【lịch đá bóng ngày mai】Để Di sản đờn ca tài tử trường tồn cùng đời sống
Dù có nhiều sự quan tâm đầu tư,ĐểDisảnđờncatitửtrườngtồncngđờisốlịch đá bóng ngày mai nâng chất, tạo điều kiện, có nhiều sân chơi cho các câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử (ĐCTT), nghệ nhân hoạt động, nhưng còn không ít khó khăn, thách thức để ĐCTT "sống" được trong cộng đồng.
Bài 4: Thuận lợi và thách thức để đờn ca tài tử “ngấm” vào đời sống
Để di sản ĐCTT trường tồn cùng đời sống, thuận lợi có nhiều nhưng cũng còn không ít những khó khăn, thách thức...
Nhiều thuận lợi
Đờn ca tài tử Nam bộ có nhiều hội thi, hội diễn để lan tỏa.
Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có trên 800 CLB văn hóa văn nghệ, trong đó cấp tỉnh có 6 CLB, cấp huyện có 121 CLB, cấp xã có 152 CLB, cấp ấp có 539 CLB. Đây là lực lượng nòng cốt, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo nhiều sân chơi để những người có năng khiếu được phát huy. Từ đó, những người làm văn hóa, văn nghệ có thể chọn lựa để tham dự các hội thi, hội diễn ở địa phương, chọn để tham gia hội thi cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc.
Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa tổ chức hội thi, hội diễn để các địa phương tuyển chọn lực lượng, xây dựng chương trình, tiết mục tham gia. Trong đó, định kỳ thường niên là các hội thi tuyên truyền cổ động, văn nghệ quần chúng, các CLB tiêu biểu, đờn ca tài tử, để các địa phương vừa tổng dợt lực lượng, vừa sử dụng những chương trình, kịch bản dự thi tiếp tục tuyên truyền phục vụ địa phương mình.
Sở cũng chỉ đạo hệ thống trung tâm văn hóa xây dựng và củng cố các CLB khung ở từng cấp, đủ sức tổ chức sinh hoạt tại chỗ, hỗ trợ cơ sở cùng tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thi, hội diễn, như múa, sân khấu, thanh nhạc, đờn ca tài tử... Ông Nguyễn Thanh Đẳng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Lực lượng tại trung tâm rất ít, thường chỉ là vài người nòng cốt, nên lực lượng cộng tác viên, thành viên các CLB văn hóa, văn nghệ ở xã, ấp là chủ yếu. Chúng tôi vừa tạo sân chơi, vừa nuôi dưỡng những hạt nhân mới để luôn có lực lượng kế thừa, bằng việc tổ chức sinh hoạt CLB định kỳ, hội thi, hội diễn vào những dịp lễ, tết... Sự quan tâm và tạo điều kiện để những người đam mê có cơ hôi phát huy, đã luôn giúp các đơn vị vừa xây dựng và củng cố phong trào, vừa nâng cao chất lượng đồng bộ, toàn diện trong những hội thi, hội diễn...”.
Toàn tỉnh có gần 100 CLB, đội, nhóm đờn ca tài tử với hơn 1.000 người tham gia sinh hoạt ở 76 xã, phường, thị trấn. Ở hệ thống trung tâm văn hóa cấp huyện và cấp tỉnh có 4 CLB khung, trong đó đờn ca tài tử là CLB được đặc biệt quan tâm và phát huy rất tốt. Từ đó, nhiều sân chơi bổ ích ở các CLB từng cấp, có sự tham gia của các nghệ nhân có nghề, tạo nên sự đồng đều và phát triển khá toàn diện. Nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhanh, Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử thành phố Ngã Bảy, chia sẻ: “Hai năm nay, chúng tôi đã nâng chất, nâng cấp CLB, sinh hoạt đều đặn hơn và hỗ trợ các xã, phường. Những nghệ nhân đờn ca có nghề đều tập trung ở CLB này. Gần đây, chúng tôi tổ chức thường xuyên hơn, tại một số điểm đang khai thác du lịch, vừa phục vụ khách du lịch, vừa được doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí sinh hoạt nên các nghệ nhân hăng hái hơn. Chúng tôi đang tiếp tục phát huy, đảm bảo các CLB đờn ca tài tử trong thành phố ngày càng được nâng cao chất lượng và số lượng”.
Ông Lê Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, chia sẻ: “Trung tâm sẽ tiếp tục mở lớp tập huấn về đờn ca tài tử, để tiếp tục cung cấp những kỹ năng cần thiết, đảm bảo cho các nghệ nhân, nhất là những người nòng cốt, nắm vững bài bản, có thể truyền nghề hiệu quả qua hình thức sinh hoạt CLB ở địa phương. Chúng tôi cũng sẽ tổ chức hội thi đờn ca tài tử, để tiếp tục tạo sân chơi để các nghệ nhân giao lưu, kết nối, thể hiện khả năng đờn và ca, đồng thời tạo sức lan tỏa cho phong trào đờn ca tài tử”.
Thách thức trong phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử tiếp tục được bảo tồn, kỳ vọng phát huy đúng hướng.
Thực tế phải nhìn nhận: Cho dù có nhiều nỗ lực nhưng chất lượng thật sự của những buổi sinh hoạt tài tử chưa cao. Các nghệ nhân đa phần lớn tuổi, nếu còn tuổi lao động thì đi làm ăn xa. Các câu lạc bộ muốn sinh hoạt, phải có từ 1-2 nghệ nhân đờn, trong khi họ còn phải kiếm sống bằng ngón đờn của mình, nên thời gian sinh hoạt với CLB không nhiều, không đều.
Ông Võ Quốc Dũng, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Vị Thanh, thẳng thắn: “Trên địa bàn thành phố có đến vài chục CLB, nhưng tôi cũng nói thật là, chất lượng sinh hoạt đúng chất tài tử là không nhiều, phần lớn trong các buổi sinh hoạt ca cổ là chính. Các bài bản tài tử có nhưng ít và đa phần bài đơn giản, dễ. Vì các câu lạc bộ sinh hoạt trên tinh thần tự nguyện, nên họ cũng tự góp kinh phí để chi cho các buổi sinh hoạt. Từ đó, khó ràng buộc được thời gian tổ chức sinh hoạt...”. Đây cũng là thực trạng chung và ngành văn hóa đã có nhiều nỗ lực trong việc định hướng, chỉ đạo xây dựng, nâng chất các CLB khung trong hệ thống trung tâm văn hóa, trong đó có ĐCTT.
Một điều khó nữa là trong các đợt tập huấn ĐCTT hàng năm do Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức, với mong muốn nâng tầm cho các nghệ nhân đờn ca, đủ để họ truyền nghề, nhưng lực lượng này luôn thay đổi, không có sự liên tục, nên khó trong quá trình truyền giảng.
Thực tế, tại nhiều câu lạc bộ ĐCTT trên địa bàn tỉnh hoạt động chưa đồng bộ và thường xuyên. Sinh hoạt dưới hình thức câu lạc bộ, nên hoàn toàn là tự nguyện. Đa phần những nghệ nhân tự góp kinh phí để sinh hoạt và chủ động về thời gian, địa điểm tụ họp khi có nhu cầu. Mọi người ở nhiều ngành nghề khác nhau, phải làm nhiều việc để mưu sinh, người lớn tuổi đông…, nên sinh hoạt định kỳ rất khó. Còn lực lượng trẻ trong các câu lạc bộ đã ít, do nhu cầu công việc, học tập chiếm nhiều thời gian, nên việc sinh hoạt lại càng ít hơn.
Đó là những lý do để Hậu Giang tiếp tục xây dựng đề án phát huy loại hình nghệ thuật này trong giai đoạn 2022-2025, với mục đích tạo thêm nhiều điều kiện, tiếp sức giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Rút kinh nghiệm trước đây, đề án lần này đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể và kèm kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện khi được phê duyệt: Tổ chức một cuộc kiểm tra, rà soát thực trạng nghệ thuật ĐCTT trong toàn tỉnh; mỗi huyện, thị, thành phố tổ chức 1 lớp truyền dạy, xây dựng 5 gia đình tài tử, 5 câu lạc bộ ĐCTT trong trường học, tổ chức 2 hội thảo về bảo tồn và phát huy, mỗi năm sưu tầm, in ấn và phát hành 1 bộ tài liệu gồm bản giấy và bản ghi âm đến các CLB ĐCTT trong tỉnh, tổ chức 2 cuộc triển lãm; đầu tư cơ sở vật chất cho 19 CLB, củng cố và nâng chất 84 CLB gồm 75/75 CLB ở các xã, phường, 9 CLB trong hệ thống trung tâm văn hóa...
Kỳ vọng từ đây ĐCTT sẽ được tiếp tục bảo tồn và phát huy đúng hướng, tạo điểm nhấn mới trong đời sống văn hóa nghệ thuật của người dân trong tỉnh trong thời gian tới.
HOÀNG NGUYÊN, THU THỦY
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Vietnamese Party chief Nguyễn Phú Trọng an exemplary leader: former Lao leader
- ·President visits Royal University of Phnom Penh
- ·Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng – a theorist with sharp mind and mettle
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Vietnamese Party chief an inspirational revolutionary leader: Sri Lankan leader
- ·Vietnam News Agency and AKP sign new cooperation agreement
- ·Party members, people nationwide show sentiments to leader, trust in Party leadership
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Diplomats in Việt Nam offer their thoughts on the late Party General Secretary
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Biography of Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng
- ·Deputy PM urges the establishment of new legal framework for renewable energy
- ·HCM City seeks to achieve growth of 7.5
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Việt Nam, Cuba eye stronger judicial cooperation
- ·Ministry of Public Security to strengthen ties with UN
- ·Gold Star Order recognises Party chief’s special contributions: Australian professor
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Trial begins for misconducts at Vietnam Register