【bảng xếp hạng bóng đá uae】Đề xuất cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát mô hình kinh doanh mới
Cho phép cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Hà Nội được thành lập doanh nghiệp Luật Thủ đô (sửa đổi): 2 phương án về quản lý,ĐềxuấtchophépHàNộithựchiệnthửnghiệmcókiểmsoátmôhìnhkinhdoanhmớbảng xếp hạng bóng đá uae sử dụng không gian ngầm Hà Nội sẽ bắn pháo hoa, trình diễn ánh sáng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô |
Chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế
Sáng 26/3, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng |
Báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 7 chương và 54 điều (giảm 5 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6), trong đó, đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 54 điều, bỏ 7 điều, bổ sung mới 2 điều.
Về tổ chức chính quyền đô thị (Chương II), trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý các quy định về mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND thành phố Hà Nội, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố và UBND phường.
Nội dung tiếp thu, chỉnh lý các quy định về tổ chức bộ máy thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Riêng đối với nội dung phân quyền về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền thành phố Hà Nội (Điều 9), Thường trực Ủy ban Pháp luật và thành phố Hà Nội đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao HĐND Thành phố quy định tiêu chí thành lập và quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND Thành phố.
Đồng thời, quy định tổ chức, khung số lượng, tiêu chí thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố (khoản 4 Điều 9) để bảo đảm tính chủ động, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn theo từng thời kỳ nhằm xây dựng, kiện toàn được bộ máy đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền bổ sung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với những nội dung tiếp thu, chỉnh lý nêu trên. Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật, có ý kiến đề nghị nên quy định cụ thể ngay trong Luật về việc thành lập thêm cơ quan mới đặc thù (tương tự như Nghị quyết số 98/2023/QH15 quy định chỉ thành lập Sở An toàn thực phẩm) hoặc chỉ giới hạn nội dung phân quyền cho HĐND thành phố Hà Nội trong việc quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù, cơ quan hành chính đặc thù của UBND khác quy định hiện hành để hạn chế ảnh hưởng đến tính liên thông, thống nhất của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước.
Thử nghiệm có kiểm soát đối với mô hình kinh doanhmới
Về quản lý không gian ngầm (Điều 19), trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về quản lý không gian ngầm tại Điều 19 để phân định rõ phạm vi không gian ngầm được phép sử dụng của người có quyền sử dụng đất, phạm vi không gian ngầm thuộc quyền quản lý, khai thác của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý có hiệu quả, khai thác giá trị gia tăng từ đất đối với phần không gian ngầm ở các đô thị lớn, đặc biệt là nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội theo chủ trương, yêu cầu tại các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật quy định không gian ngầm phải được phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng; người sử dụng đất thuộc địa bàn thành phố Hà Nội được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu do Chính phủ quy định (khoản 2 Điều 19).
Ngoài giới hạn độ sâu này, người sử dụng đất vẫn được sử dụng nếu phù hợp quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép (thủ tục cấp phép sẽ được nghiên cứu để đơn giản giản hóa thủ tục hành chính theo quy trình một cửa, một cửa liên thông); trong một số trường hợp phải trả tiền sử dụng không gian ngầm theo quy định của Chính phủ (chủ yếu tập trung vào công trình ngầm được khai thác, sử dụng cho mục đích kinh doanh) (khoản 2 Điều 19).
Do đây là nội dung mới, chưa có tiền lệ nên việc giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động khi ban hành, bảo đảm phù hợp với đặc điểm địa chất và tiềm năng khai thác, sử dụng không gian ngầm của từng khu vực. Để tăng tính thuyết phục, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đánh giá tác động về nội dung này trước khi trình Quốc hội thông qua.
Trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể ngay trong Luật về giới hạn độ sâu trong lòng đất mà người sử dụng đất bề mặt được quyền sử dụng (có thể là 15 mét) để xác định rõ giới hạn sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất.
Về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Điều 25), ông Hoàng Thanh Tùng nêu, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng xác định nội dung, lĩnh vực được phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát, xác định khung pháp lý cần thiết để thành phố Hà Nội có thể cho phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mớicó phạm vi triển khai áp dụng trên địa bàn thành phố, phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền thành phố, trong đó cho phép miễn trừ áp dụng một số quy định trong luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định… phù hợp với phạm vi, yêu cầu, mục đích thử nghiệm.
Quy định như vậy là phù hợp với yêu cầu tại Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo cơ sở để thành phố Hà Nội có thể thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai trên thực tế các giải pháp công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo, đưa Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành một trong các trung tâm đi đầu về đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực.
"Do cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm, vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các Bộ, ngành để hoàn thiện quy định này"- ông Hoàng Thanh Tùng nói.
Riêng về phạm vi các nội dung có thể được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, có ý kiến đề nghị nên giới hạn cụ thể hơn những nội dung, lĩnh vực được phép thử nghiệm có kiểm soát, ví dụ như chỉ gồm công nghệ mới thuộc một số lĩnh vực nhất định như quy định tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội áp dụng đối với Thành phố Hồ Chí Minh do đây là một nội dung mới, cần có bước đi thận trọng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cơ hội và thách thức đối với ngành bán lẻ khi EVFTA có hiệu lực
- ·5 xu hướng “bùng nổ” tại CES 2012
- ·Khu di tích Nhà Trần trở thành di tích quốc gia đặc biệt
- ·Dừng hoạt động các trang thông tin của chùa Ba Vàng
- ·Hãng hàng không mất gần 40% khách quốc tế trong tháng 2 vì virus corona
- ·Lợi nhuận Vietinbank 2011 cao nhất ngành ngân hàng
- ·Đẹp vô cùng biển Việt Nam
- ·Philippines tạm dừng các chuyến bay ở thủ đô Manila
- ·Khách du lịch vẫn giảm mạnh vì Covid
- ·Đà Nẵng: Khai trương trung tâm giao dịch CNTT và truyền thông Đà Nẵng
- ·Quang Hải ‘vượt mặt’ nhiều đối thủ, áp đảo giải bàn thắng đẹp nhất U23 châu Á
- ·Ngày hội “Sách
- ·Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm trình độ đại học trở lên giảm mạnh
- ·Thu NSNN 3 tỉnh trọng điểm phía Nam chuyển biến tích cực
- ·Phát hiện hũ chứa tiền vàng có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trị giá chục triệu USD
- ·16.930 nhà đầu tư ngoại giao dịch trên sàn chứng khoán
- ·Trung tâm Dữ liệu dự phòng của HOSE sẽ hoàn thành vào quý 4
- ·Các công ty tư nhân Trung Quốc lảng tránh đầu tư và IPO tại Mỹ
- ·Xuất khẩu nông sản đạt trên 9 tỷ USD trong quý I
- ·ILO: Các nước cần tăng đầu tư để đảm bảo chính sách trợ giúp xã hội