会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ so】Phát triển mạo hiểm: Thành công ở sức người!

【tỉ so】Phát triển mạo hiểm: Thành công ở sức người

时间:2024-12-23 21:30:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:230次

phat trien mao hiem thanh cong o suc nguoi

Với kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh,áttriểnmạohiểmThànhcôngởsứcngườtỉ so nhiều DN Việt Nam lựa chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm. (Ảnh: Danh Lam)

Đương đầu với thử thách

Theo Báo cáo tăng trưởng và triển vọng kinh tế Việt Nam 2016 do Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam công bố, kinh doanh mạo hiểm sẽ là lựa chọn mới của các DN trong thời gian tới khi mà nền kinh tế đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới. Nhận định này được phân tích dựa trên những kết quả kinh doanh khởi sắc đã đạt được trong cả một chặng đường dài từ năm 2011 đến năm 2015, kết hợp với các dự báo kinh tế khả quan trong năm 2016 và đặc biệt là triển vọng thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, các Hiệp định Thương mại tự do, sự thực thi của Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) là cơ sở đáng tin cậy làm tăng thêm niềm tin và kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh của các DN.

Còn nhớ, năm 2012, chuyện doanh nhân người Việt - ông Phạm Đình Nguyên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần PhinDeli mua lại một thị trấn nhỏ có tên Buford ở Mỹ với giá gần 1 triệu USD đã gây xôn xao với sự mạo hiểm đáng nể của ông. Tuy nhiên, ông còn có một kế hoạch mạo hiểm hơn với giấc mơ xây dựng một thương hiệu cà phê siêu sạch “Làm nước Mỹ tỉnh giấc”- PhinDeli, ông đã dám đưa cà phê Việt tới thị trường Mỹ khó tính, đồng thời chinh phục thị trường trong nước và khu vực.

Đây là những công việc không hề dễ khi thị trường cà phê không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đã có quá nhiều đối thủ “đáng gờm”. Vì thế, ông Phạm Đình Nguyên cho biết, phương châm của PhinDeli là trung thành với con đường “siêu sạch”, chú trọng tìm kiếm sự khác biệt và linh động để ngày càng mở rộng các dòng sản phẩm của PhinDeli, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

Ở một cách làm khác, đối với doanh nhân Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà, việc tiếp tục xây dựng nhà máy, mở rộng thị trường khi doanh thu từ XK sang một số thị trường lớn của Công ty bị giảm sút cũng là một phương án đầu tư mạo hiểm. Đầu năm 2015, do tác động của tình hình kinh tế thế giới cũng như tác động của những biện pháp chống bán phá giá của các nước lớn, doanh thu từ XK sang một số thị trường lớn của Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà bị giảm sút. Dù vậy, Sơn Hà vẫn lựa chọn chiến lược tăng trưởng, xây dựng mở rộng thêm nhà máy. Tháng 10-2015, Chủ tịch HĐQT Lê Vĩnh Sơn quyết định, Công ty dự kiến dành 140 tỷ đồng xây dựng nhà máy ở phía Bắc và 40 tỷ đồng xây dựng nhà máy ở Nghệ An để cung cấp sản phẩm cho cả thị trường trong và ngoài nước, bởi theo ông Lê Vĩnh Sơn, đây là các thị trường tăng trưởng nhanh, mạnh và ổn định nhất trong các năm qua, nên việc xây dựng nhà máy là một quyết định nhằm chớp lấy cơ hội kinh doanh.

Là DN nhỏ và vừa, độ mạo hiểm có phần ít hơn, nên chiến lược mà ông Chu Văn Trọng, Giám đốc Công ty Cổ phần XNK khoáng sản Hà Nam (DN chuyên sản xuất, XK bao bì bằng chất liệu nhựa PP có khả năng tái sử dụng nhiều lần) lựa chọn mở "thị trường ngách" cho dòng sản phẩm DN đã và đang theo đuổi. Từ khoảng năm 2011, một số quốc gia châu Âu bắt đầu đưa ra các biện pháp hạn chế sử dụng túi nilon. Mặc dù chính sách này mới chỉ được đưa ra bàn thảo, Công ty nhận thấy đây là cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Vì vậy, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng chất lượng, tăng số lượng sản phẩm, thu hút khách hàng tới dòng sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường của Công ty. Thậm chí, để đón đầu trước khả năng hạn chế túi nilon của các quốc gia trên toàn thế giới, Công ty đã và đang có chiến lược quảng bá sâu hơn sản phẩm của mình đến hệ thống các siêu thị không chỉ châu Âu mà còn mở rộng sang cả châu Mỹ, châu Phi.

Gian nan tìm lối mới

Chiến lược đầu tư có tính “mạo hiểm” nhất phải kể đến những DN phát triển sản phẩm hay mở rộng sang các thị trường mới. Quay lại với câu chuyện của Sơn Hà, bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước, Sơn Hà đã mở rộng thị trường XK sang các quốc gia mới như Myanmar, các nước Trung Đông… Thậm chí, từ tháng 10-2015, Sơn Hà đã đàm phán với Chính phủ Malaysia để nhận giấy phép đầu tư nhà máy tại đây, dự kiến, nhà máy sẽ được xây dựng và hoàn thành vào khoảng năm 2017.

Với nhiều DN khác, hướng đi mới thường được lựa chọn tiến vào thị trường ngách. Chia sẻ về điều này, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và XNK An Phong Đắk Nông (DN chuyên chế biến và XK nông sản) cho biết, Công ty đang hướng tới sản xuất sản phẩm tinh dầu tiêu để cung cấp cho các DN dược phẩm, mỹ phẩm. Với sản phẩm này, giá trị có thể tăng tới 40-50% so với XK thô, hơn nữa, đây lại là sản phẩm rất được ưa thích ở các thị trường đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ… Tuy nhiên, vì đây là sản phẩm mới, chưa nhiều DN sản xuất kinh doanh nên Công ty chưa tìm được thông tin, số liệu XNK của các thị trường để tính toán sản lượng hay tìm đầu mối khách hàng. Do vậy, Công ty mới đang ở giai đoạn tiếp cận dần các thị trường tiềm năng, hoàn thiện về mẫu mã sản phẩm, đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng để giới thiệu rộng rãi tới đầu mối, các nhà cung ứng.

Bên cạnh việc tìm kiếm sản phẩm mới, nhiều DN còn tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường XK sang các nước từ trước đến nay chưa có nhiều cơ hội giao thương với Việt Nam như các quốc gia tại châu Phi, Nam Mỹ, Đông Á, Bắc Âu… Theo nhận định của một số DN, với thương mại điện tử được ứng dụng ngày càng rộng rãi, việc giao thương tìm kiếm khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Do đó, nếu DN Việt Nam cẩn trọng, làm việc uy tín sẽ nhận được sự hợp tác lâu dài, tiến tới mở rộng thị trường sâu hơn.

Nói về những bước đi của DN, ông Lê Vĩnh Sơn cho hay, để có được những thành công, những chiến lược của Sơn Hà trong nhiều năm qua phải có sự mạo hiểm nhất định. Những khó khăn mà Sơn Hà gặp phải đã mang lại những bài học quý báu, trở thành kinh nghiệm để đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất, tìm ra hướng đi thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Đội ngũ quản trị của Công ty luôn cho rằng, những hướng đi mới của Sơn Hà cũng là một hình thức “khởi nghiệp” khá mạo hiểm trong hoàn cảnh hiện nay.

Nhận xét chung về tiềm năng phát triển của DN Việt Nam, theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các DN Việt Nam là những DN trẻ, có khát vọng làm giàu, nhưng phá sản nhiều cũng bởi DN muốn lớn quá nhanh, kinh doanh không bài bản, không đúng sở trường.

Tuy vậy, có thể nói, bối cảnh kinh tế đang trên đà tiến lên của đất nước chính là động lực hối thúc các DN trong nước phải mạo hiểm, nhưng là mạo hiểm trong thời cơ và thuận lợi. Điều quan trọng là DN cần cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn chiến lược kinh doanh khôn ngoan, vượt qua chính mình để thay đổi, DN cứ dám đi là sẽ đến, con đường đúng sẽ cho thu về “quả ngọt”.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Phó Thủ tướng nêu ý kiến về việc di dời Bến cảng xăng dầu B12
  • Hội thảo thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
  • Công ty Cổ phần Hà Mỵ vinh dự bấm nút khai trương tuần lễ OCOP
  • Nông dân chủ động cứu lúa sau bão
  • Bước đầu xác định được nguồn lây Covid
  • Khi chiến thắng bản thân, chúng ta là những nhà vô địch
  • Bình Phước: 560 môn sinh Vovinam thi nâng cấp đai
  • Cây trúc hồi sinh 
推荐内容
  • Chợ Long Biên có dấu hiệu bảo kê: Chủ tịch TP.HN chỉ đạo khẩn
  • Sắc quê Phong Lạc
  • Vốn tín dụng chính sách về xã bãi ngang
  • Trăn trở trường chuẩn quốc gia
  • Thực hiện 'đa mục tiêu' trong năm 2022
  • "Cháy" nhiều mặt hàng thiết yếu chống bão