【bxh qatar】Tình hình Biển Đông mới nhất: Báo Đức đồng loạt đưa tin về Biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtBáoĐứcđồngloạtđưatinvềBiểnĐôbxh qataro những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay từ TTXVN, trong những ngày qua, nhiều tờ báo lớn của Đức đồng loạt đưa tin Trung Quốc đã tiến hành khiêu khích trên Biển Đông với việc tiến hành bay thử nghiệm đường băng trái phép trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời cho biết Việt Nam đã kịch liệt phản đối động thái này.
Trung Quốc thường xuyên có những động thái khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp
Cụ thể, báo "Thế giới" (die Welt) của Đức số ra ngày 4/1 chạy dòng tít: "Việt Nam phản đối chuyến bay thử của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa”. Theo bài báo, Việt Nam đã phản đối chuyến bay thử đầu tiên của Trung Quốc trên một trong số đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông.
Bài báo dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam cũng như đi ngược lại nhận thức chung giữa hai nước. Bài báo cho biết từ năm 2013, Trung Quốc bắt đầu bồi đắp đảo để xây dựng một đường băng bất hợp pháp trên Biển Đông.
Trong khi đó, với dòng tít: "Trung Quốc khiêu khích Việt Nam bằng chuyến bay thử trên quần đảo Trường Sa", báo Ngôi sao (Stern) nhận định với chuyến bay thử này, Bắc Kinh đã bị chỉ trích nặng nề vì khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng bị tố cáo vì đã xây dựng các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự như đường băng, hải cảng trên các đảo nhân tạo (trước đây chỉ là các rạn san hô hay bãi đá).
Ngoài ra, các báo như Tấm gương (Spiegel), DW, N24 cũng đăng tin bài đề cập hành động khiêu khích nêu trên của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo báo DW, Bắc Kinh đòi chủ quyền tới 90% tổng diện tích khu vực biển rộng 3,5 triệu km2, bao gồm các đảo và rạn san hô, có nơi cách bờ biển Trung Quốc trên 1.000 km.
Bài báo về hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông trên tờ Spiegel online của Đức
Theo bài báo, Mỹ cũng đã theo dõi sát sao tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Về hành động bay thử nêu trên của Trung Quốc, Washington kêu gọi các bên liên quan phải góp phần tích cực nhằm giảm căng thẳng, không có những hành động đơn phương có thể khiến tình hình Biển Đông mất ổn định.
Trước những diễn biến của tình hình Biển Đông hiện nay, tại cuộc gặp mặt các thế hệ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các nhiệm kỳ do Văn phòng Quốc hội tổ chức sáng qua 5/1, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946 – 6/1/2016), trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội khóa 9 gửi gắm Quốc hội các khóa tiếp theo cần tiếp tục quan tâm vấn đề hết sức thiêng liêng là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Theo thông tin trên báo Thanh Niên, tham dự buổi gặp có Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Tổng bí thư, Chủ tịch QH Nông Đức Mạnh; các Phó chủ tịch, nguyên Phó chủ tịch QH, thành viên Ủy ban Thường vụ QH, Hội đồng Dân tộc... và đại diện các thế hệ ĐBQH.
Phát biểu trong buổi gặp mặt, trug tướng Đặng Quân Thụy cho rằng, đến nay nhiệm vụ xây dựng phát triển đất nước đặt ra nhiều vấn đề mới, Quốc hội cũng không thể dừng lại mà cần tiếp tục đổi mới. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, trung tướng Thụy cho biết Quốc hội khóa 9 đã có đoàn ĐBQH ra Trường Sa, sau đó năm 1992 đã quyết định việc Việt Nam gia nhập Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS 1982).
Tình hình Biển Đông hiện nay khiến các đại biểu Quốc hội lão thành trăn trở, quan ngại
“Nhìn lại thì thấy quyết định đó là rất sáng suốt để đến nay chúng ta có cơ sở pháp lý nhằm đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau đó, mặc dù qua nhiều tranh luận và cân nhắc Quốc hội cũng đã thông qua được luật Biển Việt Nam thể hiện trách nhiệm với nhân dân, Tổ quốc...”, trung tướng Đặng Quân Thụy nói. Theo trung tướng Thụy, tình hình Biển Đông hiện đang rất phức tạp từ việc Trung Quốc xây dựng nhiều đảo nhân tạo trái phép và vừa thử nghiệm sân bay.
Ông nhấn mạnh: “Vấn đề biển đảo phải được quan tâm, liên quan đến chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng. Chúng ta đã mất biết bao nhiêu xương máu từ thời ông cha để bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như đất liền. Đề nghị Quốc hội các khóa tiếp theo cần tiếp tục quan tâm vấn đề rất lớn, hết sức thiêng liêng là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Lan Anh(T/h)
Bộ KHCN: Nguồn phóng xạ bị mất tại Bắc Kạn không nguy hiểm cho con người
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay: Giá vàng giảm, tuột mốc 40 triệu đồng/lượng
- ·DXG: Giảm 10% giá bán sản phẩm bất động sản cho cổ đông
- ·Đàn tế trời ở núi Bân có sự khác biệt, chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên
- ·Atletico vs Real Madrid: Ancelotti bảo vệ Vinicius
- ·'Lạc quan về tăng trưởng kinh tế số học mà bỏ quên chất lượng là thiếu sót'
- ·Cùng hòa nhịp với The Rodeo
- ·Hợp tác phát triển văn học nghệ thuật
- ·Messi thừa nhận thời gian tồi tệ ở PSG
- ·Vì sao người Việt không thể mua được ô tô giá rẻ 100 triệu như nước bạn
- ·Xem xét cho doanh nghiệp chế xuất được sử dụng hóa đơn GTGT
- ·Xổ số Vietlott: Xuất hiện chủ nhân may mắn ẵm giải Jackpot hơn 15 tỷ đồng ngày hôm qua?
- ·Tuyển Việt Nam thầy Park lo gì sau thị sát Thái Lan vs Malaysia
- ·Kết quả bóng đá Barca 3
- ·Thị trường chứng khoán Việt Nam: Cơ hội và tín hiệu phục hồi ngày càng rõ nét hơn
- ·Khu phố thương mại – Sức hấp dẫn của các thiên đường nghỉ dưỡng hiện đại
- ·Kết quả bóng đá Malaysia 0
- ·Phái sinh: Thanh khoản ‘lập đỉnh’ trong tháng 6/2020
- ·Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam kéo dài trong 5 ngày
- ·Bác sĩ miền núi cứu nguy bệnh nhân nhiễm độc nặng, thủng tạng rỗng, ổ bụng ngập phân
- ·Thủ môn U20 Indonesia nhập viện khẩn cấp trước trận gặp U20 Việt Nam