【kết quả valerenga】Quyết liệt bảo vệ rừng mùa khô
(CMO) Mùa khô đang vào đỉnh điểm, nước dưới các lòng kênh đã cạn, dây leo bám trên những thân tràm cũng bắt đầu khô héo. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đang được thực hiện cả ngày lẫn đêm.
Một lực lượng đặc biệt đã được huy động để thực hiện nhiệm vụ này. Đối với họ, giữ màu xanh của những cánh rừng tràm trong cả mùa khô là trách nhiệm trên hết.
Đã qua hơn 20 năm gắn bó với công tác quản lý, bảo vệ rừng, ông Nguyễn Văn Liêm, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia U Minh Hạ, chia sẻ, do bám trụ suốt thời gian dài trong rừng để làm nhiệm vụ canh lửa nên chuyện thiếu nước dùng cho tắm giặt, nấu ăn xảy ra như cơm bữa, lâu rồi cũng quen dần với nếp sống trong rừng.
Theo ông Liêm, giải pháp hiệu quả và tác dụng lớn là tuyên truyền giáo dục, vận động các hộ dân sống trong khu vực rừng tràm và vùng đệm thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời thực hiện ký cam kết tham gia bảo vệ rừng, tích cực tham gia PCCCR. Người dân tuyệt đối không vào rừng để săn bắt động vật hoang dã, lấy mật ong trái phép rồi bất cẩn làm rơi lửa gây ra các vụ cháy rừng.
Các đơn vị quản lý rừng thường xuyên vận hành máy móc sẵn sàng cho công tác PCCCR. |
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm đến sinh kế của người dân vùng rừng, phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như trồng rừng thâm canh, trồng keo lai, trồng lúa, trồng màu, cây ăn trái, nuôi cá đồng... Khi đời sống của người dân thực sự được cải thiện, nâng cao thì rừng sẽ được quản lý, bảo vệ tốt hơn, các vụ cháy rừng cũng được hạn chế đến mức thấp nhất.
Chỉ tay về hướng chòi quan sát lửa rừng có độ cao trên 10 m trên khoảng không, ông Nguyễn Đình Dũng, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Kinh Đứng, chia sẻ: "Ở đây tuy ăn uống cực khổ, ngày thì nắng nóng, đêm muỗi kêu như “sáo thổi” nhưng được cái mấy anh em ở đây trông rất khoẻ khoắn, ai cũng có khả năng leo trèo giỏi. Suốt cả mùa khô, mỗi kiểm lâm viên luân phiên trèo lên chòi canh lửa với tần suất vài trăm lần".
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau Lê Văn Hải cho biết, hiện nay nắng nóng, gió mạnh khiến mực nước dưới chân rừng tràm đang bốc hơi nhanh. Hiện tại, trên lâm phần có 41.650 ha đã khô hạn. Trong đó, có hơn 4.959 ha đang ở mức dự báo cấp cháy cực kỳ nguy hiểm (cấp V) và hơn 14.758 ha đang ở mức dự báo cấp nguy hiểm (cấp IV), diện tích còn lại đang ở cấp báo động (III). Những diện tích rừng tràm có nguy cơ cháy cao tập trung chủ yếu ở các xã Nguyễn Phích, Khánh An và Khánh Lâm, huyện U Minh, còn lại nằm trên địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.
Ông Hải cho biết thêm, công tác PCCCR mùa khô hằng năm phụ thuộc lớn vào thời tiết. Hiện nay, trên lâm phần rừng tràm đã xuất hiện nhiều cơn mưa lớn trên diện rộng đã làm “hạ nhiệt” cho rừng tràm đang trong tình trạng báo động nguy cơ cháy ở cấp cao nhất. Tuy nhiên, sau những cơn mưa, thảm thực vật và lá cây dưới chân rừng được rửa sạch phèn sẽ dễ bám lửa hơn. “Hiện nay, rừng đang phát huy hiệu quả kinh tế, ý thức bảo vệ rừng của người dân đã nâng lên đáng kể. Hầu hết các vụ cháy rừng xảy ra những năm gần đây tập trung vào thời điểm giao mùa sét đánh. Hiện nay, các đơn vị quản lý rừng đang trực 24/24 đề cao cảnh giác hiện tượng thiên nhiên này”, ông Hải thông tin thêm.
Trong gần 42.000 ha đất trên lâm phần rừng tràm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ hiện có 25.272 ha. Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc công ty, cho biết, hiện tại đơn vị đang tập trung toàn lực cho công tác PCCCR. Theo phương án đã được phê duyệt, các tổ chức chính trị, xã hội và các doanh nghiệp đang tích cực hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng túc trực bảo vệ rừng. Điều ông Hiếu đang lo lắng hiện nay là trong số 6 công ty đang thuê đất trồng rừng chỉ có Công ty Thuý Sơn trang bị được 1 máy chữa cháy có công suất lớn, còn lại đa phần không trang bị máy chuyên dụng, nhân lực thì chỉ vài người làm thuê ở lại giữ rừng.
Ông Sử Văn Minh, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, nhận định, trên địa bàn huyện, doanh nghiệp thuê đất trồng rừng với diện tích khoảng 333 ha nhưng công tác PCCCR còn rất hạn chế. Hiện nay, khu vực rừng của công ty này có đến 220 ha dự báo cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), nhưng qua kiểm tra trang thiết bị còn rất hạn chế, nhân lực thì chỉ thuê 1- 2 người trông giữ.
Trước tình trạng này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử yêu cầu Sở NN&PTNT kết hợp với các địa phương làm việc lại với các công ty đang thuê đất để kịp thời chấn chỉnh ngay. Đối với hoạt động khai thác cây rừng trong mùa khô, về mặt chủ trương là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân nhưng phải đảm bảo tuyệt đối công tác phòng chống cháy rừng.
Trung Đỉnh
(责任编辑:La liga)
- ·Vụ nâng điểm ở Hà Giang: Hà Nội có nhiều điểm 10 nhất nước liệu có chấm lại?
- ·Tuyển Việt Nam đá 4 trận thua 3, HLV Kim Sang
- ·Biểu cảm chán nản của HLV Kim Sang
- ·Công Phượng chia tay Yokohama FC, muốn cứu vãn sự nghiệp
- ·Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ nguồn nước sạch sông Đà bị ô nhiễm
- ·Lịch bóng đá Ngoại Hạng Anh 2024
- ·Một đội bóng không được thi đấu sân nhà tại V.League 2024/2025
- ·Nhận định vòng 1 V.League: Hà Nội FC có chiến thắng, Thanh Hóa vượt khó
- ·Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn thay đổi gần 45% điều kiện kinh doanh
- ·SVĐ mất điện, trận đấu Thanh Hóa
- ·Cảnh bảo thuốc trị chứng ợ nóng có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm
- ·Biểu cảm chán nản của HLV Kim Sang
- ·Messi ghi bàn ngay khi trở lại, vẫn kém xa kỷ lục của Ronaldo
- ·Thái Lan dùng đội dự bị cũng thắng tuyển Việt Nam
- ·'Loạn' quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát chặt chất lượng
- ·Một đội bóng không được thi đấu sân nhà tại V.League 2024/2025
- ·Lịch bóng đá Ngoại Hạng Anh 2024
- ·CLB TP.HCM đặt mục tiêu cao ở V.League 2024
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 315 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Giải U19 nữ quốc gia xuất hiện đội bóng mới thành lập chưa đầy 1 năm