【ty le keo y】VinUni chính thức đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam
VinUni được Tổ chức Giáo dục,ínhthứcđảmnhậnvịtríUNESCOChairđầutiêntạiViệty le keo y Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc bổ nhiệm vai trò UNESCO Chair dưới mô hình Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo được bảo trợ.
Ngày 7/10, tại Paris, Trường Đại học VinUni được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) bổ nhiệm vai trò UNESCO Chair dưới mô hình Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo do UNESCO bảo trợ về Lãnh đạo môi trường, Di sản văn hóa và Đa dạng sinh học.
Đây là UNESCO Chair đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc phát triển năng lực nghiên cứu và đào tạo chuyên gia và lãnh đạo về môi trường, di sản văn hóa và đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Sự kiện diễn ra trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới trụ sở UNESCO.
UNESCO Chair là mô hình thuộc Chương trình UNITWIN/UNESCO Chairs (UNITWIN/UNESCO Chairs Programme) được UNESCO thành lập năm 1992 nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và Trung tâm Nghiên cứu trên thế giới, góp phần tăng cường hợp tác và giao lưu trí thức toàn cầu, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, truyền thông.
Theo đó, trong nhiệm kỳ từ 2024 đến 2028, VinUni sẽ tập trung vào các nghiên cứu bảo tồn và phục hồi di sản văn hóa, bao gồm cả các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.
Đồng thời, việc nghiên cứu và liệt kê đa dạng sinh học của Việt Nam, đặc biệt là hệ động thực vật bản địa tại các khu vực di sản thế giới như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cũng là ưu tiên hàng đầu. Đa dạng sinh học sẽ được hỗ trợ bởi đa dạng văn hóa, đặc biệt là các tri thức được mã hóa trong hơn 100 ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam.
VinUni sẽ áp dụng phương pháp tích hợp giữa nghiên cứu, giảng dạy và kết nối cộng đồng. Trường sẽ làm việc chặt chẽ với các cộng đồng dân tộc để khai thác tri thức địa phương, đồng thời thúc đẩy sự lãnh đạo chủ động trong các hoạt động quản lý và bảo tồn.
VinUni còn tiên phong trong việc số hóa các tri thức này thông qua kho lưu trữ kỹ thuật số và nền tảng Metaverse (thực tế ảo), biến chúng thành tài nguyên học tập trực tuyến có thể chia sẻ rộng rãi cho cộng đồng, tại Việt nam và quốc tế.
Tiến sĩ Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Trường Đại học VinUni, chia sẻ: “Thành lập UNESCO Chair là vinh dự và cũng là trách nhiệm của VinUni.
Chúng tôi cam kết dành nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất, và đặc biệt mong muốn thúc đẩy các hoạt động gắn kết khoa học và cuộc sống, cũng như lan tỏa sự độc đáo của văn hóa và đa dạng sinh học của Việt Nam tới cộng đồng quốc tế.”
Giáo sư David Harrison, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học VinUni, đồng thời là chủ nhiệm của dự án, chia sẻ: “UNESCO Chair của chúng tôi không chỉ đại diện cho VinUni mà còn phải là cầu nối quan trọng giữa cộng đồng học thuật Việt Nam và quốc tế.
Sự thành công của chúng tôi cũng là kết quả của sự nỗ lực chung giữa VinUni và các trường đại học đối tác. Sự kiện sẽ tạo ra những tác động tích cực và góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng toàn cầu.”
Việc VinUni thành lập UNESCO Chair mở ra nhiều cơ hội hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật để hình thành mạng lưới các nhà khoa học trong và ngoài nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trung tâm nghiên cứu và đổi mới sáng tạo về môi trường, văn hóa và sinh học hàng đầu trong khu vực.
Trường Đại học VinUni – là trường đại học tư thục phi lợi nhuận do Tập đoàn Vingroup thành lập với sứ mệnh đào tạo nhân tài cho tương lai.
Tháng 9/2024, VinUni đã trở thành trường đại học trẻ nhất toàn cầu đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện theo tiêu chuẩn mới nhất của tổ chức xếp hạng giáo dục danh giá QS – Quacquarelli Symonds.
Trường tập trung nghiên cứu lĩnh vực chuyển đổi xanh, đô thị thông minh và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt chú trọng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư mạnh mẽ vào các trung tâm khởi nghiệp, các trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, robot học, y tế thông minh và trí tuệ môi trường.
Hà An(责任编辑:World Cup)
- ·Trung Quốc gom mua cau non giá cao, Cục Trồng trọt khuyến cáo không trồng ồ ạt
- ·Sạt lở ở Hà Giang: 3 người chết và mất tích, số nạn nhân 'có thể tăng lên'
- ·'Cần thủ' liều mình ngồi ven đập câu cá khi thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy
- ·Băn khoăn việc đặt trụ sở hành chính mới sau sáp nhập 2 huyện Lộc Hà và Thạch Hà
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/10/2023: Xăng trong nước tăng trở lại?
- ·Tàu hàng bị chìm trên biển Quảng Nam, 8 thuyền viên yêu cầu cứu nạn khẩn cấp
- ·Đóng BHXH chưa đủ 15 năm, không rút “một cục” được hưởng trợ cấp hàng tháng
- ·15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- ·Quy định chi tiết một số điều của Luật Giá
- ·Cận cảnh biệt thự 100 tuổi ở Đồng Nai được định giá gần 5,4 tỷ đồng để 'xóa sổ'
- ·Vào vụ thu hoạch, giá thanh long lại giảm
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới (30/9
- ·Hai cơn bão trong nửa tháng tàn phá nặng nề, thiên tai còn nhiều ‘dị thường’
- ·Lửa cháy đỏ rực trong nhà xưởng ở Hà Nội, nhiều người mang xô chậu tạt nước
- ·Sửa Luật Đầu tư công: Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ quản lý sang kiến tạo phát triển
- ·Bắc Kạn khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở và vỡ đập bùn thải chì kẽm
- ·Xuất hiện người muốn nộp 130 triệu USD để khắc phục hậu quả cho bà Trương Mỹ Lan
- ·Tàu hỏa liên tiếp bị trật bánh ở Huế do đơn vị thi công đường không đảm bảo
- ·Hơn 80% sản lượng chanh không hạt tham gia thị trường xuất khẩu
- ·Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 1,4 lần kịch khung: Bạn mời uống, khó từ chối