【kq olympiakos】Tổ chức tài chính vi mô phải quy rõ trách nhiệm nếu để mất mát vốn, tài sản
Nội dung trên được quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô. Thông tư áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn dưới các hình thức như nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam; Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác; Vốn nhận uỷ thác cho vay vốn theo các chương trình, dự án của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Thông tư nêu rõ, tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy rõ trách nhiệm và hình thức xử lý của từng bộ phận, cá nhân đối với từng trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của tổ chức tài chính vi mô.
Trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: Giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tài chính vi mô.
Tổ chức tài chính vi mô thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Việc trích lập các khoản dự phòng trong chi phí, tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định cụ thể sau: Đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn, dự phòng phải thu khó đòi (ngoài dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng), tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.
Về nhượng bán, thanh lý tài sản, tổ chức tài chính vi mô được nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn, đồng thời có thể được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi...
Việc chi hoa hồng môi giới của tổ chức tài chính vi mô phải gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. Tổ chức tài chính vi mô căn cứ văn bản hướng dẫn chi phí hoa hồng môi giới của Bộ Tài chính, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng thống nhất và công khai trong tổ chức tài chính vi mô.
Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê tài sản của tổ chức tài chính vi mô tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản do môi giới mang lại trong năm. Đối với khoản chi môi giới bán tài sản chế chấp, cầm cố: Mức chi hoa hồng môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố của tổ chức tài chính vi mô không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản qua môi giới.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của tổ chức tài chính vi mô bao gồm cả hoạt động tài chính; thông báo cho Bộ Tài chính những vi phạm, những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chế độ quản lý tài chính phát hiện được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát để Bộ Tài chính phối hợp xử lý và hoàn thiện chính sách.
Bộ Tài chính thanh tra theo quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra; kiểm tra các vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính và việc chấp hành chế độ tài chính của tổ chức tài chính vi mô nhằm phục vụ công tác hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức tài chính vi mô; thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết quả thanh tra, kiểm tra để phối hợp xử lý.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 25- 2- 2013.
T.Th
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Huy động hơn 162.950 tỷ đồng qua kênh trái phiếu Chính phủ
- ·Nét đẹp Rằm tháng Giêng
- ·Công dân Cà Mau nhanh chóng làm thủ tục cấp căn cước
- ·Xác định độc chất của ốc biển làm 3 ngư dân Thanh Hóa tử vong
- ·Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới
- ·Đưa xe Uber vào quản lý hợp pháp
- ·Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm máy bay QZ 8501 mất tích
- ·Chuyện giữ Sắc thần ở đình Tân Lộc
- ·Tình hình phát triển kinh tế Long An năm 2022
- ·Hơn 600 triệu đồng với hành trình cho đi là hạnh phúc
- ·Bộ KH&ĐT kiến nghị Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hình thức thay thế toàn bộ Luậ
- ·Quê nghèo dậy sóng vì vỡ hụi
- ·15 người khiếm thị học nghề
- ·Toàn tỉnh có 940 nạn nhân chất độc da cam/dioxin đang hưởng chế độ trợ cấp
- ·Giá gạo xuất khẩu tăng vọt còn giá càphê tiếp tục lao dốc
- ·Tăng cường tuyên truyền về nhân quyền trong vùng dân tộc thiểu số
- ·Khi sách giấy “giao duyên” cùng công nghệ
- ·Dẹp nạn ăn xin: dân ủng hộ, chính quyền phải cương quyết
- ·Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm việc mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử
- ·Bấm nút khai trương Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam