháng 12/2019 đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.096 dịch vụ công trực tuyến (trong đó có 1.696 dịch vụ công cho công dân, 1.688 dịch vụ công cho doanh nghiệp); có trên 1 triệu tài khoản đăng ký; số hồ sơ đồng bộ trạng thái là 72 triệu.
Đến nay 100% bộ, ngành, địa phương, 8 tập đoàn, tổng công ty, công ty và 15 ngân hàng, trung gian thanh toán kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Số giao dịch trên Cổng là 116.000, với tổng số tiền 258 tỷ đồng cho các dịch vụ thanh toán như phí, lệ phí, BHXH, BHYT, án phí...
Ông Ngô Hải Phan cho biết, thời gian tới các bộ ngành địa phương cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin một cửa, phục vụ cho giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó, cần phát triển các nền tảng dùng chung trên Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm có cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, nền tảng thanh toán trực tuyến, hệ thống theo dõi, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị… Điều này sẽ giúp tăng cường việc kết nối, chia sẻ, giảm chi phí đầu tư, quản lý hệ thống trùng lặp.
Theo ông Ngô Hải Phan, hiện việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử chưa thực sự thuận lợi do tình trạng “mạnh ai nấy làm”, thiếu kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan, đơn vị. Do đó, cần đơn giản hóa các thủ tục trước khi đưa lên dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời cần giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục bằng dữ liệu theo thời gian thực, khắc phục kịp thời các hạn chế, bất cập và nâng cao chất lượng phục vụ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đổi mới tư duy, phương thức lập pháp, xóa bỏ điểm nghẽn thể chế kinh tế, tạo động lực phát triển
- ·Tiếp tục khai quật phế tích Đại Hữu (Phù Cát, Bình Định)
- ·Doanh nghiệp bị lừa hàng trăm triệu đặt cọc vì muốn tham gia Dự án BOT 31
- ·Doanh nghiệp vận tải biển chưa thể thoát lỗ
- ·Sững sờ chồng có con riêng
- ·Kể chuyện 'Đường lên Điện Biên' qua các tác phẩm mỹ thuật
- ·Cựu lãnh đạo đội tuyển cờ tướng Việt Nam bị khởi tố
- ·Đồng Nai sẽ hoàn thành cổ phần hóa DNNN trong năm 2015
- ·Tình cảm thân thiết, chân thành trên đất nước Chùa tháp
- ·Gần 250 DN Thái Lan tìm kiếm thị trường Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 24/7/2024: Vàng miếng SJC cao hơn vàng nhẫn 2,2 triệu đồng/lượng
- ·Bắt thanh niên vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp
- ·'Nổ' sắp nhậm chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương để lừa đảo
- ·‘Yêu’ bé gái, cậu bé 14 tuổi trả giá bằng tháng ngày đằng đẵng trong tù
- ·Tư vấn mở cửa hàng giặt sấy ở ngoại thành và các tỉnh cần đầu tư bao nhiêu?
- ·Khai mạc Liên hoan Du lịch 'Đồ Sơn
- ·SCIC bán vốn thành công tại 31 doanh nghiệp
- ·Kiểm tra 100% lô thuốc nhập khẩu các công ty vi phạm
- ·Dịch vụ bảo vệ TP.HCM
- ·Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị khởi tố