【tipvang】Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
Chuyển đổi xanh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp đạt được phát triển bền vững |
Mới chỉ là bề nổi
Ngày 19/11, tại tọa đàm "Chuyển đổi xanh theo ESG - Doanh nghiệp làm gì khi hạn chế nguồn lực?" do báo Dân trí tổ chức, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp đều cho rằng thực hiện chuyển đổi xanh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp đạt được phát triển bền vững.
TS. Phạm Việt Anh, Quản trị kinh doanh bền vững, nghiên cứu sinh về phát triển bền vững và ngoại giao, cho biết một công ty tại Mỹ thực hiện khảo sát khoảng 2.700 doanh nghiệp, kết quả là chỉ 24% sẵn sàng làm chuyển đổi xanh theo ESG.
Ở Liên minh châu Âu (EU) thì ngược lại, hơn 75% đã sẵn sàng. Sự khác biệt này cho thấy ESG là bắt buộc, đã được luật hóa ở EU, buộc doanh nghiệp phải làm, không làm thì không tồn tại được.
Tại Việt Nam, ông Việt Anh cho rằng dù đã và đang nói đến ESG nhưng mới chỉ ở bề nổi, chưa đặt ra nhiều góc nhìn đa chiều cả về lợi ích và thách thức. Nhà nước ngoài sự hỗ trợ phải có các luật liên quan ESG, như luật chống tẩy xanh để bảo vệ các doanh nghiệp tử tế, đầu tư bài bản cho ESG.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA) nhận xét, đại bộ phận doanh nghiệp của Việt Nam là nhỏ và vừa, cho nên nguồn lực và điều kiện của doanh nghiệp có những giới hạn nhất định.
Tuy vậy, việc thực hiện ESG, thực hiện chuyển đổi xanh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp đạt được phát triển bền vững.
Trước hết là đòi hỏi của thị trường. Doanh nghiệp nếu không thực hiện chuyển đổi xanh, không thực hiện ESG thì không bán được hàng, đặc biệt là vào các thị trường xuất khẩu.
“Hiện nay, tiêu chí xanh đã trở thành một hàng rào kỹ thuật mới buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải làm.”- ông Hòa nhấn mạnh.
Điều này không diễn ra đồng bộ ở tất cả mặt hàng mà diễn ra ở từng nhóm ngành hàng khác nhau, hay nói cách khác, đối với một ngành hàng thì trước sau gì cũng đến lượt phải thực hiện ESG.
Ông Việt Anh đánh giá chuyển đổi xanh là chiến lược dài hạn, buộc phải đầu tư chứ không phải là chi phí. Chuyển đổi bền vững là cuộc đua marathon, cần đầu tư vào nền tảng bên trong và ngoài doanh nghiệp, như cơ sở hạ tầng, tài sản hữu hình, công nghệ, nhà máy thiết bị...
Khuyến nghị giải pháp cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh theo ESG, ông Việt Anh đề cập đến 3 từ khóa: làm thật, sửa sai nhanh và không nói quá.
Là một trong những doanh nghiệp khá thành công trong chuyển đổi xanh, Phan Minh Thông Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group chia sẻ: “Khi Phúc Sinh làm phát triển bền vững, chúng tôi nghĩ rằng đây là điều bắt buộc. Theo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng, Phúc Sinh là đơn vị sản xuất bán hàng thì buộc phải thực hiện.
"Chúng tôi cũng không thấy đây là vấn đề quá vẻ vang, khi chuyển đổi xanh bởi đó là hoạt động bình thường mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nhưng, khi nhìn vào quá trình, Phúc Sinh đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển bền vững trong ngành của mình."- ông Thông chia sẻ.
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp?
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, để thực hiện chuyển đổi xanh thì dứt khoát phải có nguồn vốn để đầu tư, không ai cho không cả.
Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư đó, doanh nghiệp phải vận dụng một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn từ nhiều nguồn. Nguồn đầu tiên chính là nguồn lực tự thân của mình. Doanh nghiệp cần tự cân đối trong dòng vốn của mình như một khoản đầu tư để phát triển bền vững, để duy trì hoạt động.
Nguồn thứ hai là từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, như tôi đã đề cập vừa rồi là chương trình hỗ trợ lãi suất của thành phố đã được áp dụng. Tuy nhiên, chương trình này có hạn chế là chỉ dành cho những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động tại TPHCM.
Thứ ba là từ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, để thu hút được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có thương hiệu, có uy tín, có quy mô khá lớn,
“Về phía HUBA, chúng tôi đã cùng với Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM - là doanh nghiệp đầu mối được giao cho chương trình hỗ trợ lãi suất này - thành lập một tổ liên ngành để lắng nghe, quảng bá, xúc tiến cho chương trình giữa doanh nghiệp muốn chuyển đổi và đơn vị cho vay, từ đó giải quyết các khúc mắc, giải đáp những thông tin chưa đầy đủ và thúc đẩy quá trình diễn ra.”- ông Hòa gợi ý.
Từ thực tế của doanh nghiệp mình, ông Phan Minh Thông cho biết, khi Phúc Sinh tiếp cận với các ngân hàng, các quỹ đầu tư thì có sự thuận lợi lớn.
Tuy nhiên, để nhận được khoản tiền đầu tư mới đây, Phúc sinh cũng mất đến 26 tháng để hoàn thành với quy trình tương đối phức tạp, kéo dài chủ yếu do giai đoạn Covid. Dịch bệnh xảy ra, việc tiếp cận của các tổ chức trở nên khó khăn hơn, đi lại để đánh giá, khảo sát cũng khó khăn.
Để chuyển đổi bền vững từ giai đoạn bền vững yếu, ông Việt Anh khuyến nghị doanh nghiệp cần thiết tuân thủ pháp luật, đảm bảo yếu tố môi trường, phúc lợi nhân viên, tuân thủ tài chính có kiểm toán độc lập…
Tiếp đến, doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư theo tiêu chuẩn ISO 26000, đảm bảo các chuyển đổi về tư duy, quy trình, quản lý. Sau đó khi có nguồn lực tài chính, doanh nghiệp mới đầu tư để vượt lên trên sự tuân thủ.
"Doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh cần tuân thủ các tiêu chí trách nhiệm: trách nhiệm lợi nhuận (lợi nhuận đó phải đúng pháp luật), sau đó là tuân thủ đạo đức, môi trường, xã hội; cuối cùng là trách nhiệm thiện nguyện.
Doanh nghiệp làm ESG phải đảm bảo trách nhiệm lợi nhuận kinh tế đầu tiên, từ đó chứng minh được khả năng hoàn vốn thì mới có thể thu hút vốn từ các quỹ đầu tư, ngân hàng."- ông Việt Anh nhấn mạnh.
(责任编辑:La liga)
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Thời hạn của khoản vay ngắn hạn là bao lâu?
- ·Số dư của chủ tài khoản thanh toán được xử lý thế nào khi đóng tài khoản?
- ·Sáng sớm, khách đến xuống tiền đặt cọc nhưng căn nhà được 'chốt' trước 10 phút
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Đấu giá đất Hoài Đức: Nhiều lô trúng giá trên 100 triệu đồng/m2
- ·Phát triển du lịch xanh và bền vững tại Cà Mau
- ·Đặt cọc trước 3 tháng vẫn bị chủ nhà 'lật kèo' đòi tăng giá 1 tỷ đồng
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Novaland có tân Tổng Giám đốc
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tiếp tục tăng nhẹ
- ·Lãi kép: Con dao hai lưỡi?
- ·Chuyển đổi số nông nghiệp Cà Mau: Tạo đà phát triển nông thôn, thu hút đầu tư
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Phần mềm Nông nghiệp Cà Mau: Công cụ hỗ trợ hiệu quả cho nông dân
- ·Chuyển đổi số nông nghiệp Cà Mau: Tạo đà phát triển nông thôn, thu hút đầu tư
- ·Những dinh thự cổ không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Chấp nhận mua chung cư ngoại ô, người nghèo vẫn không 'gồng' nổi giá