【kq ty so bd hom nay】Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không đáp ứng đủ nhu cầu
Cánh cửa xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang rộng mở | |
Thách thức đối với nền nông nghiệp hữu cơ |
Hoạt động cấp chứng nhận nông nghiệp hữu cơ hiện còn nhiều khó khăn. Ảnh: N.H |
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, dù đã có sự phát triển mạnh mẽ kể từ sau khi Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 29/8/2018 và Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020, phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam còn gặp khó khăn, vướng mắc và chưa thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt.
Cụ thể, còn thiếu các cơ chế hỗ trợ đủ mạnh, thiếu các cơ chế đặc thù để hiện thực hóa chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Do đó, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ do lo ngại rủi ro trong sản xuất, thiên tai, dịch bệnh và thị trường; số doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ không nhiều.
Việc hạn chế về đầu tư khiến cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam vẫn còn manh mún, diện tích nhỏ và không tập trung. Các khu vực sản xuất hữu cơ bước đầu mới chỉ ở dạng mô hình với diện tích nhỏ và đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm.
Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các doanh nghiệp có khả năng liên kết sản xuất, tiêu thụ còn hạn chế. Hiện nay, mới chỉ có một số ít tập đoàn, doanh nghiệp, HTX đã có những thành công nhất định trong việc đầu tư phát triển sản phẩm hữu cơ theo chuỗi liên kết với quy mô vừa và lớn, tạo dựng được thương hiệu và chỗ đứng riêng trên thị trường. Điển hình như ở phía Nam có Vinamit (trái cây), Viễn Phú (gạo), Vĩnh Hiệp (cà phê), HTX Lâm San (hồ tiêu), Lương Quới (sản phẩm chế biến từ dừa), Hoa Sữa (rau củ quả, gạo), Organic Đà Lạt (rau củ), Organica (thực phẩm tươi, thực phẩm khô), Nhất Thống (rau củ, sản phẩm chăn nuôi)... Khu vực phía Bắc và miền Trung chủ yếu triển khai các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ở quy mô nhỏ như chè hữu cơ (Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An), lúa gạo hữu cơ (Sơn La, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế)...
Đối với công tác chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, ông Toản cho biết, dù đã có tới 33 đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ và 4 đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, song năng lực của các Tổ chức chứng nhận, đặc biệt là năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia đánh giá còn hạn chế, chưa có nhiều chuyên gia giỏi và chuyên sâu về nông nghiệp hữu cơ.
Hoạt động chứng nhận cũng gặp rất nhiều khó khăn, chưa minh bạch do có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức chứng nhận (khách hàng, chi phí, chuyên gia giỏi); cơ sở hạ tầng kỹ thuật, máy móc thiết bị và công nghệ còn thiếu và hạn chế. Bên cạnh đó, thủ tục và quy trình cấp giấy chứng nhận còn nhiều bất cập, phức tạp, tốn chi phí và chưa thống nhất trong các quy định đã ban hành, chưa thực sự bám sát thực tiễn; các vấn đề liên quan đến cơ chế thừa nhận, công nhận quốc tế chưa được quan tâm.
Tại diễn đàn, các ý kiến đều cho rằng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đang có xu hướng tăng mạnh và vượt quá nguồn cung. Do đó, để kịp thời nắm bắt xu hướng thị trường này, cần có các giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Cụ thể, đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau kiến nghị Nhà nước cần quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho từng nhóm cây trồng, vật nuôi. Từ đó có giải pháp bảo vệ đất đai và nguồn nước, tránh các quy hoạch khác gây tác động lên môi trường sản xuất của nông nghiệp hữu cơ.
Đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk cũng kiến nghị Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ, sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học để phục vụ đầy đủ cho sản xuất; có cơ chế hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Ở góc độ chuyên gia, bà Ino Mayu, Trưởng đại diện Tổ chức Seed to Table Nhật Bản cho rằng, cần hỗ trợ phát triển ngành chế biến để tận dụng hết nông sản hữu cơ, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và tạo thêm công ăn việc làm tại địa phương. Đồng thời thúc đẩy cơ giới hoá và áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường để giảm nhân công và chi phí sản xuất.
(责任编辑:World Cup)
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Tăng cường phòng trừ chuột, bảo vệ mùa màng
- ·Hơn 1.000 trang trại trẻ của đoàn viên thanh niên
- ·Rừng Tây Nguyên tiếp tục bị tàn phá
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Người thương binh gương mẫu
- ·Xem xét khởi tố vụ án làm mất điện cả miền Nam
- ·Tương lai không có lương hưu?
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Trộm chó: câu trả lời từ người trong cuộc
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Cháy nổ gây thiệt hại gần 538 tỷ đồng tại 8 tỉnh, thành
- ·Báo động bệnh sốt rét
- ·Lợi dụng đêm mưa, “sưa tặc” Hà Nội lại hoành hành
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Quản lý đăng ký thuê bao di động trả trước còn lỏng lẻo
- ·Làm giả con dấu thú y để bán thịt thối
- ·98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Hỏa hoạn kinh hoàng, 85 căn nhà bị thiêu rụi