【bxh 2 ha lan】Điều chỉnh tỉ giá có “kích” nợ công, tăng trưởng?
Điều chỉnh tỉ giá không ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế
GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân khẳng định: Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ ảnh hưởng mạnh tới Việt Nam. Việc NHNN điều chỉnh tỉ giá thời gian qua cũng tác động nhiều mặt trong nền kinh tế Việt Nam.
“Chúng ta cần phân tích điều chỉnh tỉ giá tác động thế nào đến xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát của Việt Nam. Ngoài ra, việc điều chỉnh tỉ giá tác động thế nào đến nhà đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán, doanh nghiệp… cũng là những vấn đề phải nghiên cứu rõ” – GS.TS Trần Thọ Đạt nói.
Trình bày nghiên cứu tại hội thảo, PGS.TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh điều chỉnh tỉ giá không ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
“Khi điều chỉnh tỉ giá chúng ta hy vọng xuất khẩu tăng, và thúc đẩy tăng trưởng, nhưng nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy điều ngược lại. Thay đổi tỉ giá không đem lại tăng trưởn kinh tế cao hơn. Lí do chính là do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu. Điều chỉnh tỉ giá làm tăng chi phí đầu vào, do vậy làm chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm tăng trưởng kinh tế” – PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng: Nền sản xuất của Việt Nam dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, theo tính toán cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ngày càng ít lan tỏa đến giá trị gia tăng mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu.
"Như vậy, khi VNĐ mất giá 3% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kiinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng lên và chỉ số giá sản xuất ngay chu kỳ sản xuất đầu tiên tăng lên 0,65 điểm % và chu kỳ sản xuất tiếp theo chỉ số giá này tăng lên 0,75%. Tổng ảnh hưởng là 1,1 điểm % và GDP có thể giảm 2%-2,27%" - ông Bùi Trinh nói.
PGS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế quốc dân cũng cùng quan điểm phá giá tiền đồng giai đoạn hiện nay không có tác động tích cực đến tăng trưởng.
Chuyên gia Bùi Trinh cũng lo ngại việc tiếp tục tăng tỉ giá có thể dẫn đến sự hoang mang của người gửi tiền tiết kiệm. Khi người dân rút tiền tiết kiệm để trú ẩn vào kênh USD và vàng thì tiết kiệm không thành vốn mà chỉ là tiền tệ. Lúc đó sẽ kéo nền kinh tế suy trầm.
“Khi xuất khẩu thực chất chỉ là xuất khẩu hộ nước khác (do phía Việt Nam hầu như chỉ làm gia công) thì tại sao các chuyên gia chỉ chăm chăm lo xuất khẩu trong khi chính tiêu dùng trong nước mới lan tỏa đến phía cung và giá trị gia tăng nhiều nhất? Trong trường hợp cấu trúc chi phí của sản phẩm xuất khẩu như hiện nay thì việc phá giá VNĐ lại làm có lợi cho Trung Quốc” – chuyên gia Bùi Trinh bình luận.
Nợ công không ảnh hưởng nhiều
Bình luận về tác động của điều chỉnh tỉ giá đến nợ công, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn, nguyên trưởng khoa quản trị, Đại học kinh tế quốc dân chia sẻ: Nhiều nhà nghiên cứu rất nóng ruột tình trạng nợ công có xu hướng gia tăng. Việc điều chỉnh tỉ giá trong thời gian vừa qua rõ ràng có tác động tiêu cực đến nợ công của Việt Nam. Sự điều chỉnh tỉ giá làm nợ công Việt Nam tăng lên.
Theo GS Nguyễn Kế Tuấn, giá dầu giảm cũng là một trong các yếu tố cộng hưởng với điều chỉnh tỉ giá gây áp lực cho nợ công.
“Cho nên khả năng điều chỉnh tỉ giá thời gian tới ngoài việc đảm bảo thúc đẩy xuất khẩu, hợp lí nhập khẩu, đảm bảo lạm phát thì cần tính đến tác động của nợ công” – GS.TS Nguyễn Kế Tuấn nói.
Bình luận về tác động của điều chỉnh tỉ giá đến nợ công, TS Phạm Thế Anh cho rằng: Thực tế trong cấu trúc nợ công của Việt Nam, nợ bằng đồng USD chiếm 25%, đồng Yên Nhật chiếm 38%, đồng Euro 15%, còn lại là các đồng tiền khác... Khi điều chỉnh tỉ giá, nợ công sẽ tăng theo tỉ lệ điều chỉnh. Nhưng xét tổng quan hơn 1 năm qua, đồng USD lên giá mạnh, song các đồng tiền khác lại xuống giá, cho nên nhìn tổng thể thì điều chỉnh tỉ giá tác động tích cực đến nợ công.
Dù vậy chuyên gia này cũng nhấn mạnh nếu thời gian tới tiếp tục điều chỉnh tỉ giá thì sẽ là tiêu cực với nợ công.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tặng 9 triệu đồng cho bé Diệu Nguyên Giáp từ tiền tiết kiệm, nhặt ve chai
- ·Nắp hố ga thoát nước bể nát, nguy hiểm cho người đi đường
- ·PV Trans nhận tàu PVT Saturn tại Singapore
- ·Thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng: Số vụ vi phạm pháp luật giảm sâu
- ·Muốn đăng ký biển xe Hà Nội, làm 'thủ thuật' cho người khác đứng tên
- ·Quảng Bình: Đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua Đèo Con
- ·22 loại thuốc chữa ung thư lần đầu tiên được đấu thầu tập trung cấp quốc gia
- ·Đà Nẵng cấp tập xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
- ·Khiếu nại tranh chấp đất đai
- ·Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký MOU hợp tác với INCHAM
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 3/2020
- ·Rủ bạn đi uống cà phê rồi... cướp tài sản
- ·Thu hẹp đầu mối siêu quyền lực PMU
- ·Nhà thầu rút kiến nghị tại Dự án Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long: Cuộc thoái lui đầy ngờ vực
- ·Trường hợp suy giảm khả năng lao động được nghỉ hưu sớm
- ·Đắk Lắk: Bổ sung 3 dự án điện mặt trời vào quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia
- ·Hà Nội được “bật đèn xanh” xây 3 tuyến metro trị giá 15 tỷ USD
- ·Cần xử lý nghiêm hành vi lấn đường
- ·Việc cho mượn bìa đỏ hậu quả thế nào?
- ·“Những cỗ xe tam mã” kéo nền kinh tế đi lên