【man city gặp tottenham】Các đề xuất sửa Luật Đầu tư công đáp ứng được mong mỏi của địa phương
Ngày 11/9,ácđềxuấtsửaLuậtĐầutưcôngđápứngđượcmongmỏicủađịaphươman city gặp tottenham tại TP.HCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc 2 vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối với Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đấu thầu.
Luật Đầu tư công (sửa đổi), bao hàm 29 chính sách mới
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Luật Đầu tư công năm 2019 đã quy định nhiều nội dung mới, cải cách, đột phá về tư tưởng và quan điểm quản lý đầu tưcông, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo sự chủ động, linh hoạt và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong quản lý đầu tư công.
Qua đó, đã nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng nhiều dự ánhạ tầng chiến lược, quan trọng, đường cao tốc, liên vùng, ven biển… Tạo kết quả rõ nét trong thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Lê Toàn |
Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện, Luật Đầu tư công năm 2019 có một số quy định chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng các hồ sơ liên quan, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV theo quy trình 1 kỳ họp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo với 5 nhóm chính sách sửa đổi gồm: thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệpnhà nước; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động xây dựng Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), bao hàm 29 chính sách mới, gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức 3 hội nghị để lấy ý kiến các đại diện UBND, các sở, ngành, Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý khu kinh tế... tại các địa phương trên toàn quốc để hoàn thiện Luật.
"Việc sửa đổi Luật Đầu tư công lần này rất toàn diện, trong khi đó tiến độ khẩn trương, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, yêu cầu về chất lượng cao nhằm khắc phục căn bản những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và khơi thông nguồn lực cho phát triển" Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết.
Đề xuất sửa đổi đáp ứng được mong mỏi của địa phương
Khi nghiên cứu Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhiều lãnh đạo các địa phương ở phía Nam đều nhận định, các đề xuất đưa vào Dự thảo rất phù hợp với thực tiễn, tháo gỡ được vướng mắc cho địa phương.
Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, các đề xuất trong Dự thảo khi áp dụng vào thực tế sẽ giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc ở địa phương. Trong đó, việc tách giải phóng mặt bằng ra làm một dự án riêng rất phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và đáp ứng được mong mỏi của địa phương.
Cũng liên quan đến việc tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án riêng, ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng như Dự thảo đưa ra sẽ giải quyết được vấn đề dự án phải chờ mặt bằng và đảm bảo tiến độ cho các dự án khi đầu tư.
Tuy nhiên, ông đặt vấn đề, việc tách này lại gắn với các quy định về tổng mức đầu tư các dự án nhóm A, B, C. Hiện tại, tổng mức đầu tư dự án là tính cả giải phóng mặt bằng, nay tách phần bồi thường rồi thì tính thế nào? Bởi vì thực tế hiện nay, nhiều dự án có chi phí xây lắp, thiết bị thấp nhưng chi phí giải phóng mặt bằng rất cao.
"Cần quy định rõ trong Luật là phần giải phóng mặt bằng bao nhiêu thì tách được thành dự án riêng để địa phương chủ động thực hiện" ông Linh đề xuất.
Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ba Rịa - Vũng Tàu góp ý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Lê Toàn |
Đối với việc phân cấp, phân quyền, Dự thảo đưa ra quy định “Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, báo cáo HĐND cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất, trừ dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên và dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý”.
Đề xuất này được rất nhiều địa phương ủng hộ vì phù hợp với tình hình hiện nay để thực hiện dự án nhanh hơn và tạo thuận lợi cho việc giải ngân vốn đầu tư công.
Đại diện UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, việc phân cấp, phân quyền, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào Dự thảo rất phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của địa phương trong việc đầu tư các dự án.
Liên quan đến việc phân cấp, phân quyền, đại diện của UBND tỉnh Hậu Giang đề xuất bổ sung quy định khi Chính phủ phân quyền cho địa phương thì địa phương không cần thông qua HĐND, vì khi Chính phủ đã giao rồi thì HDND cũng không thể giao khác được.
Phát biểu kết thúc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao ý kiến của các địa phương góp ý cho Dự thảo. Phần lớn các ý kiến đồng tình với nội dung dự thảo.
Đối với những ý kiến còn khác nhau, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong thực hiện sau khi được Quốc hội thông qua.
(责任编辑:La liga)
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Thùy Tiên mang 100kg hành lý trở lại Thái Lan
- ·Việt Nam và Singapore định hình 5 trụ cột hợp tác
- ·Phạm Hương 'mập mờ' chuyện về Việt Nam, hứa hẹn bùng nổ lớn trong 2022
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Chính thức khởi động cuộc thi Miss Grand Vietnam 2022
- ·Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
- ·Làm vợ đại gia, á hậu Thanh Tú than thở khi dọn nhà cuối năm
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Á hậu Thúy Vân lên tiếng về phát ngôn 'cà khịa' vị trí của Khánh Vân
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Đầu tư, thương mại Việt Nam
- ·Tháo gỡ vướng mắc, khó khăn pháp lý cho thị trường chứng khoán, bất động sản
- ·Xuýt xoa trước loạt ảnh street style sành điệu của Á hậu Phương Anh
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Thứ trưởng Trần Duy Đông: Có Nghị quyết 98, TP.HCM sẽ cất cánh
- ·Bình Dương tổ chức Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản 2023
- ·Kỳ Duyên gây 'sốc' với tạo dáng đầy táo bạo
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·TP.HCM: Quá tải, nhiều công chức phường, xã xin thôi việc