【ket qua v】Hội nhập toàn diện, sâu rộng
Đại hội lần thứ XII đã đánh dấu bước phát triển cả nhận thức và lý luận của Đảng về hội nhập quốc tế. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XII,ộinhậptoagravendiệnsacircurộket qua v Đảng đã khẳng định: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh của đất nước; hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế; hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu, bất lợi”. Như vậy, tại Đại hội XII, Đảng ta không những tiếp tục khẳng định: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”, mà còn lần đầu tiên khẳng định “Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và hệ thống chính trị”. Đây là bước đột phá mang tính chiến lược của Đảng ta về hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ đối ngoại, hội nhập của nước ta. Vì vậy, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII, Đảng ta đã dự báo: Trên thế giới, tình hình tiếp tục diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường chính trị, an ninh quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc… Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân túy trong quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới… Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu… Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn…
Từ dự báo về tình hình thế giới và khu vực như nêu trên, đồng thời, phát huy thành tựu đạt được về hội nhập quốc tế trong kỳ Đại hội XII, tại Đại hội lần thứ XIII vừa qua, Đảng đã khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia. Gắn kết chặt chẽ quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp, huy động tiềm năng của toàn xã hội; đổi mới, hoàn thiện thể chế trong nước, nâng cao năng lực tự chủ, cạnh tranh và khả năng thích ứng của đất nước. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, du lịch và các lĩnh vực khác.
Tích cực triển khai các cam kết khu vực và quốc tế, lồng ghép với các chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết.
Như vậy, tại Đại hội XIII, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, lần này, Đảng đã nâng tầm hội nhập quốc tế lên mức cao hơn, với việc bổ sung thêm nội dung “toàn diện, sâu rộng”. Đồng thời, trước một thế giới đang chuyển động rất nhanh, khó lường đoán và đặc biệt, đại dịch Covid-19 được dự báo sẽ mang lại một thế giới nhiều thay đổi, nên Đảng đã đề ra nhiệm vụ của hội nhập là phải “linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”.
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao chúng ta phải “tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng”? Vì trong thời đại 4.0 hiện nay, nếu không hội nhập trên tất cả lĩnh vực chắc chắn chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, nếu không hội nhập sâu thì Việt Nam sẽ không có công nghệ hiện đại, không nắm bắt được kỹ thuật tiên tiến, nên không thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa, khi đã ở thế chủ động thì chúng ta có quyền lựa chọn từ đối tác đến công nghệ, sản phẩm và hội nhập sâu rộng sẽ phát huy được mọi tiềm năng, thế mạnh trong tất cả lĩnh vực, ngành nghề mà Việt Nam có thế mạnh.
Điểm mới nữa trong tư duy và quan điểm hội nhập quốc tế của Đảng ta ở Đại hội XIII là do từ bối cảnh, tình hình thế giới hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều cái mới mà chúng ta phải vươn lên để tiếp cận. Vì vậy, điểm mới về hội nhập quốc tế được thể hiện trong văn kiện Đại hội XIII không chỉ bổ sung mới về câu chữ, mà còn mới ở cách tiếp cận, tầm bao quát. Điều đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, đại hội đề ra yêu cầu “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế”... Đây là yếu tố quyết định vai trò, vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên họp thứ 17 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Khởi tố Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long
- ·Trưởng phòng giao dịch ngân hàng ở Tiền Giang gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy
- ·Người thuê dùng nhà vào việc phạm pháp, chủ nhà có bị liên đới?
- ·Trọn đêm bên bồ trẻ: Một giấc mơ bẽ bàng
- ·Nữ sinh 15 tuổi ở Vĩnh Phúc đâm bạn giữa lớp học
- ·Cô gái bị sát hại trong nhà nghỉ ở Đà Nẵng: Nghi phạm tự tử bất thành
- ·Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức Nguyễn Minh Quân được giảm 3 năm tù
- ·Đau thương gia đình có hai con chết đuối
- ·Khởi tố 7 bị can thuộc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Quảng Ninh
- ·Báo VietNamNet về với bà con vùng lũ
- ·Người thuê dùng nhà vào việc phạm pháp, chủ nhà có bị liên đới?
- ·Nữ sinh 15 tuổi ở Vĩnh Phúc đâm bạn giữa lớp học
- ·Giả danh Tổ công tác 363 cướp tài sản người dân vào ban đêm
- ·Xu hướng sử dụng tấm panel cách nhiệt hiện nay
- ·Thẻ căn cước khác gì với căn cước công dân?
- ·Bắt kẻ sát hại vợ ở Vĩnh Phúc rồi trốn xuống Hà Nội
- ·Tạm giữ thầy giáo nghi xâm hại nữ sinh cấp 2 ở Bình Dương
- ·Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt trên 69.510 tấn
- ·Tổng giám đốc tự ý bán tài sản của đối tác để lấy tiền trả nợ