会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng đấu c2】Nữ họa sĩ tài năng Margaret Keane bị chồng cướp công!

【bảng đấu c2】Nữ họa sĩ tài năng Margaret Keane bị chồng cướp công

时间:2024-12-23 22:13:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:841次

Margaret Keane chào đời tại Tennessee (Mỹ) năm 1927 trong một gia đình trung lưu. Tới giờ,ữhọasĩtàinăngMargaretKeanebịchồngcướpcôbảng đấu c2 khi đã trở thành tên tuổi lớn trong thế giới hội họa, thông tin về những năm tháng đầu đời của bà vẫn rất ít ỏi. Bản thân Keane cũng không muốn nói nhiều về quá khứ nhiều uẩn ức, về người chồng cũ cố tình phát tán tin đồn bôi nhọ mình. 

hoa si 1.jpg
Margaret Keane tại studio của mình. Ảnh: Widewalls

Cảm hứng từ biến cố thuở ấu thơ

Keane đam mê hội họa từ khi còn là một bé con ốm yếu. Bị cô lập, Keane tìm niềm vui bằng cách vẽ và tô màu. Chỉ mới 10 tuổi, Keane đã tạo ra bức tranh sơn dầu đầu tiên mô tả 2 cô gái, một khóc, một cười, phần nào hé lộ phong cách tương lai. 

Thời niên thiếu, Keane đã học lịch sử nghệ thuật và tham gia các lớp phát triển kỹ năng sáng tác. 

Theo The Collector, điểm đặc trưng nhất trong tranh của Keane là đôi mắt của nhân vật: To và nhìn thẳng - bắt nguồn từ sự cố buồn ngày nhỏ của nữ họa sĩ. Trong một ca phẫu thuật, bác sĩ đã làm tổn thương màng nhĩ của Keane, khi đó mới 2 tuổi. Thính giác suy giảm nên kể từ đó, bà chú ý đến đôi mắt của mọi người, dựa vào đó để đọc tâm tư của họ. 

Cuối những năm 1940, Keane kết hôn và ở nhà làm nội trợ, tranh thủ vẽ vời những lúc rảnh rỗi. Khi sinh con gái Jane, bà nhận thấy tỷ lệ khuôn mặt của đứa trẻ sơ sinh khác biệt hẳn so với người lớn, đặc biệt là đôi mắt. Bà quyết định nhấn mạnh đặc điểm này hơn nữa, phóng to đôi mắt trong các bản phác thảo của mình. 

Sau khi ly hôn, Keane kiếm sống bằng nghề trang trí đồ nội thất và vẽ chân dung trên phố. Trong lễ hội nghệ thuật San Francisco năm 1954, bà tình cờ gặp Walter - một người đàn ông quyến rũ và lẻo mép đang bán tranh vẽ đường phố châu Âu. Về sau, Keane mới biết, những bức họa đó không do Walter sáng tác. 

hoa si 2.jpg
Margaret Keane và chồng chụp ảnh cùng các tác phẩm của bà. Ảnh: The Daily Beast

Người chồng 'tốt mã giẻ cùi'

Trong hồi ký sau này, Walter thậm chí còn ba hoa về khiếu hội họa của mình nhưng thực tế ông ta không có một chút tài năng nhưng vẫn ước mơ thành họa sĩ vĩ đại. 

Chẳng bao lâu sau, họ kết hôn và hạnh phúc trong vài năm đầu chung sống. Lâu dần, Walter tự nhận mình là tác giả của những bức tranh do vợ vẽ với lời bao biện công chúng sẽ không coi trọng tác phẩm của một người phụ nữ. 

Cả thập kỷ sau đó, Keane vùi mình tại xưởng vẽ 16 giờ mỗi ngày trong khi Walter tiệc tùng với những tay buôn nghệ thuật và huênh hoang trên truyền hình.

Các tác phẩm của nữ họa sĩ nhanh chóng được tầng lớp trung lưu ở Mỹ yêu thích bởi họ cần nghệ thuật đơn giản, dễ hiểu nhưng độc đáo để trang trí nhà cửa và không mấy hứng thú với các hình thức siêu việt. Tranh của Keane còn giàu cảm xúc, dễ khiến người xem động lòng. 

Walter là một doanh nhân khôn lanh. Nhận thấy các bức họa của vợ được ưa chuộng, ông ta bắt đầu bán tranh in, hình thức không mấy phổ biến vào những năm 1960. Người chồng mưu mô cũng không quên bịa ra nguồn cảm hứng cho các tác phẩm. Walter nói rằng những đứa bé mắt ướt trong tranh chính là trẻ bị bỏ rơi, đói khát trên đường phố tuyệt vọng bám lấy những chú chó hoang mà ông ta nhìn thấy khi đi chiến đấu ở châu Âu.

tac pham.jpg
Một số tác phẩm của Margaret Keane.

Bình an sau cơn đau tận cùng

Giữa những năm 1960, Keane cuối cùng cũng đủ can đảm để rời xa người chồng "đào mỏ". Bà chuyển đến Hawaii cùng con gái nhưng tiếp tục vẽ cho Walter vì sợ bị trả thù. 

Trong thời gian này, các tác phẩm của bà trở nên vui tươi hơn và thường có hình ảnh cỏ cây, muông thú bản địa. 

Năm 1970, Keane lên đài phát thanh tuyên bố rằng bà là nghệ sĩ duy nhất đứng sau những bức tranh mắt to. Dư luận chia rẽ, nghi ngờ không biết bên nào đúng. Một số kênh truyền thông đã cố gắng tổ chức cuộc thi vẽ giữa hai vợ chồng nhưng Walter không bao giờ xuất hiện. Thậm chí, ông ta còn tố cáo vợ sắp xếp vụ cướp nhà mình vì chỉ có bà biết chồng cất tiền ở đâu. 

Năm 1986, Keane quyết định đệ đơn kiện Walter. Để ngăn chặn những cuộc cãi vã dài dòng và ồn ào cùng những lời lăng mạ vô tận, thẩm phán ra lệnh cho cả hai vợ chồng phải vẽ một đứa trẻ mắt to ngay tại phòng xử án.

Keane hoàn thành bức tranh trong 53 phút, trong khi Walter than bị đau vai. Sau đó, các nhà tâm lý học tuyên bố rất có thể Walter bị rối loạn ảo tưởng, tin mình là tác giả tranh của người khác. 

Khi mọi rắc rối pháp lý được giải quyết, Keane quay lại với công việc vẽ tranh và tìm thấy sự bình an. Bà qua đời vào năm 2022, để lại hàng trăm bức tranh.

Không ít nhà chuyên gia chê tác phẩm của Keane mang tính hàng loạt, không có giá trị nghệ thuật nhưng số lượng yêu mến bà đông hơn nhiều lần. Andy Warhol, nghệ sĩ hàng đầu của pop art, đánh giá, nếu số lượng người thích tranh của Keane lớn tới vậy thì các tác phẩm không thể tệ như những gì các nhà phê bình mô tả.

Điểm độc nhất vô nhị trong bức ảnh nude đắt nhất thế giới

Điểm độc nhất vô nhị trong bức ảnh nude đắt nhất thế giới

Trong bức ảnh nude Le Violon d’Ingres, hai lỗ f trên tấm lưng trần góp phần khiến người mẫu trông tựa như cây đàn violin.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế
  • Lan toả phong trào học  và làm theo Bác
  • Khi ý Đảng hợp lòng đồng bào dân tộc
  • Người xây dựng cụm công nghiệp tư nhân đầu tiên ở Bình Phước
  • Điểm đến mới hấp dẫn cho khách hàng Sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam
  •   Nỗ lực chăm lo đời sống người lao động
  • Thời hạn cho thuê đất bãi bồi ven sông có thể tới 70 năm
  • Dự án BOT đường HCM qua Bình Phước đã thảm nhựa 100%
推荐内容
  • Bộ TT&TT ban hành bộ tiêu chí về hệ thống phần mềm họp trực tuyến
  • 30 cán bộ, công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính
  • Giá xăng giảm 1.140 đồng
  • Nói đi đôi với làm thì dân mới tin
  • Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam
  • Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng