【kết quả fa cup anh】Vụ án oan 10 năm tù giam: Công an uống rượu rồi đánh đập, ép cung?
“Tôi có làm gì nên tội?ụánoannămtùgiamCônganuốngrượurồiđánhđậpékết quả fa cup anh”
Sau khi được trả tự do, ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, trú tại xóm Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) - “nhân vật chính” trong vụ án rúng động dư luận dường như vẫn chưa thực sự hiểu hết những gì đã, đang và sẽ xảy đến với mình. Chưa một ai trong gia đình kịp thấy ông Chấn cười, kể cả khi hàng xóm kéo đến báo tin vui: “Phiên tái thẩm đã quyết định hủy án sơ, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu”.
Chiều 6/11, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã xem xét lại vụ án Nguyễn Thanh Chấn phạm tội giết người theo trình tự tái thẩm. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán đã chấp nhận quyết định kháng nghị số 01 ngày 4/11/2013 của Viện trưởng VKSNDTC, tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Hội đồng Thẩm phán nhận định, ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung (SN 1988) ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị H. vào tối 15/8/2003 để cướp tài sản. Đây là tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.
...khóc nghẹn cùng người thân ngày trở về.
Nghe tin tốt lành đưa về từ Hà Nội, người nhà ông Chấn vỡ òa sung sướng, còn hàng xóm thì rạng rỡ chia vui. Ai nấy đều vui mừng vì quyết định vừa tuyên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Đây là căn cứ pháp lý để ông Chấn tiếp tục hành trình kêu oan, “giải án” của mình. Nếu quá trình điều tra lại, có đủ căn cứ chứng minh Lý Nguyễn Chung là hung thủ thực sự trong vụ án giết chị Nguyễn Thị H. thì điều đó đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị khởi tố, truy tố và xét xử oan.
Nhận tin vui nhưng cho đến tận thời điểm này, ông Chấn vẫn chưa thể mỉm cười. Hàng xóm của ông nghẹn ngào bảo nhau: “Chỉ thấy ông Chấn khóc. Khi không khóc, mặt ông Chấn thẫn thờ, trông buồn thảm hoặc trông không hề có cảm xúc. 10 năm ngồi tù có thể khiến ông ấy vẫn chưa kịp hoàn hồn”.
Xã Nghĩa Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) vẫn còn rất nghèo và lạc hậu so với mặt bằng chung của các vùng quê khác, với hầu hết là nhà ngói, tường gạch không trát, hàng rào đá ong và đường đất, thế nhưng đối với ông Chấn, đó là cả một sự thay đổi quá lớn mà cá nhân ông chưa biết bao giờ mới có thể hòa nhập nổi. Trở về với người thân, với hàng xóm láng giềng, nhưng Chấn thậm chí vẫn quen cách xưng hô trong trại giam, gọi tất cả những người xung quanh là “cán bộ”!?
Vẫn với vẻ mặt vô hồn mà chúng tôi chứng kiến suốt mấy ngày qua, vẫn với giọng nói chầm chậm, đều đều và không chứa đựng nhiều cảm xúc, ông Chấn tâm sự với PV: “Thay đổi nhiều quá, tôi không nhận ra. Mười năm trước, làm gì làng xóm đã khang trang như bây giờ...”.
Ông Chấn cũng tỏ ra ngạc nhiên khi không còn thấy hình bóng của chiếc điện thoại bàn ở trong bất cứ gia đình nào. Chiếc điện thoại và một cuộc điện thoại từ máy cố định, một tình tiết ngoại phạm tưởng chừng không thể xác đáng hơn để chứng minh sự vô tội của ông Chấn đã bị tòa phúc thẩm năm 2004 gạt đi không thương tiếc. Bây giờ nghĩ lại, mắt ông Chấn vẫn cay xè, trái tim càng quặn thắt vì đau đớn.
Nụ cười chưa một lần nở trên môi người tù chung thân Nguyễn Thanh Chấn, kể cả khi biết tin được hủy án.
Theo lời kể của người trong cuộc, thời ấy, nhà ông Chấn có mở một quán tạp hóa, bán dăm thứ bánh kẹo linh tinh và mắc một chiếc điện thoại cố định phục vụ bà con trong làng. Trước thời điểm nghi ngờ ông Chấn giết chị H. chỉ vài phút, ông Chấn đang bấm máy cho anh Nguyễn Văn Thực (người cùng làng) gọi điện thoại đi và việc đó có bà Phạm Thị Nhâm (người cùng làng) đến mua kẹo làm chứng. Bảng kê chi tiết điện thoại của ông Chấn sau đó cũng được luật sư bào chữa cho ông đưa ra làm bằng chứng trước tòa nhưng cũng bị bác bỏ bởi lập luận: “Bảng kê không thể là bằng chứng vào thời điểm thực hiện cuộc gọi, Chấn là người bấm máy. Còn lời khai của bà Nhâm và anh Thực về việc Chấn bấm máy cũng không có tài liệu nào khác hơn để kiểm chứng”.
“Họ bác bỏ toàn bộ những chứng cứ có lợi cho tôi và chỉ công nhận những gì bất lợi. Tôi có làm gì nên tội mà sao họ cứ phải làm thế với tôi?”, ông Chấn ngước mắt nhìn chúng tôi rồi giọng nghẹn đi, hỏi một câu mà chúng tôi không thể trả lời.
“Trước khi đánh đập tôi, họ đều uống rượu...”
10 năm thụ án trong trại giam, với hàng xấp đơn kêu oan gửi tới các cơ quan chức năng từ địa phương tới trung ương, đến khi được tạm tha trở về nhà, sức khỏe của ông Nguyễn Thanh Chấn đã yếu đi rất nhiều. Ngoài chứng đau đầu kinh niên, không nói được nhiều, toàn thân bị ê ẩm nhói buốt mỗi khi trái gió trở trời, ông cũng thường xuyên bị chứng mất ngủ hành hạ. Một câu hỏi dài, nhiều nội dung cũng có thể làm ông bị bối rối, bóp trán. Chỉ cần ai đó nhắc đến từ “oan” cũng có thể khiến ông bật khóc.
Suốt 10 năm ròng rã chuyển lần lượt từ trại giam Kế (Bắc Giang) đến trại giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc) với liên tiếp những cơn ác mộng ghê sợ, có lẽ đây là lần đầu tiên ông Chấn được ngồi trong tư thế của một công dân để kể về những tủi nhục cay đắng của quãng thời gian dài thụ án. Với trí óc đã mụ mị đi nhiều phần, trong suốt 10 năm, có nhiều việc ông đã quên, nhưng riêng việc bị ép cung thì ông Chấn không sao quên được. Nó khiến ông nghẹn khóc mỗi khi nghĩ đến công lý, nghĩ đến gia đình ở quê nhà.
Phải động viên rất nhiều, ông Chấn mới bình tâm trở lại, kể rằng, về phía cơ quan điều tra, người trực tiếp điều tra vụ việc là điều tra viên Nguyễn Hữu T., Trần Nhật L. và Ngô Đình D.. Về phía VKS, kiểm sát viên là một thanh niên còn khá trẻ, tên là Nguyễn Hữu V. Những người này, theo lời “tố” của ông Chấn, đã thường xuyên đánh đập để ép ông phải nhận những tội mà ông không hề gây ra.
“Trước khi đánh đập tôi, họ đều uống rượu, mặt đỏ phừng phừng, tay lăm lăm búa đinh hoặc dao, mắt đỏ lừ, nhìn đã thấy sợ rồi”, ông Chấn bần thần kể lại. “Điều tra viên L. hỏi “mày có khai không, tao cho mày chết”. Một điều tra viên khác đánh tôi, bắt tôi tập đi tập lại các động tác từ trong trại giam để đi thực nghiệm tại hiện trường”, ông Chấn nói.
Trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra bộ Công an, ông Chấn nêu, ngày 30/8/2003, ông nhận được giấy mời lần 1 đến công an huyện Việt Yên để làm việc. Cụ thể, cơ quan điều tra lấy dấu chân và dấu vân tay, đồng thời hỏi ông có biết gì về cái chết của cô H., ông trả lời “không biết gì cả”. Đến 20/9/2003, ông nhận được giấy triệu tập lần 2 và vẫn trả lời “không biết gì” về cái chết của cô H. Sáng hôm sau, ông đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn Hữu T. lại lấy dấu chân, dấu tay nhiều lần rồi tra hỏi, đánh ông rất đau. Từ đó, khoảng 5-6 người thay nhau canh ông suốt đêm này sang đêm khác, không cho về và không cho ngủ, dọa nạt, ép buộc ông. “Cán bộ Trần Nhật L. bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo “cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ”. Cán bộ T. trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa, ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô Đình D. đọc và bắt tôi viết đơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế - Bắc Giang”, trong đơn của ông Chấn có đoạn viết.
Theo lời kể, thời gian bị tạm giam ở trại giam Kế, có đêm ông Chấn bị chuyển tới 3-4 buồng khác nhau. “Có lần vừa vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng, tôi bị dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bị bắt phải hát. Bị bắt từ ngày 20 đến ngày 28, hầu như không ngày nào tôi được ngủ, đầu óc quay cuồng, lâng lâng. Sau này, các cán bộ còn dạy tôi tập đâm, tôi phải tập đâm bên nọ, đâm bên kia. Họ cho một tù nhân giả làm cô H., cán bộ đưa cho tôi cái thìa, cái lược để làm hung khí. Tôi phải tập nhiều lần cho thành thạo, làm đi làm lại để đúng ý họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay phim thực nghiệm hiện trường” - ông Chấn nhớ lại.
Ngồi cạnh ông Chấn trong quá trình trò chuyện với chúng tôi là người em “cọc chèo” Thân Ngọc Hoạt (SN 1958) – “người hùng” thực sự trong hành trình 10 năm ròng rã kêu oan cho ông Chấn cũng không giấu nổi sự xúc động nghẹn ngào, cho biết: “Lúc ở tòa sơ thẩm, giữa chốn công đường, anh tôi chỉ mặt kiểm sát viên Nguyễn Hữu V. rồi nói, chính người này đã mang hồ sơ viết sẵn sang bắt anh tôi ký nhưng anh tôi không chịu và ngay lập tức bị đánh. Anh Chấn cũng kể ra việc bị ép cung, luật sư bào chữa cho anh ấy đã yêu cầu thay đổi thành phần hội đồng xét xử, nhưng tòa bác toàn bộ những yêu cầu ấy, yêu cầu phải có bằng chứng, nhưng một người bị giam trong 4 bức tường thì lấy đâu ra bằng chứng?”.
Ông Hoạt cũng làm đơn kiến nghị, tại sao không có vân tay của ông Chấn mà cơ quan tố tụng vẫn kết tội? Nếu đúng bản tự thú do ông Chấn viết tại sao gần một tháng sau, cơ quan điều tra mới dựng hiện trường? “Sự vô lý thể hiện ngay ở trong quá trình thực nghiệm, anh tôi nhớ đến từng chi tiết nhỏ trong nhà cô H., điều đó là không thể với trí nhớ của một nông dân quanh năm chân lấm tay bùn như anh Chấn. Ra tòa, chúng tôi mới biết đó là do anh ấy bị bắt tập như tập kịch, dựng hiện trường cho thành thạo thì mới thực nghiệm”, ông Hoạt gay gắt nói.
Chân dung nghi phạm Lý Nguyễn Chung.
Hành trình “điều tra” của những “thám tử nghiệp dư”
Trong nỗi mừng vui chộn rộn, ông Chấn cũng khắc cốt ghi tâm công lao “trời biển” của 3 con người đã sát cánh bên ông trong suốt 10 năm đi tìm công lý. Tuy nhiên, những người đóng vai trò chính trong hành trình kêu oan này là vợ ông Chấn, bà Nguyễn Thị Chiến (SN 1965); người em rể Thân Ngọc Hoạt và cuối cùng, lạ lùng hơn tất thảy là bà Lê Thị Hải (SN 1958, trú tại làng Sắn, xã Nghĩa Trung), một người chẳng hề có họ hàng gì với ông Nguyễn Thanh Chấn. Theo lời kể, bà Hải, vì quá thương xót trước cảnh oan trái của ông Chấn mà tự nguyện vào giúp đỡ, không quản khó khăn, vất vả. “Mẹ tôi là người cùng làng với Chấn và tôi quen biết với nhà Chấn qua mẹ, nhưng hai bên gia đình rất quý mến nhau”, bà Hải cho biết.
Kể về hành trình kêu oan cho ông Chấn, ông Hoạt nhớ lại: “Lúc anh Chấn bị công an bắt vì tội giết người, cả nhà tôi rất ngạc nhiên vì anh ấy hiền lành nhưng cũng chưa dám nghĩ là bị oan. Không có lửa sao lại có khói”.
Sau khi ông Chấn bị tạm giam ở trại giam Kế, gia đình cũng không nhận được thông báo gì. Xót ruột, ông Hoạt cùng bà Chiến tìm đến nhà bà Hải (có chồng là cán bộ phòng Quản lý hồ sơ của công an tỉnh Bắc Giang) để xin một “ân huệ” là được vào trại để tiếp tế cho Chấn. “Ân huệ” được chấp nhận, tại buổi gặp gỡ, ông Chấn hoang mang, tiều tụy, khóc nức nở và nói với ông Hoạt: “Chú mà cũng nghĩ anh làm được thế sao?”. Và chính câu nói đó đã khiến “bộ ba” hơn 10 năm trời chạy vạy khắp các cửa, với cả ngàn lá đơn kêu cứu.
Về nhà, bằng cảm tính của những công dân lương thiện, 3 người đã họp lại với nhau và quyết định phải làm rõ trắng đen toàn bộ câu chuyện này. Và rồi khi càng đi vào tìm hiểu nội dung vụ án, nhiều kẽ hở của quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã được bộc lộ nhưng các cơ quan tố tụng nhất định không chấp nhận. “Trong suốt 10 năm miệt mài đi gửi đơn kêu oan cho ông Chấn, chưa một lần chúng tôi nhận được phản hồi về việc tiếp nhận đơn để giải quyết việc kêu oan. Những lá đơn kêu oan cứ im lìm sau mỗi lần gửi, chỉ còn những cuống thư chuyển phát của những lần gửi qua đường bưu điện là vẫn còn”, ông Hoạt cho biết.
Để lưu giữ được những tình tiết trong các cuộc nói chuyện và để làm căn cứ sau này, ông Hoạt, bà Chiến đã phải bán thóc, bán lợn gà để mua sắm máy ghi âm, rồi tiếp xúc với mọi người trong thôn mà gia đình ông nghi ngờ hoặc có thể là nhân chứng của vụ việc. Từ việc tiếp xúc với gia đình chị H. (nạn nhân vụ án), đến la cà quán nước, nhà hàng xóm cứ mỗi khi nghe ai nói chuyện liên quan đến “vụ án Chấn giết người” và ngày xảy ra vụ án ai ở trong làng đi đâu, làm gì gặp ai, ông Hoạt lại thu thập rồi tổng hợp xâu chuỗi lại với nhau. Khi tổng hợp xong, bất kể đêm hôm khuya khoắt, ông lại liên lạc với bà Hải, bà Chiến họp nhau lại để bàn tính đường đi nước bước mới.
Trong quá trình tìm hiểu, ông Hoạt cũng có nghi ngờ đối tượng Lý Nguyễn Chung (SN 1988) ở Lạng Sơn nhưng thỉnh thoảng lại về nhà bố đẻ đang sống cùng bà vợ hai ở thôn Me, Nghĩa Trung.
“Khi tổng hợp được tương đối đầy đủ thông tin nghi vấn về tên Chung, tôi đã nhờ người đến nhà ông Lý Văn Chúc, bố tên Chung, để nói chuyện và ghi âm về những biểu hiện bất thường của đối tượng này. Tuy nhiên khi mang máy ghi âm ra định ghi thì lại không được. Khi có niềm tin, tôi đã bảo trực tiếp vợ anh Chấn đến nhà ông Chúc nói chuyện và bí mật ghi âm cuộc nói chuyện này. Và khi đã có đầy đủ thông tin, tôi mới làm giấy cam kết để ông Chúc trực tiếp ký vào là ngày hôm đó Chung đi đâu, làm gì, ai nhìn thấy...”, ông Hoạt kể lại.
Để tìm hiểu kỹ hơn, ông Hoạt đã xác định rõ chỗ ở của Chung ở Đắk Lắk. Chỉ khi đã có đầy đủ thông tin trong tay thì gia đình ông mới xuống Hà Nội gửi trực tiếp những chứng cứ này cho VKSNDTC. May mắn thay, lúc này “hồ sơ kêu oan” của gia đình ông Chấn đã được cơ quan này tiếp nhận và thụ lý.
Thêm một “bản án oan” cho người em đồng hao với ông Chấn!
Trong suốt hành trình kêu oan cho ông Chấn, ông Thân Ngọc Hoạt như một vị “tổng đạo diễn”, chỉ đạo “phân vai” cho từng thành viên trong nhóm, ai làm gì, làm lúc nào và làm thế nào. Thế nhưng, chính cũng trong ngần ấy thời gian, ông Hoạt bị mang một “bản án oan trái” – bản án từ búa rìu dư luận.
Bà Hải kéo PV ra được một góc vắng, khá xa những người dân đang ầm ĩ mừng vui trong căn nhà cấp 4 lụp xụp của vợ chồng ông Chấn thẳng thắn đề nghị: “Đã đến lúc cần phải lấy lại tiếng thơm cho chú Hoạt”.
Theo lời bà Hải, trong những tháng ngày đầu tiên mới kêu oan, khi thấy cả ba người luôn hí húi với nhau, ghi ghi chép chép nói là sẽ minh oan cho Nguyễn Thanh Chấn, thì làng xóm tỏ vẻ tin tưởng và ủng hộ. Tuy nhiên, đến một vài năm sau, thấy sự việc chẳng có gì thay đổi, khi có bản án khẳng định ông Chấn đích thị là kẻ hiếp dâm bất thành sau đó giết người đã đóng đinh trong đầu dư luận thì làng quê lại chuyển sang một câu chuyện hoàn toàn khác: “Ông Hoạt lấy cớ để chim chuột bà Chiến”. Làng trên xóm dưới truyền tai nhau, nửa đêm gà gáy thấy ông Hoạt và bà Chiến đi với nhau, thì thà thì thụt, không biết làm gì, họ nghi ngờ rằng, ông Hoạt tranh thủ lợi dụng lúc bà Chiến (chị vợ) vắng chồng để “xin một cái” như cách ông Chấn đã từng “xin” nạn nhân H. nhưng bị thẳng thừng từ chối và sau đó bị sát hại dã man.
Ở cái làng quê nghèo này, tin bay đi như gió, gây bão táp khủng khiếp trong cả hai gia đình của ông Hoạt và bà Chiến. Chuyện không đơn thuần là việc “chim chuột” với nhau, mà còn nặng nề vấn đề đạo đức, đạo lý. Ông Hoạt và bà Chiến đã có những thời điểm tưởng chừng không sống nổi với búa rìu dư luận.
“Thế nhưng anh Hoạt vẫn rất kiên cường, bỏ ngoài tai để làm việc nghĩa. Chỉ có tôi là người hiểu tất cả, anh Hoạt là một người tuyệt vời, một đấng trượng phu thực sự”, bà Hải nghẹn lời cho biết. Và theo nguyện vọng của bà Hải, khi sự việc đã ngã ngũ, rất mong dư luận hiểu được tấm lòng thực sự của ông Thân Ngọc Hoạt.
Cũng trong hành trình kêu oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, có một người đã góp sức không nhỏ là bà Nguyễn Thị Lành (44 tuổi, cùng trú thôn Me). Bà Lành là mẹ kế của đối tượng Lý Nguyễn Chung, kẻ đã thừa nhận mình chính là hung thủ gây ra vụ án giết người nói trên. Do bị đe dọa nên dù phát hiện sự việc từ khá lâu nhưng mãi sau này bà mới có cơ hội để nói ra tội ác của Lý Nguyễn Chung và mở ra một trang mới cho cuộc đời của “người tù nổi tiếng” Nguyễn Thanh Chấn.
Cơ quan điều tra “dựng” lên nhân chứng giả? Mặc dù bác bỏ lời khai của hai nhân chứng (đều là người cùng làng) khẳng định họ đã nhìn thấy ông Chấn bấm máy điện thoại cố định cho anh Thực gọi điện tại quán nước nhà mình vào lúc 19h20’ ngày 15/8/2003 nhưng tòa phúc thẩm lại dễ dàng ghi nhận lời khai của một người ngụ cư. Theo đó, tại trang 9, bản án phúc thẩm số 1241/PTHS có ghi lời khai của nhân chứng Nguyễn Văn An, SN 1984, quê ở Hà Nam (tại thời điểm án mạng xảy ra đang làm thuê tại địa phương) rằng: “Khoảng 19h25’ tối 15/8/2003 do tôi (An) bị ốm, tôi có nhờ Lê Văn Giới cùng làm thợ xây với tôi lấy xe đạp chở tôi vào nhà ông Đệ mua thuốc vì bị sốt… Lúc Giới đèo tôi qua cửa nhà chị H. là 19h30’. Tôi thấy nhà mở cửa…, trong nhà bật đèn tuýp sáng… tôi nhìn thấy một thanh niên cởi trần, bê người phụ nữ đập xuống đất khoảng 30-40cm. Tôi chỉ thấy tiếng khóc của người phụ nữ, không thấy tiếng kêu nên tưởng vợ chồng đánh nhau nên tôi và Giới đi qua…”. Sau đó, tòa kết luận: Xét thấy lời khai của nhân chứng Nguyễn Văn An phù hợp với tình tiết Nguyễn Thanh Chấn khai nhận “Chấn cúi người dùng hai tay bê phía hai bên bả vai nâng đầu chị H. lên khỏi nền nhà rồi đập xuống 2-3 lần…” và khẳng định không có chuyện An vu oan cho Chấn. Giờ đây, khi hung thủ thực sự (Lý Nguyễn Chung) đã lộ diện, một câu hỏi lớn đã đặt ra với cơ quan điều tra lúc đó rằng, có hay không việc dựng một nhân chứng giả tên An như trên. |
Xác nạn nhân thẩm mỹ viện đã không còn nguyên vẹn?
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Bộ tứ cổ ngọc của vua Thiệu Trị
- ·Phát hiện xe đầu kéo chở hơn 7.000 sản phẩm nghi nhập lậu
- ·NHS thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Những hình ảnh đầu tiên của ông Putin ở Trung Quốc
- ·Ngăn chặn ngà voi nhập lậu về khu vực cảng Hải Phòng
- ·Gặp Huế ở cao nguyên
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Giá lúa gạo hôm nay 28/9/2024: Giá lúa giảm 200
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Tình báo Mỹ cảnh báo nguy cơ nước ngoài can thiệp bầu cử Tổng thống cuối năm
- ·PRC, MAS, VLF thông báo lịch trả cổ tức
- ·Công ty Chứng khoán Việt Tín bị phạt 215 triệu đồng
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Bắt xe tải chở đầy xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Triều Nguyễn có 2 bảo vật quốc gia
- ·Phá chuyên án, thu giữ số ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·TLG sẽ bán đấu giá hơn 40% vốn điều lệ