【dự đoán atletico】Khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm virus A/H5N8 sang người
Lực lượng chức năng liên ngành kiểm tra, giám sát gia cầm sống tại chợ buôn bán gia cầm. (Ảnh: TTXVN)
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong tháng 11-2014, việc cơ quan y tế tại Đức và Hà Lan thông báo ghi nhận hai ổ dịch cúm A/H5N8 tại hai trang trại gia cầm đã làm dấy lên quan ngại về sự lây lan của chủng virus cúm này tại các nước khu vực châu Âu.
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N8 tại châu Âu và một số nước khu vực châu Á, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức quốc tế tiếp tục dõi sát tình hình diễn biến dịch cúm A/H5N8 trên gia cầm và ở người để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Kết quả xét nghiệm cho thấy virus cúm A/H5N8 tại châu Âu có cấu trúc gen tương tự như virus phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào tháng 1-2014 và bắt nguồn từ sự tái tổ hợp các virus bao gồm cả virus cúm gia cầm A/H5N1 hiện vẫn lưu hành ở Châu Á.
Theo các chuyên gia, virus cúm A/H5N8 gây tỷ lệ tử vong cao ở gà, đặc biệt là gà tây, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn ở vịt (khoảng 20%) và không gây các biểu hiện ốm, chết ở vịt trời. Chủng virus cúm A/H5N8 được ghi nhận rải rác trên các đàn gia cầm và chim hoang dại từ năm 2010 đến nay tại một số nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC), đến nay trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào ở người, tuy nhiên chủng virus này có thể lây truyền từ gia cầm sang người.
Những người có nguy cao nhiễm chủng virus này là người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, giết mổ hoặc xử lý gia cầm nhiễm bệnh. Cho tới nay mặc dù chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng người sau khi phơi nhiễm cần được theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh cũng như để xác định không bị nhiễm virus trong quá trình làm việc.
Để chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
1. Không giết, mổ gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
2. Không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ.
3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương.
4. Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Hỗ trợ DNNVV: Không cào bằng, tránh dàn trải
- ·Khởi tố cựu Thứ trưởng Bộ GT
- ·Đà Nẵng: Các trường học chủ động phòng dịch bệnh năm học mới
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Sạt lở đất làm 2 người tử vong tại xóm Má Mư, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi
- ·Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
- ·Ai sẽ thua nhiều trong cuộc chiến thương mại ?
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Ấm lòng “cơm 0 đồng, nước miễn phí” tiếp sức cho các đoàn vận chuyển hàng hoá cứu trợ
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Tin tặc tấn công hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài
- ·Làn sóng phản đối vụ tấn công Syria
- ·Tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Nhà hàng dành riêng cho phụ nữ ở Iraq
- ·Thêm bệnh nhân Covid
- ·Thông qua Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2015
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Ông Tập nói 'không đe dọa nước khác và trật tự thế giới'